ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tại sao nghiên cứu sinh Tiến sĩ thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý?

Cuộc sống "cận nghèo" là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến nghiên cứu sinh tiến sĩ thường xuyên bị stress, trầm cảm.

17/10/2020 16:00

Dưới đây là bài chia sẻ của Vũ Phương, cô gái Việt hiện là nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ, khoa Thực vật học, trường ĐH Purdue University, Mỹ về những lý do khiến các nghiên cứu sinh tiến sĩ thường xuyên gặp stress, trầm cảm:

Năm 2019, nghiên cứu công bố trên báo Nature dựa trên 6.300 sinh viên cao học từ khắp nơi trên thế giới tiết lộ rằng 71% nói chung hài lòng với kinh nghiệm nghiên cứu của họ, nhưng khoảng 36% đã gặp phải những triệu chứng trầm cảm liên quan đến việc học tiến sĩ của họ.

 

Tại sao nghiên cứu sinh Tiến sĩ thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đấy là dựa trên nghiên cứu trên báo, còn trên thực tế, số câu chuyện mình được nghe kể từ các anh chị học xong tiến sĩ về chuyện họ đã gặp bạn cùng khoa, cùng trường tự tử trong quá trình học Tiến sĩ (PhD) cũng không hề hiếm.

Tuy mình luôn muốn giúp đỡ các bạn đi du học, động viên các bạn kiếm học bổng để khám phá những vùng đất mới, nhưng tuyệt đối mình không bao giờ cổ súy và vẽ ra bức tranh màu hồng để thúc đẩy các bạn cả.

Mình mong là với những gì mình viết và chia sẻ, mọi người sẽ có cái nhìn chân thực và có sự chuẩn bị tốt nhất. về tâm lý. Dưới đây là những vấn đề mình và nhiều anh chị nghiên cứu PhD khác cũng gặp phải, đã và đang cố gắng vượt qua.

1. Cảm giác bản thân không đủ năng lực

Theo một số thống kê, thì cứ khoảng 10 nghiên cứu sinh thì có 6 người gặp phải hội chứng “imposter syndrome” (3). Imposter syndrome khiến họ gặp khó khăn trong việc chấp nhận những phản hồi tích cực và thường phủ nhận thành công của họ. Môi trường những người học PhD phần lớn là những sinh viên nếu không xuất sắc thì cũng thông minh và giỏi giang nên sẽ rất dễ tự so sánh mình với người khác.

Không nằm ngoài số đông, mình cũng thường xuyên có cảm giác này vì quá ngưỡng mộ mọi người xung quanh. Đôi khi mình còn bất công với bản thân, tự đề ra những mục tiêu thiếu khả thi rồi dằn vặt khi không thể hoàn thành.

Sau một vài lần nói chuyện với các anh chị nghiên cứu PhD khác thì mình đã nhận ra rằng đây là một cảm xúc tiêu cực cần được kiểm soát. Nhờ lời khuyên của mọi người, mình đã thôi đem người khác ra làm thước đo, mà tập trung vào bản thân hơn, mỗi ngày mình làm được tốt hơn, làm được điều dù nhỏ nhoi nhất mình cũng vui và coi đó là thành tựu để khích lệ chính mình.

2. Cuộc sống “cận nghèo”

Nghiên cứu sinh tiến sĩ, kể cả khi được “học bổng toàn phần” nuôi ăn nuôi học từ giáo sư như mình, thì vẫn có rất ít tiền. Do đó, nỗi stress về ít tiền chi tiêu có khi cũng lớn gần như nỗi lo về công việc, đặc biệt với những bạn nghiên cứu sinh ở những nước đắt đỏ như Mỹ.

Chưa kể, hầu hết các nghiên cứu sinh đều dựa vào nguồn tài trợ bên ngoài. Thật không may, những nguồn tài trợ này không ổn định. Có nhiều trường hợp NCS tiến sĩ bị cắt kinh phí khi đang học dở tiến sĩ. Ví dụ như khi Giáo sư bị hết quỹ, hoặc quỹ tài trợ bị dừng hoạt động, v.v. Vậy nên nếu bạn có thể tự đảm bảo nguồn tài chính cho bản thân trước, hoặc có một quỹ cá nhân nhỏ để tránh nhưng điều trục trặc trên.

3. Sự mơ hồ trong chương trình học

Nếu như trong công việc mà có ai đó cầm tay chỉ việc, bảo ban hướng dẫn cụ thể, thì mọi thứ quả là dễ dàng. Thế nhưng, các NCS tiến sĩ sẽ phải tự lên kế hoạch và phương pháp xử lý vấn đề của bản thân, mà không có ai hướng dẫn cầm tay chỉ việc, hay nhận xét giúp bạn.

Mình xin phép trích lại một lời chia sẻ của anh H.X.D, tiến sĩ tại Úc: “Chương trình học” của NCS thì vô định (họ gọi là “unstructured program”). Không giáo trình, không bài giảng. Cái gọi là “bài tập, đồ án” thì từ đầu bài cho đến hết phần mô tả/hướng dẫn chỉ vỏn vẹn sáu chữ vàng “Mình nghĩ cậu nên làm A”. Nhiều khi hỏi thầy “Em không biết làm thí nghiệm này”. Thầy nhẹ nhàng “Mình cũng không biết. Em mày mò xem (thầy mới đọc trên báo thấy hay nên bảo làm thử).”

Lý do là bởi vì điều mà bạn làm là những thứ mà chưa ai làm bao giờ. Giáo sư có thể đưa ra giúp bạn một vài gợi ý và lời khuyên, nhưng cụ thể chi tiết về cách thực hiện thì bạn phải tự nghiền ngẫm, nghiên cứu và giải quyết, vì bản thân giáo sư cũng không biết chắc chắn được đâu là đúng. Vì vậy hãy thật chắc chắn về đam mê, về đích đến của cuộc đời mình. Nếu không có tình yêu với khoa học, sẽ rất khó duy trì lửa nhiệt huyết.

 

Tại sao nghiên cứu sinh Tiến sĩ thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Vũ Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ trường ĐH Purdue, Mỹ.

4. Cảm giác bị cô lập

Một trong những lý do phổ biến nhất mà mình thấy trong cộng đồng học PhD của mình, đó là cảm giác bị cô lập. Khác với các dự án ở các công ty (làm việc theo nhóm nhiều người), thì dự án nghiên cứu tiến sĩ rất hẹp và chuyên sâu, do đó các NCS phải làm việc độc lập, và gần như không có ai có thể giúp đỡ và làm cùng các dự án của họ. Thời gian làm việc 10-12 tiếng một ngày và gần như không có kỳ nghỉ lễ khiến họ cũng không có thời gian với người thân.

Hơn nữa, NCS tiến sĩ thường khó nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ người thân gia đình, do tính chất công việc khó giải thích được cho người nhà hiểu. Điều này dễ dàng dẫn đến sự cô đơn, thiếu động lực và nỗi sợ hãi mà không ai hiểu, hoặc có thể liên quan đến những vấn đề bạn đang gặp phải.

Như một liều thuốc giải độc cho điều này, bạn nên cố gắng tiếp xúc với các sinh viên PhD khác, tham gia các câu lạc bộ, sự kiện, networking nếu có thể. Việc này sẽ giúp bạn có người để trò chuyện, “than vãn” (như mình đang gián tiếp làm) và sẽ giúp giảm bớt những cảm giác khó chịu và tiêu cực này.

Họ là những người có thể hiểu được những căng thẳng của bạn mà bạn đang trải qua và cung cấp cho bạn sự hỗ trợ bạn cần. Đơn giản chỉ cần phá bỏ sự thói quen hoặc đơn điệu của việc học tập là mọi thứ sẽ tốt đẹp lên thôi!

5. Giờ làm việc của bạn không phải là từ 9 giờ sáng đến 5h chiều, mà tối thiểu là từ 9h sáng đến 9h tối

Chỉ tính riêng về nghiên cứu thôi, thì một thí nghiệm không phải chỉ kéo dài 1-2 tiếng như những buổi thực hành của các bạn sinh viên đại học mà nó có thể kéo dài cả tháng với hàng chuỗi thí nghiệm để ra được kết quả. Chưa kể, một thí nghiệm có thể có hàng loạt các bước phức tạp, và chỉ cần sơ ý một bước thôi lại phải làm lại từ đầu.

Giờ làm việc cũng có thể kéo dài từ 9h sáng hôm trước đến 2h sáng hôm sau. Ăn ngủ ở lab là chuyện bình thường. Ví dụ một trong các thí nghiệm Sinh học của mình: Cần phải theo dõi sự thay đổi hình thái và sự tương tác của nấm với vi khuẩn mỗi 2 giờ, trong suốt 2 ngày. Và đó là những lý do có những lúc 2h sáng bạn vẫn phải lóc cóc ngồi soi kính hiển vi và ghi chép số liệu.

Bạn có thể quản lý thời gian để có thêm một chút thời gian nghỉ ngơi cho bản thân nếu bạn biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên. Hãy tự hỏi: Điều gì là hoàn toàn cần thiết mà tôi phải hoàn thành ngày hôm nay? Cái gì có thể trì hoãn đến ngày mai? Dành đủ thời gian trong ngày để hoàn thành những công việc này sẽ giúp ích cho quá trình này và cho phép bạn, khi cần thiết, nói "không, tôi thực sự không có thời gian cho việc đó". Thay vào đó, rõ ràng là nó sẽ giúp bạn sắp xếp và lên lịch các cuộc hẹn một cách cẩn thận.

 

Tại sao nghiên cứu sinh Tiến sĩ thường xuyên gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nếu đọc đến đây mà mọi người tự hỏi, sao Phương “sống sót” được đến giờ này? Nói vui vậy thôi, dù kể lể biết bao điều ở trên kia, Phương vẫn thật sự yêu thích cuộc sống và tin tưởng lựa chọn của mình.

Mình đọc ở đâu đó, một câu nói rất hay, đại ý: Nếu bạn nói bạn yêu một công việc nào đó vì giây phút thành công của nó, bạn không yêu nó đủ nhiều như bản nghĩ; bạn chỉ thực sự yêu một công việc, khi bạn có thể yêu cả những giât phút đắng cay, vất vả trên quá trình đi đến thành công.

Nếu bạn để ý, mỗi khó khăn Phương kể trên, đều cho mình những bài học mới. Vì vậy nếu bạn nào có ý định theo đuổi con đường của Phương, hãy đọc để tự cảm nhận xem mình có thể yêu cả “ngày mưa” cũng như ngày “tỏa nắng” của cuộc sống này không nhé.

Và với những bạn đã và đang chọn con đường này, hãy nhớ rằng, bạn không hề cô đơn.

Chúc các bạn luôn hạnh phúc ở trong tim!

Vũ Phương/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

15:32 , 27/04/2024

Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những phong trào thi đua nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo do ngành Giáo dục phát động. Tại Thanh Hóa, phong trào này đã mang đến một luồng gió mới, góp phần tạo nên những thay đổi rõ nét trong dạy và học của các nhà trường, nhằm xây dựng một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, có văn hóa, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

14:39 , 27/04/2024

Trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận, đào tạo hàng nghìn sinh viên, học viên các tỉnh của Lào, góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước bạn. Họ chính là cầu nối gắn kết, vun đắp thêm cho tình đoàn kết, hữu nghị Việt- Lào ngày càng keo sơn, bền chặt.

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

11:18 , 27/04/2024

Sáng ngày 26/4, Học viện Chính trị Khu vực 1 thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh uỷ; Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, bế giảng lớp Cao cấp lý luận Chính trị hệ không tập trung K69.B11, Tỉnh uỷ Thanh Hoá,

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

23:27 , 26/04/2024

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, trong các ngày từ 21 đến 26/4, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành, Ban quản lý dự án Vùng huyện Thạch Thành, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng các trường Tiểu học Thành Yên, Thành Minh, Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

07:31 , 25/04/2024

Với học sinh THPT, việc chọn nghề luôn là câu hỏi được quan tâm, với rất nhiều trăn trở. Các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến sự phát triển bản thân sau này. Để giúp cho học sinh THPT nhận thức đúng đắn, sớm về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đang tăng cường, đa dạng và linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.