Thăm nghè Giáp dưới dãy Ngàn Nưa
Cổ Định - Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) là vùng đất cổ từ thời các Vua Hùng. Nơi đây được nhiều người biết đến như điểm giao hòa của đất trời với huyệt đạo Am Tiêm - Ngàn Nưa gắn liền cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vang danh sử sách. Vùng đất này còn có Nghè Giáp, một di tích lịch sử cổ kính và linh thiêng, là nét độc đáo và ấn tượng của thị trấn Nưa.
Là 1 trong số 9 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh trên địa bàn thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay nghè Giáp vẫn giữ được kiến trúc độc đáo thời Lê - Nguyễn, không những mang giá trị tâm linh mà còn là địa chỉ thu hút du khách.
Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, Nghè Giáp (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vẫn còn lưu giữ kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
Theo người dân địa phương, từ thời nhà Tùy đã có điện thờ này. Đến thời nhà Đường, nghè Giáp là nơi dùng để cất giữ những bằng, sắc. Tuy nhiên, khởi nguyên, nghè Giáp là một trong số các đền thờ Đức thánh Lưỡng - Tam Xung Tá quốc Lê Hựu. Sau khi tiêu diệt nhà Tùy, nhà Đường cho quân sang Giao Chỉ tiêu diệt quan lại nhà Tùy ở đây. Tương truyền rằng, chỉ có người con trai thứ ba là Tham Xung Tá Quốc Lê Hựu phá được vòng vây. Ông bị thương rất nặng, song vẫn một mình phi ngựa vào Kẻ Nưa (nay là thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn) tìm viện binh. Sau khi chết, ông được Nhân dân Kẻ Nưa lập đền thờ phụng, tưởng nhớ. Bên cạnh đó, Nghè Giáp còn được thờ các vị tiên công - người đứng đầu các dòng họ đã có công về đây khai hoang lập làng.
Kiến trúc của Nghè Giáp mang đậm dấu ấn của thời Lê - Nguyễn, trong quá khứ, cấu trúc di tích nghè Giáp theo kiểu chữ "U" với chính điện ở giữa, nhà giải vũ (tả, hữu) hai bên. Hiện nay, nhà giải vũ đã được tôn tạo lại.
Chính điện Nghè Giáp (tiền đường, trung đường, hậu cung) mang nét kiến trúc thường thấy ở thời hậu Lê. Vào bên trong di tích, những cột gỗ lim to một người ôm không hết được phủ lên màu rêu phong cổ kính, xung quanh là ván thưng cũng được sơn đen. Sự hài hòa giữa cột, kèo tạo sự thanh thoát, chắc chắn. Các mảng chạm khắc rồng cuộn, hổ phù tuy không dày đặc song vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Mái Nghè cong mềm mại, bên trên trang trí các linh vật (rồng, nghê...) tạo sự uy nghiêm.
Còn Nghi môn của Nghè Giáp lại mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Nghè Giáp hiện lên vẻ cổ kính, rêu phong với cổng chính bề thế và cổng phụ hai bên. Ngoài hình ảnh "hổ phù" thường thấy thì những phù điêu đắp nổi (ngựa, voi, hổ) trên những bức tường bên ngoài cổng với vóc dáng dũng mãnh, khỏe khoắn vô cùng ấn tượng.
Với Nhân dân Kẻ Nưa từ xa xưa, nghè Giáp đã nổi tiếng linh thiêng. Theo đó, Ngoài việc là địa điểm văn hóa tâm linh, nghè Giáp còn được biết đến là nơi đặc biệt coi trọng sự học, đón các Thái học sinh - Tiến sĩ sau khi đỗ đạt về bái yết tổ tiên, gặp gỡ dân làng. Ngay gian chính giữa của nghè có kê một sập gỗ lớn, chỉ các ông Nghè và các cụ cao niên tuổi trên 80 mới được ngồi vào đây.
Nghè Giáp là một trong số 9 di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thị trấn Nưa. Dù đi qua thời gian với nhiều thăng trầm lịch sử, song tổng thể không gian kiến trúc di tích vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn, còn có một số hiện vật, đồ thờ có niên đại lâu đời. Vào năm 1992, nghè Giáp đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh. Nghè Giáp là điểm tựa tâm linh quan trọng trong đời sống cộng đồng dân cư. Không chỉ làng xã, mỗi gia đình khi có việc quan trọng, người dân đều đến đây dâng hương cầu mong được thần linh phù trợ, giúp đỡ. Chính bởi niềm tin bền vững đó mà nghè Giáp đã được Nhân dân bảo vệ, giữ gìn trước những biến cố của lịch sử, thời đại.
Nâng tầm du lịch Thanh Hóa
Từ đầu năm 2024 đến nay, Thanh Hoá luôn nằm trong top đầu cả nước về thu hút khách du lịch. Đáng chú ý, lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá tăng cả 3 loại hình du lịch gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng. Với nhiều sản phẩm chất lượng, du lịch Thanh Hoá được nâng lên một tầm cao mới.
Huyện Thường Xuân tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Ngày 7/12, tại Khu du lịch cộng đồng bản Mạ, huyện Thường Xuân đã tổ chức thành công Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024.
Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11 tăng mạnh, du lịch tiếp tục khởi sắc
Theo số liệu thống kê mới nhất, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2024 cao kỷ lục, với 1,7 triệu lượt người, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành phố mùa đông
Tháng 12- mùa đông đã thực sự về trên phố. Chưa có những đợt rét đậm, nhưng mỗi khi hoà vào dòng người, dường như ai cũng cảm nhận được cái giá lạnh hanh hao của mùa cuối năm.
Lễ công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng tại các huyện miền núi Thanh Hóa
Sáng ngày 7/12, tại huyện Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo các huyện Bá Thước, Quan Hóa, Thường Xuân, Sầm Sơn; lãnh đạo Sở VH,TT&DL tỉnh Sơn La cùng đông đảo các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh.
Hội thảo Nhà thơ Văn Đắc: Tác giả - Tác phẩm
Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 06/12, Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã phối hợp với Thành ủy, UBND thành phố Sầm Sơn tổ chức Hội thảo Nhà thơ Văn Đắc: Tác giả - tác phẩm.
Hát văn trong dòng chảy văn hóa
Hát văn là loại hình diễn xướng mang màu sắc tâm linh, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu. Trải qua thời gian, hát văn đã trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa của đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Du lịch hứa hẹn bùng nổ với kỳ nghỉ Tết 9 ngày
Kỳ nghỉ Tết 9 ngày được chốt sớm kích thích khách Việt đi du lịch, một số công ty lữ hành ghi nhận lượng đặt dịch vụ đạt 30% sau một tuần và vẫn đang tiếp tục tăng.
Nghi Sơn ngày mới
Xã đảo Nghi Sơn, cù lao nổi lên giữa một vùng sóng nước mênh mông nằm trong cửa Bạng…
Đại nhạc hội "Into the Colorverse" tại trường Đại học Phenikaa
Đại nhạc hội "Into the Colorverse" - một đêm nhạc đầy màu sắc và năng lượng chào đón tân sinh viên sẽ được trường Đại học Phenikaa tổ chức vào Chủ nhật, ngày 08/12 tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.