Thiệu Hóa tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp
Với mục tiêu thu hút doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, huyện Thiệu Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc cải thiện môi trường đầu tư, vận động các hộ kinh doanh đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp mới, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng và khởi sự doanh nghiệp, hướng tới hoàn thành chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp. Với sự nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm cao, các doanh nghiệp đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Công ty TNHH Lương thực Thuần Dũng là một trong những đơn vị chuyên sản xuất lương thực phục vụ cho Nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Để bảo đảm số lượng lúa phục vụ chế biến, ban đầu công ty ký hợp đồng bao tiêu nông sản với bà con trong huyện, sau đó mở rộng thu mua lúa ra các huyện trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt, được sự quan tâm, tạo điều kiện các cấp, các ngành đã giúp công ty thuê được mặt bằng, xây dựng kho và Nhà máy chế biến gạo tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa. Sau khi được đầu tư, lắp đạt thiết bị, hiện mỗi năm Công ty thu mua của bà con khoảng 10.000 tấn lúa và chế biến và cung ứng ra thị trường trong nước trên 6 nghìn tấn gạo, 1.200 tấn cám.
Ông Lê Văn Dũng, Phụ trách sản xuất Công ty TNHH Lương thực Thuần Dũng, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy sấy để phục vụ việc sấy lúa tươi, đặc biệt trong thời điểm mưa gió rất hiệu quả".
Những năm qua, Công ty TNHH may Thiệu Đô, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa đã tập trung mở rộng sản xuất, đầu tư các máy móc hiện đại, xây dựng mới hệ thống nhà xưởng sản xuất sơ mi, vest; nâng tổng diện tích nhà xưởng lên 3,8ha. Hiện nay công ty có 10 dây chuyền may áo sơ mi và 6 dây chuyền may quần áo Vest. Từ đầu năm đến nay, công ty sản xuất 1 triệu 340 nghìn áo sơ mi, 240 nghìn bộ Vest, các sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu, doanh thu đạt 4,3 triệu USD và đã ký được nhiều đơn hàng đảm bảo cho người lao động có việc làm kéo dài đến tháng 5/2025. Việc ký kết được đơn hàng xuất khẩu là tín hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho 1.100 lao động với mức thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/tháng.
Ông Lê Nho Thắng, Giám đốc xưởng Vest, Công ty TNHH Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện nay đối với công ty thì cũng đầu tư khá nhiều cho các máy móc thiết bị hiện đại để người lao động làm việc, có thể nói chất lượng sản xuất khá uy tín, thậm chí có những đơn hàng chúng tôi phải từ chối".
Là một trong những địa phương có số doanh nghiệp thành lập mới vượt chỉ tiêu huyện giao, năm 2024, với mục tiêu thành lập 23 doanh nghiệp nhưng đến hết tháng 7, thị trấn Thiệu Hóa đã hoàn thành chỉ tiêu này. Cùng với sự phát triển về số lượng, quy mô hoạt động thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn được nâng lên. Một số doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thị trấn Thiệu Hóa đã đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ điều kiện thành lập mới, đồng thời chia sẻ, đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Ông Đỗ Thành Đồng, Chủ tịch UBND thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền để các cơ sở có điều kiện thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện đấu mối để vay vốn, mua sắm trang thiết bị để sản xuất hiệu quả hơn".
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, 7 tháng năm 2024, huyện Thiệu Hóa đã thành lập mới được 75 doanh nghiệp, đạt 136% kế hoạch, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên gần 500 doanh nghiệp. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như thành lập mới doanh nghiệp.
Ông Trịnh Đình Tùng, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong thời gian qua các doanh nghiệp đã đầu tư máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao, tạo ra nhiều đơn hàng, giúp cho người lao động, đời sống người lao động nâng cao".
Có thể khẳng định, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp đã tác động tích cực, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện Thiệu Hóa phát triển nhanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Huyện Thiệu Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ có trên 800 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu, EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1380 doanh nghiệp hòa động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính.
Thanh Hóa: Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD
Thông tin từ Sở công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết :Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg.
Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
8 tháng năm 2024: Cả nước xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD
Trong 8 tháng năm 2024, cả nước đã xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn, tăng gần 6%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, xuất khẩu gạo của Việt Nam kỳ vọng cán mốc khoảng 8 triệu tấn trong năm nay, thu về hơn 5 tỷ USD.
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội còn chậm
Bộ Xây dựng cho biết, đến nay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội mới giải ngân được trên 1.300 tỷ đồng, trong đó hơn 1.250 tỷ đồng cho các chủ đầu tư vay, gần 50 tỷ đồng cho người mua nhà vay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.