Tính hai mặt của giải cứu nông sản và những hệ lụy với xuất khẩu
Các cuộc giải cứu nông sản mang lại rất nhiều ý nghĩa tích cực, thể hiện sự đoàn kết dân tộc, tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam. Nhưng nó cũng gây ra những hệ lụy đối với xuất khẩu.
Tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh như Hải Dương, Quảng Ninh, nông sản ùn ứ khiến thu nhập của người nông dân bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc này, các cuộc giải cứu nông sản như cơn mưa rào giữa trời nắng hạn. Người nông dân vui mừng vì gỡ lại được chút vốn, may mắn hơn thì có chút lãi để vượt qua thời khoảng thời gian phong tỏa đầy khó khăn.
Song, đối với một số nông sản có sản lượng xuất khẩu lên tới 80%, thì những cuộc giải cứu lại không phải điều tốt, nhất là với cà rốt.
Huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) được biết đến là vùng trồng cà rốt lớn nhất nhì cả nước. Năm nay, cà rốt không chỉ được mùa mà còn được cả giá. Vì thế, trước khi có dịch, người nông dân rất hồ hởi bán cho các thương lái, doanh nghiệp với giá 7.000 - 7.5000 đồng/kg. Trong khi năm trước, giá cà rốt chỉ dao động từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.
Giá tăng cao như vậy theo ông Nguyễn Tiến Chức, Bí thư xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng, Hải Dương) là bởi, doanh nghiệp đã có thể thu mua trực tiếp của người nông dân mà không phải qua trung gian. Trước khi có dịch, cà rốt đã được thu mua 70 - 80%, nên dù có ảnh hưởng của dịch thì nông dân trồng cà rốt cũng không quá khó khăn.
"Người trồng cà rốt giữ lại 20 - 30% sản lượng cà rốt không bán, nên đợt dịch này, cà rốt giải cứu cũng không quá lớn", ông Chức nói và cho biết thêm, người trồng cà rốt không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng các doanh nghiệp, thương lái thu mua để xuất khẩu lại thiệt hại nặng nề.
Theo chủ một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cà rốt đi Hàn Quốc trên địa bàn huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), cà rốt thu mua của người dân trước khi dịch bùng phát khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg. Nhưng dư âm của các cuộc giải cứu đang khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài, các trung gian môi giới nắm được thông tin.
"Họ cho rằng, với giá giải cứu đó người nông dân cũng đã bán được, nên ép giá các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản buộc phải hạ xuống dưới giá 4.000 đồng/kg, gây thiệt hại không nhỏ", chủ doanh nghiệp này cho hay.
Bị ép giá, các doanh nghiệp thu mua trong nước lại phải ép ngược giá với người nông dân. Theo đó, trước Tết Nguyên đán, doanh nghiệp thu mua mỗi sào cà rốt với giá 13 - 15 triệu đồng. Nhưng hiện tại, giá cà rốt chỉ còn 6 - 8 triệu đồng/sào.
Chính người nông dân phải chịu ảnh hưởng nặng nhất của dư âm giải cứu nông sản. Vì theo chủ doanh nghiệp này, giá thành hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao hơn, lợi ích của người nông dân trồng cà rốt tại Cẩm Giàng bây giờ phụ thuộc nhiều vào bán hàng xuất khẩu, chứ không phải tiêu thụ trong nước.
"Nhưng nghiêm trọng hơn, nghe báo đài nói nhiều về hàng nông sản giá quá rẻ, người dân bỏ lại ngoài đồng thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thể ép giá trong các mùa vụ tiếp theo", chủ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói.
Hàng hóa ách tắc còn tạo ra một hệ lụy không tốt với việc xuất khẩu nông sản Việt Nam. Bởi theo ông Nguyễn Đức Đoàn - Giám đốc công ty chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương - với những doanh nghiệp tiêu thụ mỗi năm gần 10.000 tấn cà rốt tại Cẩm Giàng như của ông, nếu không thể cung cấp cho các đối tác nước ngoài thì họ sẽ tìm kiếm thị trường mới, không phải Việt Nam.
"Không khắc phục được tình trạng này thì đối tác sẽ không ký 100% sản lượng với các doanh nghiệp Việt. Họ chuyển hướng sang thị trường khác là điều bất lợi không chỉ riêng cho doanh nghiệp tôi, mà còn nhiều doanh nghiệp Việt khác", ông Đoàn nói.
Ngoài những thiệt hại nặng nề về giá, năm nay ông Đoàn còn phải chịu chi phí logistic tăng gấp đôi vì vận chuyển khó khăn. Chưa kể tới việc, vỏ container đang vô cùng khan hiếm do bị các nước lớn "găm" hàng.
Phải nhờ tới sự hỗ trợ rất lớn về tinh thần và cách hoạt động từ các sở ban ngành của Hải Dương, ông Đoàn mới có thể đưa được hàng đi Hàn Quốc thời điểm này. Tuy nhiên, khó khăn chưa dừng lại ở đó, bởi người nông dân phải hạn chế ra đồng thu hoạch khiến doanh nghiệp chưa đủ hàng. Công nhân đóng gói, cùng với nguyên phụ liệu thiếu hụt trầm trọng khiến doanh nghiệp của ông Đoàn chịu vô vàn áp lực.
Dịch bệnh mặc dù đã được kiểm soát, nhưng để tránh những hệ lụy xấu với nền kinh tế, cần có chính sách hợp lý để duy trì và giúp đỡ các thành phần trong xã hội cùng vượt qua khó khăn.
Thế Hưng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.