ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150
Podcast 13/02/2023 16:21

Tùy bút "Đông Sơn - Hàm Rồng" | Từ Nguyên Tĩnh

Mời quý vị và các bạn nghe tùy bút “Đông Sơn - Hàm Rồng” của nhà văn Từ Nguyên Tĩnh qua giọng đọc của Huyền Linh.

Khi đặt bút viết lên dòng chữ Đông Sơn - Hàm Rồng, tôi bỗng giật mình sững sờ vì những từ đẹp đẽ, thân yêu đó. Không phải nó của riêng mình tôi nữa mà thuộc về nhân loại, từ khi phát hiện ra chiếc trống đồng hình mặt trời trên mảnh đất này. Ở nơi đây, lần đầu tiên của thập kỷ hai mươi, nhân loại biết được hình ảnh của trống đồng với hình tia mặt trời chói lọi. Đông Sơn từ đó thành tên chung của nhân loại cho mỗi lần gọi thời kỳ đồng thau. Và cho mỗi lần ta bất chợt gọi đến trống đồng Đông Sơn.

Còn Hàm rồng thì có từ lâu, rất lâu trong thơ văn và trong huyền thoại.

Nhưng từ ngày đánh Mỹ thì Hàm Rồng trở thành trang thần thoại bất hủ. Và hai mươi năm rồi, trang thần thoại đó vẫn sáng ngời, mới mẻ với mỗi người.

Khi viết những trang này, những ngày chiến đấu kiên cường của bà con Hàm Rồng - Đông Sơn làm xúc động đến tự hào.

Đông Sơn và Hàm Rồng, Hàm Rồng và Đông Sơn thật khó tách ra được nền văn minh cũ và mới. Niềm tự hào của mảnh đất ấy.

Đông sơn gắn bó với nhịp cầu Hàm Rồng. Nhịp cầu Hàm Rồng cũng tựa vào nền đất bốn ngàn năm của dân tộc mình. Đông Sơn đã thành thân thuộc với cuộc đời những người lính bảo vệ cầu Hàm Rồng. Và cầu Hàm Rồng đã gắn bó với người lính của chúng tôi. Vì ở mảnh đất ấy, chúng tôi đã chiến đấu 10 năm trọn vẹn. Mười năm! Phía trước mặt là nhịp cầu Hàm Rồng và sau lưng là làng Đông Sơn - Tiểu khu Đông Sơn và giờ đây là phường Hàm Rồng.

Khi một người lính viết thư về tận miền Nam xa xôi gửi người thân yêu đã đọc lên sang sảng:

"Má thân yêu! Con đang chiến đấu ở Hàm Rồng – Đông Sơn!

Đông Sơn như trăm ngàn làng quê khác. Cũng có mái đình cây đa bến nước  có một trăm trái núi người ta gọi dãy núi Con rồng. Đông sơn có dòng sông Mã trong xanh chảy qua. Nơi đây tạo thành cảnh tuyệt đẹp. Chúng con cắm chốt trên đồi Ba cây thông. Đông Sơn hàng ngày chiến đấu với tàu bay giặc Mỹ  Bà con cô bác gái trai chiến đấu với tàu bay giặc Mỹ  Bà con bô bác, gái trai ra trận cùng chia lửa....

Tôi nghe thấy ngồ ngộ, lâng lâng.

Đông Sơn - Hàm Rồng, mảnh đất ấy gánh một đầu cầu và trận địa phía Nam. . Nơi mảnh đất ấy trong suốt chiều dài cuộc chiến đấu bảo vệ cầu đã nâng dậy những tập thể anh hùng. Đại đội 4 anh hùng, Đội cầu 19-5 anh hùng, Đồn công an anh hùng, Nhà máy điện 4-4 anh hùng... ở mảnh đất kiên cường ấy, phẩm chất anh hùng gắn bó với ba ngàn năm lịch sử đấu tranh.

Đông Sơn! Ở phía sau những núi Tho Đũa, Núi Cuộc, Yên Ngựa, ở triền sông Mã. Nơi ấy có lắm sự tích thần kỳ.

Một trăm trái núi kẻ Đông

Còn một núi Nít bên sông chưa về.

Ngày xưa, người già truyền lại cho đời biết, sông Mã đi vòng qua phía Nghĩa Sơn, Yên Vực; núi Nít (cái tên thân thương của núi Ngọc) và núi Rồng chỉ có một khe nhỏ, nước chảy đá mòn, và một lần vần vũ của trời đất rồi mới có chuyện Rồng và Ngọc như hôm nay.

Xưa kia, hai đầu làng Đông Sơn đều có hai hòn đá cõi. Hòn đá như một hòn cuội khổng lồ. Người dân phải cư trú ở trong đó, không được phát triển (dân) đinh ra ngoài. Nếu ra ngoài thì ốm đau còi cọc và chết chóc. Không còn biết ai là người đào nên giếng đá xanh, mà mỗi phiến dài tới 2 mét. Đó là đất Đông Sơn trang, Đông Sơn Cương... Chuyện rằng có người trai tráng khoẻ mạnh phò Lê Lợi, giết chết giặc Minh đưa dân về lập nên làng này. Và cắm cái mốc cho dân sống được qua hai cây đa đầu làng.

Núi ở đây có hàng trăm ngọn. Phải đứng thật xa, tại Lạch Trường nhìn qua ống nhòm khi mùa xuân mới thấy được vẻ đẹp kỳ diệu của Hàm Rồng. Nhưng người dân ở đây lại quen từng tên gọi: Con Công, Núi Kẻ Đông, Đuôi Rồng, Con Voi, Chàng út, Chàng Đột, Cái Tiên, Đám Cháy, Núi Đá Ngự, Núi So Đũa (núi Cuộc) ... Và có cả Hang Làng, Hang Cá... Chuyện kể rằng ngày xưa có chàng trai người làng Đông đi đánh giặc Bắc, bị giặc chặt mất đầu nhưng không chịu đầu hàng, một tay cầm đầu, một tay cầm gươm xông vào giặc; quân thù khiếp đảm tháo chạy. Quan Ngài phi đến ngõ Tắt thì trời nhập nhoạng, mới hỏi bà bán quán: "Xưa nay bà có thấy ai mất đầu mà còn sống không?. Bà quán trả lời rằng không. Quan Ngài quẳng đầu xuống đất, mối đùn thành gò đống. Và từ đó là thần của làng Đông Sơn - ở đó gọi là Mã Tắt. Và  chiếc lược với búi tóc vàng ươm của Ngài còn trong chiếc tráp của làng cùng áo vọng, ngựa và voi. Đêm đến những núi con voi, con ngựa chập chờn lay động. Đêm đêm từ trong đâu đó, bờ vách núi vang vọng âm thanh của trống đồng. Hay xa hơn, kỳ ảo hơn là tiếng sóng rì rầm của nước sông Mã hoà âm vào núi đá xa xôi, diệu vợi...

Đông Sơn thâm nghiêm gồm nhiều thung lũng. Đó là nơi tập trận của nghĩa quân thời kỳ Cần Vương. Chuyện rằng có ba anh em ông Cử Võ, có sức khoẻ kỳ diệu, hai tay nâng cối đá đại mà không thay đổi hơi thở, có tới ba bốn tấn thóc để tập nghĩa quân. Rèn giáo mài mác vào núi Cuộc ra trận. Đó là chuyện cố hương ngày xưa với bao dịu ngọt, tự hào của làng Đông.

Lại còn bao chuyện, giặc Pháp muốn biến Đông Sơn thành nơi chứa chấp của cái ổ phản động. Những người dân ở nơi đây đã chống kịch liệt. Đông Sơn trẻ là thế đó.Nơi đất Nam Sơn Thọ này ra đời chi bộ đầu tiên do đồng chí Lê Tất Thành làm bí thư.

Từ những ngày đầu giặc Mỹ gây ra cái gọi là Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Đông Sơn đã có phong trào tự vệ. Và khi giặc Mỹ gây hấn vào Hàm Rồng, Đông Sơn đã có mặt tại trận địa giải quyết hậu quả của đạn bom, tiếp đạn cho bộ đội.

Đông Sơn xưa và Hàm Rồng ngày nay, nơi đó thật tự hào biết bao. Mỗi ngọn núi, con người đều gắn bó với các đơn vị bộ đội trên các ngọn núi quê hương. Người chiến sĩ bảo vệ cầu Hàm Rồng, những kỷ niệm về thời trai trẻ đẹp nhất. Những ngày đầu sự tích anh hùng.

Người ta vẫn nhớ mãi hình ảnh cô Lương Thị Thục tiếp đạn tải thương cho các đơn vị pháo Hàm Rồng trong ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965. Người nữ dân quân ấy vinh dự là người đầu tiên của xóm Đông Quang được nhận huy hiệu Bác Hồ về thành tích chiến đấu. Những năm tháng chiến tranh ác liệt xóm nhỏ Đông Quang không còn nữa. Bom đạn đã huỷ diệt từ đồi không tên đến đồi Ba cây thông. Nhưng những tên người tên đất Đông Quang như là người dẫn đầu gắn bó với Hàm Rồng lịch sử. Dẫu cuộc sống có biết bao thăng trầm đổi thay, nhưng Đông Quang, Cô Lô, Giếng Tiên, Đình Hương, Nghĩa Phương… gắn bó với người Hàm Rồng kiên trinh.

Bây giờ thì các mẹ chiến sĩ của các con "Xê 4", "Xê 6, "Xê 10"… đã già lắm rồi. Hai mươi năm trời chứ có ít ỏi gì đâu. Anh Công vẫn nhắc mẹ Thuyết, mẹ Thi,... Đó là ngày mẹ ở nơi hang đá luôn ngóng trông cho tan trận đánh để thăm các con nơi bom đạn.

Chiến tranh, trong sự mất mát nhiều nhất là người mẹ. Chính các mẹ chịu nhiều nỗi đau, nhưng kỳ lạ nhất, các mẹ không hề sợ bom đạn, không tiếc thân mình.

Bây giờ thì có đứa con của mẹ đã vĩnh viễn nằm nghỉ tại mảnh đất Hàm Rồng. Có đứa con tại miền đất cực Nam xa xôi. Có đưa nơi biên giới phía Bắc. Và cũng có đứa giờ đây vẫn trụ lại Hàm Rồng này, ngắm nhịp cầu và quai búa, lại tiếp tục chiến đấu như một người lính.

Các mẹ Đông Sơn -  Hàm Rồng không tiếc của tiếc công chăm sóc thương binh, bón cho các con từng thìa cháo, vá cho  người chiến sĩ từng tấm áo, chặt cho người chiến sĩ từng tàu lá nguỵ trang, chia cho các con từng chiếc mũ rơm, áo giáp...

Lịch sử không bao giờ quên nền văn hoá Đông Sơn. Lịch sử Hàm Rồng không bao giờ quên những công lao vĩ đại của Mẹ -  Người Mẹ chiến sĩ Đông Sơn -  Hàm Rồng.

Ngày 31 -7  1965, chính giặc Mỹ đem bom đạn hòng huỷ diệt làng Đông Sơn. Ba mươi ba  người ở núi Yên Ngựa bị thương, có người mãi ba ngày sau mới tìm được vết tích. Chị Ái, anh Phượng, anh Miêng, anh Kiền, anh Keng, cháu Hương, cháu Loan... Bây giờ đến ngày giỗ chung của cả làng cùng thắp nén hương. Ngày 21, 22, 23 tháng 9 năm 1966 cũng ba người dân ra đi. Bố con ông thợ rèn dao cho làng cũng chịu chung số phận ấy. Ngày 3/9/1967, 11 người tàn phế, 24-10-1967, mười lăm người Đông Sơn bị thương, 28-10 năm 1967, 84 người bị thương, 5 người bị tàn phế, 46 người chết. Còn sức kéo của đồng ruộng Đông Sơn có tới 82 con bò bị bom giết hại. Hàng trăm ngôi nhà bị tàn phá.

Bây giờ, khách đi qua bia căm thù vẫn còn đó. Ngôi đình làng vẫn còn đó. Nhưng trước kia đó là nơi tập trung dân quân ra trận địa.

Cả làng Đông Sơn ra trận.

Cả làng Đông Sơn, không nhà nào không bị chiến tranh huỷ hoại.

Bây giờ Đông Sơn - Hàm Rồng vẫn loay hoay với cách làm ăn. Người ta nhớ cái ngày chiến tranh vẫn có đội rau chuyên của ông Sửu. Người ta nhớ đến dê của ông Kén, ông Tý. Người ta nhớ cái đêm đội bom đi cấy bên cầu Hàm Rồng.

Nhà thơ Cù Huy Cận đã nằm trong hang đá cùng chủ nhiệm Lương Bá Hài và đã làm bài thơ Đông Sơn.

"Đông Sơn thôn anh hùng đánh Mỹ

Nơi sơ sinh nền văn hóa quê mình

Trống đồng vọng từ ba mười thế kỷ

Lấp lánh trong luông mắt chớp ra đa"

(Chào Đông Sơn)

Trong hang Mom và hang Cá. Nơi chi bộ Đông Sơn kết nạp những đảng viên mới. Trong hang Làng, hang Cá người Đông Sơn thề bám làng và nhịp cầu Hàm Rồng.

Đông Sơn là hậu phương của đại đội 4 anh hùng.

Đông Sơn cũng là lực lượng dự bị cho trận địa lức thương vong. Hầu hết dân quân nam và nữ Đông Sơn làm được pháo thủ.

Ngày 3-9-1967: Trận dịa đại đội 4 thiếu pháo thủ, các pháo thủ dự bị Đông Sơn đã có mặt trực tiếp làm pháo thủ. Chị Dung, chị Huê, chị Phượng, chị Lời, chị Châu... đã làm bánh, nấu cơm tiếp tế cho bộ đội.

Bây giờ con cái các chị đã nhập ngũ lên phía Bắc chiến đấu, các chị còn dặn các con:

- Đi chiến đấu ở biên giới, các con gặp các chú Hàm Rồng đấy! Có chị sau chiến tranh không gặp được người thân. Có mẹ, con cái trưởng thành, có mẹ gặp những nỗi mất mát. Nhưng một lần nữa, người Đông Sơn vẫn trụ vững nơi Hàm Rồng.

Ông Lương Trọng Tầm, mà lính các đơn vị vẫn gọi là ông Kén bây giờ vẫn lạc quan, yêu đời. Ngày chiến tranh khi xuống Đông Sơn tắm, hoặc mua gói thuốc thường gặp bác Kén ngồi rung đùi bên chiếc phản, nhìn ra ngoài đường. Con người có con mắt như soi mói ấy, có rất nhiều tài nghệ. Tài nghệ làm tái dê - đặc sản của Đông Sơn - thật là tuyệt. Nhưng khả năng về mưu cơ và lao động tới mức phi thường.     Một trận, máy bay Mỹ ném bom vào Đông Sơn. Bác Kén đã đào hầm cứu người. Bây giờ có đứa trẻ đã lớn. Dân làng vẫn thầm nhắc:

- Mai này mày phải gọi ông Tầm làm ông, làm bố cũng được!

Chiến tranh, nhìn ở trên cao điểm 81 xuống Đông Sơn, thì đẹp nhưng xuống làng thì ghồ ghề và đổ nát. Những con dê thơ ngây như đi bốt, những con người đầy sự dũng mãnh, chịu đựng.

Bác Tầm khẳng định - Đây là hậu cứ của thằng Lâng "xê 4", " thằng xê 10", thằng Gieo trạm sửa chữa và cả công nhân nữa, thì cũng đúng đấy. Nếu chạy ra cầu Hàm Rồng theo đường chim bay thì 10 phút, nhưng theo đường ngoắt ngoéo đến bở hơi tai. Đến ngã ba Hàm Rồng. Và ở nơi đó có bãi tập trận của nghĩa quân, có hang đá để che cho dân và cho các em bé học. Núi đá và lán lụp sụp, có khi ngủ dậy đã thấy rắn bơi qua người. Có khi chưa kịp chui vào hang đã bị bom hất xuống khỏi giường.

Thời Bắc thuộc giặc Hán đã sang triệt hạ Đông Sơn, Thời Mỹ, Đông Sơn lại bị Mỹ triệt hạ. Lúc chiến tranh ác liệt, một nhà khảo cổ học đã đến Đông Sơn. Anh nóivớingườidân, ngườilínhXê 4:

- Tuyệt diệu quá! Trận địa các đồng chí đặt khẩu pháo lên nềnvăn hoá ĐôngSơn-Bốn ngàn năm của dân tộc.

Trong một trận đánh, người cán bộ khảo cổ ấy đã ngãxuống. Anh vẫn chớp mắt qua đôi mục kỉnh mà nói rằng:

- Tiếc quá! Đồng chí nói lại với đồng đội về niên đại mà tôi phỏng đoán. Nhưng quan trọng hãy để lại chiếc mũ sắt, chiếc áo trấn thủ của ngày nay. Vì mai kia rất cần. Tôi xin cam đoan với đồng chí.

Ông Tầm, ông Hài và anh Thi, anh Thịnh đã chứng kiến những chuyến ra đi đột ngộ tấy. Người lính vẫn nằm như ngủ ở ngay đất l àng. Đầu quay về núi Mắt Rồng để rồi đêm đêm thao thức với dòng sông.

Bây giờ thì mẹ Thi ra ở với con Thơ và thằng Vượt rồi. Không ai đoán được niềm vui sau chiến tranh và cũng như nổi khổ. Nhưng người ta vẫn nhớ tới anh Thi khu đội trưởng gắn bó với trận địa. Đêm ngày cómặt tại trận địa Hàm Rồng.

- Thế đấy! Nó không chết vì đạn bom mà chết vì mấy con cá ở cầu phao...

Đừng ai quá để ý tới anhThi khi phải nhắc đến chuyện ấy cả. Lịch sử vốn cần sự công bằng, bóc trần sự thật đó là sự đóng góp của mỗi người ở Hàm Rồng này. Cái chết của anh Thi để lại người vợ và mấy đứa con,phải vượt qua chiến tranh. Mẹ Thi sau chiến tranh phải chịu điều không may thế đấy.

Lại nhớ đến mẹ Vu (mẹ Thuyết) bây giờ lại đàng hoàng, có niềm vui của tuổi già. Cô Thuyết lấy cán sự chính trị Đặng Văn Hợp ở chợ Chờ Hà Bắc. Cô Én cũng một vài cháu. Mẹ trồng dưa, trồng rau. Có lần về Hải Phòng gặp đại đội trưởng Nguyễn Chí Công vẫn nhắc tới mẹ với tấm lòng yêu mến. Còn Đỗ Kóng khi rời khỏi Đông Sơn, vẫn nhắc hoài.

- Anh ơi! Cho tôi làm rể làng Đông đi vì ở đó tôi gắn bó một thời thanh niên! Đừng nhìn đến khó khăn bây giờ mà quên đi cái hừng hực ngày khói lửa ấy ở con người. Người cán bộ làm sử lâu năm quê ở Hoằng Hoá khi giảng giải cho chúng tôi noí cái điều đó. Cây gạo, sát đường tàu vẫn nói điều đó. Núi Cuộc cũng nói điều đó. Chị Huê cán bộ chăn nuôi, ngày xưa ra trận địa Hàm Rồng vẫn chiến đấu kiên cường với cuộc sống thường.

Chất men cuộc sống cho chị chịu đựng vượt qua những nỗi đau. Anh đã hy sinh tại chiến trường, chị nuôi con, nuôi mẹ chồng đến giờ. Các con chị, sẽ nghĩ gì khi người mẹ đã vượt qua đạn bom để cưu mang cho mình có ngày nay. Có lẽ, lịch sử sẽ thức tỉnh cho con chị. Có chú Điển, chú Tụng ở nơi xa hàng ngày vẫn ngóng về Hàm Rồng. Và nhớ tới cácchị, cái ngày các chị bón cho từng thìa cháo để đứng vững ở vị trí chiến đấu.

Bài tấu của Nguyễn Ngọc Điện lính xê 4, nhớ tới chị cò Lời, chị Dung, chị Tuần, chị Tèo, chị Hấng... Lòng chợt nhớ đến những ngày gắn bó với Đông Sơn.

Mười năm có chiến tranh, mười năm các mẹ Đông Sơn ra trận. Các chị chồng ở xa, cho con vào hang đá, nấu ăn cho bộđội. Lại nhớ đến nhà khảo cổ ở trường đạihọc tổnghợp HàNội, lầnvề HàmRồngnói:

- Đó là những con người anhhùng, đólà cái chất anh hùng ẩn giấu nơi con người!

Lê Xuân Thanh là Uỷ viên văn hoá của phường Hàm Rồng làm thơ. Anh đưa bài thơ cho chúng tôi đọc. Thơ  không hay nhưng tình cảm chân thật tha thiết với mảnh đất Hàm Rồng quê hương. Sau những lần gặp gỡ chúng tôi mới biết được anh là lính say điện ảnh, say nghệ thuật.

- Nói làm chi cái đêm 30 rạng ngày 31 tháng 7-1965 ấy. Thanh nói cùng chúng tôi bằng một giọng bùi ngùi. Nhưng rồi tự nhiên như tâm linh, anh kể về quãng đời đầy sâu nặng của tuổi thơ.

Đêm đó không có ai nhớ có bao nhiêu trái bom rơi vào hang Làng, có lán trú của làng Đông Sơn nữa. Chỉ nghe tiếng hú xoáy sâu vào núi đá - con người đang mê man trongg iấc ngủ, nhưng cũng là giấc ngủ thảm khốc chẳng ai còn thức dậy được nữa. Bà nội, bà ngoại, bố, mẹ và bà cô, một đứa em gái bị bom giết hại. Thanh không ngờ cuộc đời còn lại chỉ ba anh em. Lần đầu tiên cậu bé 12 tuổi phải cáng đáng tất cả mọi công việc. Nhưng xóm làng đùm bọc cưu mang, Thanh đã lớn lên và ra đi cầm súng bảo vệ quê hương.

Anh muốn mỗi  ngọn núi Rồng đều tạc tượng những người anh hùng bảo vệ cầu. Anh muốn ở núi 81 phải dựng tượng người mẹ chiến sĩ. Thực tế ước mơ đó cũng là của chung những người lính bảo vệ cầu Hàm Rồng.

Đại đội 10, Đại đội 6, Đại đội 7... còn nhớ như in hình ảnh các mẹ, các chị làng Đông Sơn trong chiến tranh.

Ngày 21tháng 9 năm 1966 còn đó. Địch dùng chiến thuật cá rô lách với thủ đoạn lá rụng nhiều tầng vào bắn phá Hàm Rồng. Chúng quy vuông mỗi mét thả một quả bom hòng huỷ diệt sự sống, cắt đứt mọi con đường, không cho nhân dân tiếp tế lên trận địa. Trong lúc gian nguy ấy cả làng vượt dốc, leo lên trận địa. Từ chị Tuần bí thư chi đoàn, chị Tèo, chị Hấng, cô Chiến, cô Bao, cô Xuyên, đến các em học sinh về nhà nghỉ hè như em Hoà, em Nội, em lâm cũng ra vác đạn.

Tình cảm ấy đã ngấm sâu vào tiềm thức hăng say chiến đấu của người Hàm Rồng. Bác Hài, Bác Keng, anh Thịnh, anh Huệ, anhThi... lứa tuổi già như ông Canh, ôngTý cũng ra trận với bộđội.

Người Đông Sơn tìm thấy sự thiêng liêng là được chiến đấu. Sự trốn tránh dường như là xa lạ với nếp suy nghĩ ở đây.

Chuyện mẹ Vu, đêm 21-9-1966 đã băng bó cho người lính vừa qua phà bị máy bay oanh tạc còn lưu truyền mãi tận Quảng Trị. Vì người lính khi đi giải phóng miền Nam đã dặn lại bạn:-Ngày thống nhất ra thăm lại người mẹ đã băng bó vết thương cho mình. Người chiến sĩ ấy đã ngã xuống nơi chiến trường khu 5. Còn người mẹ bây giờ vẫn trầm lặng sống ở mảnh đất Hàm Rồng.

Người Đông Sơn vĩ đại, tự hào như mẹ có nhiều và rất nhiều. Cái quý ấy đang là câu chuyện cho cán bộ và chiến sĩ đại đội 4 anh hùng kể cho đồng bào nơi biên giới phía Bắc nghe...

Người Đông Sơn tự hàovề người bí thư chi bộ, bây giờ là Chủ tịch Mặt trận cũng có lý. Trong trận chiến đấu ngày 3-9-1967 giặc Mỹ nếm bom vào đại đội 4. Bác Hài trong khi  mai táng cho chiến sĩ, ông lại bị thương ở núi Con Ngựa ngay cạnh làng. Có người dân quân của làng đã hy sinh vì nhiệm vụ.

Thâý máy bay đến đánh trận địa là người Đông Sơn men theo hào giao thông ra trận địa. 17 pháo thủ làng Đông Sơn đã trực tiếp làm pháo thủ non một tháng trời.

Người chiến sĩ Hàm Rồng đã có lúc nói vui:

- Người Đông Sơn nào cũng làm được pháo thủ, có lẽ không sai.

Bác Hài tiếc một nỗi, Đông Sơn trong xây dựng, sản xuất lại chậm. Nơi có nền văn hoá bốn ngàn năm của dân tộc. Nơi mà lần đầu tiên trên khắp hoàn cầu biết đến: - nền văn minh ĐôngSơn - Bây giờ là Hàm Rồng. Niềm tự hào của cả nước.

Nhà thơ Cù Huy Cận nói: -Người Đông Sơn đem truyền thống ba ngàn năm đi đánh Mỹ. Điều ấy làm cho mỗi cán bộ và người dân Đông Sơn cảm thấy tự hào. Vì khác với các vùng quê khác. Đông Sơn - Hàm Rồng là điểm tựa cho các trận địa, cho người chiến sĩ đặt nền cho khẩu pháo bắn máy bay.

Cũng nơi mảnh đất này cô Nguyễn Thị Phương Định đã dùng súng bắn đich nơi lò cao. Cũng ở mảnh đất ấy các chiến sĩ trạm bơm ngay đầu cầu, bám trụ đêm ngày bơm nước cho nhà máy điện anh hùng hoạt động. Cũng ở đấy, nhà máy điện đã đứng vững suốt cả thời kỳ chiến tranh đầy ác liệt. Cũng ở nơi ấy các chiến sĩ công an vũ trang nơi Mắt Rồng đội bom bảo vệ cho nhịp cầu suốt đêmn gày. Còn đại đội 4 anh hùng đã gắn bó với Đông Sơn như người con với mẹ hiền.

Nhiều chiến sĩ đã ở lại với mảnh đất Hàm Rồng. Nhiều chiến sĩ đã xây dựng với gái làng Đông và giờ đây lại vững bước trong sản xuất.

Đông Sơn đang đi lên. Vì trong mình có sẵn truyền thống lâu đời của dân tộc. Hàm Rồng đang thay da đổi thịt vì truyền thống anh hùng của những ngày cách mạng.

Tự hào về truyền thống xưa và nay của mình. Tự hào về mỗi mảnh đất đều ghi lại kỳ tích của mười năm chiến đấu với máy bay giặc Mỹ.

Mỗi ngọn núi đều ghi lại chiến công của người ĐôngSơn. Mỗi ngọn núi đều ghi lại chiến công của các đơn vị bộ đội, công nhân và thanh niên xung phong ở nơi đây.

Mỗi ngọn núi đều nhắc nhở cho mọi người niềm tự hào của  quá khứ và vươn tớ ingàymai.

Anh cán bộ xây dựng nhà truyền thống và viết sử Hàm Rồng lo lỡ để sót tên người tham gia chiến đấu thì ân hận với bà con. Nhưng cụ Chủ tịch Mặt trận lại cười mà nói vui:

- Nhịp cầu và mỗi ngọn núi đã dựng tượng cho bà con mình rồi đó!

Khi tôi viết những dòng này thì các bà mẹ, các em đang lên núi, đang vào hang Cuộc, hang Cá trồng sắn, trỉa ngô; thì những đàn dê, đàn bò đang tung tăng trên những ngọn núi Rồng, Nhà máy gỗ, nhà máy phân lân... đang vào ca, thì tiếng còi tàu xe đang gióng dã qua cầu Hàm Rồng. Thì ở nơi trường học các cô giáo, cách đây hai mươi năm còn là thiếu niên quàng khăn đỏ, chặt lá nguỵ trang và nấu nước mang ra trận địa cho các chú bộ đội… đang giảng cho các cháu nhỏ về nền văn minh Đông Sơn và chiến thắng Hàm Rồng.

Cầu Hàm Rồng như một lực sĩ đứng đó hai bên núi Rồng và núi Ngọc Có bạn nói đó là kỳ tích mới trong lịchsử. Có người nói đó là kỳ quan sáng tạo. Nhưng người chiến sĩ bảo vệ được nhịp cầu, ngã xuống cho nhịp cầu Hàm Rồng hôm nay lại nghĩ rằng: - Nhịp cầu bắc trên mảnh đất có nền văn minh ba ngàn năm của dân tộc. Chính đó là sức mạnh kỳ diệu. Chính đó mà mỗi khi nghĩ về Hàm Rồng, con người thấy mình phải cố gắng hơn. Cố gắng để xứng đáng với mảnh đất mà lịch sử đã chọn cuộc đấu sức và đọ trí giữa ta với địch. Người chiến thắng là Hàm Rồng  Anh dũng kiên cường.

"Chào Đông sơn nơi văn minh tha thiết

Của dân tộc từ mùa chim Lạc Việt

Chào Đoong sơn, thôn đánh Mỹ hiên ngang

Lồng trời cao nhìn qua những cửa hang.

Viết tại Hàm Rồng 20-8-1967

Huy Cận "


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận