Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.
Cơ sở bánh đa nem Duy Phát xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa có các sản phẩm: bánh đa nem, vỏ ram đạt ocop 3 sao được người tiêu dùng trong tỉnh và nhiều tỉnh khác ưa chuộng như Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Nội…. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, anh Lê Văn Duy, chủ cơ sở bánh đa nem Duy Phát đã đầu tư máy móc, thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt, các sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Đây chính là điều kiện thuận lợi để anh Duy tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất.
Anh Lê Văn Duy, Chủ cơ sở Bánh đa nem Duy Phát, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi sử dụng máy móc thì hiệu quả và không phụ thuộc vào thời tiết, có thể chủ động hơn trước, tăng hơn làm thủ công gấp 10 lần so với trước".
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng cây rau má trong cuộc sống hàng ngày, ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã Cây trồng và Vật nuôi Đồng Ngâu, huyện Thọ Xuân đã hình thành ý tưởng phát triển cây rau má thành sản phẩm thương mại có giá trị, hiệu quả kinh tế để phục vụ người tiêu dùng. Trên cơ sở quỹ đất đã được Hợp tác xã tích tụ tập trung, ông Lê Viết Ngọc đã cùng với các thành viên thực hiện việc trồng cây rau má dưới tán cây ăn quả, đồng thời đầu tư kinh phí lắp đặt máy móc, thiết bị để sản xuất bột rau má. Với quy trình sản xuất khép kín và được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm, từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch, sản phẩm bột rau má của Hợp tác xã đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến nay, sản phẩm bột rau má Đồng Ngâu đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao và đã được bán trên kênh tiêu thụ trên các nền tảng mạng xã hội như :facebook, tiktok, zalo.... Ngoài ra, Hơp tác xã còn trồng và sản xuất thử nghiệm bột cần tây để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ông Lê Viết Ngọc, Giám đốc Hợp tác xã Cây trồng và Vật nuôi Đồng Ngâu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Ứng dụng máy móc thì hơn hẳn so với thủ công, trước đây bán không được nhiều, giờ có máy móc để làm bột thì tiện lợi và bán được nhiều hơn không những trong tỉnh mà còn các tỉnh ngoài…".
Thời gian qua, huyện Thọ Xuân cũng có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp, Hợp tác xã, các chủ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản phẩm OCOP, nhất là thông qua những cơ chế, chính sách hỗ trợ về đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Các hộ đã chú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại từ khâu sản xuất đến chế biến đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, huyện Thọ Xuân đã có 32 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm đạt 4 sao và 31 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Nhiều sản phẩm đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử, góp phần đẩy mạnh việc tiêu thụ, thúc đẩy quảng bá các sản phẩm OCOP, làm lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Ngoài chính sách của tỉnh thì huyện có hỗ trợ thêm để các chủ thể xây dựng thêm cơ sở của mình, nâng cấp thì cũng có cơ chế riêng...".
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh áp dụng công nghệ máy móc trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ, giúp đảm bảo các điều kiện sản xuất về an toàn sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh sự chủ động của các chủ thể sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm khuyến khích doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm OCOP. Trong đó, quan tâm những cơ chế, chính sách hỗ trợ về xây dựng thương hiệu; xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại.
Ông Hoàng Xuân Minh, Chủ tịch UBND xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay trên địa bàn đã có 2 sản phẩm đạt OCOP, để duy trì và nâng cao hiệu quả thì địa phương tiếp tục tạo mọi điều kiện để mở rộng nâng cao sản xuất, bên cạnh đó địa phương sẽ tiếp tục khuyến khích các hộ mua sắm các máy móc thiết bị để nâng cao năng suất sản phẩm".
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới là một trong những yếu tố then chốt giúp sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh nâng cao về chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Để nâng tầm sản phẩm OCOP, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản và OCOP trên các sàn thương mại điện tử, hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý. Qua đó giúp các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho các sản phẩm trên thị trường.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.