ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Với ĐBSCL, nước mặn, nắng, gió cũng phải trở thành tài nguyên

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh điều này tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra tại TP. Cần Thơ ngày 1/8 vừa qua.

02/08/2020 14:14
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày 1/8. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, giải ngân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của vùng. Thời gian qua, các bộ, ngành, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã tập trung đẩy nhanh các dự án quan trọng của khu vực.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo mạnh mẽ để đẩy nhanh các dự án trọng điểm của vùng, như dự án Trung Lương - Mỹ Thuận, và tiếp đó là các dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, nhằm hoàn thành tuyến cao tốc nối TPHCM với cực Nam của Tổ quốc, tạo động lực mới cho các tỉnh trong vùng phát triển.

Phó Thủ tướng khẳng định mặc dù dịch bệnh tiếp có những diễn biến phức tạp, nhưng Chính phủ quyết tâm trong thời gian ngắn sẽ khống chế, đưa các hoạt động trong nước trở lại trạng thái bình thường. Với nhiều lợi thế, các tỉnh, thành trong vùng đang đứng trước thời cơ lớn trong việc đón làn sóng chuyển dịch đầu tư trong khu vực. Nhưng để làm được điều này, các địa phương cần chủ động chuẩn bị hạ tầng, gồm cả cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin…

Về quan điểm trong đầu tư phát triển vùng, theo Phó Thủ tướng, với ĐBSCL thì “nước mặn cũng phải trở thành tài nguyên, gió, nắng cũng phải trở thành tài nguyên”. Vì vậy, phải phát triển bền vững theo hướng "thuận thiên", dựa vào thiên nhiên, thích nghi với biến đổi khí hậu, đoàn kết cả vùng, kết nối cả vùng, cả vùng vươn lên, lấy TPHCM làm trung tâm vùng cho cả ĐBSCL và Đông Nam Bộ.

Với tư duy phát triển vùng, không phát triển từng tỉnh riêng lẻ, Phó Thủ tướng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng điều phối vùng với chức năng, nhiệm vụ rất rõ. Theo đó, Hội đồng trước hết phải làm rõ những nội dung ưu tiên trong liên kết vùng, trong đó trước mắt là ưu tiên thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng liên kết, các dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu có tính lan tỏa sau triển khai. Đặc biệt, cần phối hợp các nguồn vốn, gồm cả nhà nước và tư nhân để khai thác các thế mạnh của vùng. Đầu tư có trọng điểm các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường ven biển, sân bay, bến cảng, phát triển các dự án về năng lượng tái tạo, các hồ điều tiết nước ngọt…

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng nhìn nhận các tỉnh đang có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ giải ngân, các tỉnh cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cùng với đó làm tốt việc giải phóng mặt bằng.

Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành đẩy nhanh tiến độ các dự án không có vướng mắc, dự án đã hoàn thành cần nhanh chóng tổ chức thanh quyết toán. Đối với dự án chậm tiến độ, cần phân loại cụ thể, dự án nào có thể tháo gỡ phải tập trung giải quyết, dự án không thể triển khai phải chấm dứt để chuyển vốn sang các dự án mới cần thiết hơn, dự án tạo nhiều công ăn việc làm và có tính lan tỏa cao.

Cho rằng với sự quyết tâm, đoàn kết của các tỉnh trong vùng, nỗ lực của các bộ, ngành, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Phó Thủ tướng tin tưởng đến cuối năm 2020, tỷ lệ giải ngân của các địa phương trong vùng sẽ đạt trên 95%, đảm bảo tiến độ các dự án đúng như kế hoạch, góp phần hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn của Chính phủ đã đặt ra, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

Thanh Hóa: bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 4/2024 tăng khá

16:03 , 03/05/2024

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt gần 15.600 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 545 triệu USD, tăng gần 16%.

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp

10:03 , 03/05/2024

Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểm, thanh khoản quay lại mức thấp

09:23 , 03/05/2024

Thị trường chứng khoán trong nước tuần vừa qua biến động khá mạnh, áp lực bán giảm khiến chỉ số VN-Index hồi phục và đóng cửa trên mốc 1.200 điểm. Thanh khoản giảm mạnh trở lại sau tuần tăng rất mạnh kế trước.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm cho người dân

09:14 , 03/05/2024

Hơn 1.860 tỷ đồng là dư nợ chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm được triển khai qua hệ thống chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đến nay. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình, thanh niên, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.