ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 5,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu chính ngạch và xem đây là hướng đi bền vững cho doanh nghiệp.

06/10/2023 16:46

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cả nước nói chung đã đối mặt với giá nguyên liệu, vận chuyển tăng, nhu cầu thị trường giảm sút. Những tháng cuối năm 2023 dự báo tiếp tục khó khăn, buộc các doanh nghiệp phải vượt qua, nếu không muốn hụt hơi trước khi cán đích. Để có thể ổn định sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Xuất nhập khẩu tập đoàn Đại Phát đã chủ động tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất viên nén gỗ. Hiện, công ty vừa ký được đơn hàng hơn 3 nghìn tấn viên nén gỗ với doanh nghiệp Nhật Bản, với công suất 10 nghìn tấn/ngày, chắc chắn sẽ đảm bảo tiến độ đơn hàng xuất khẩu đối tác yêu cầu.

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững - Ảnh 2.

Ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát, tỉnh Thanh Hóa

Ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đơn hàng xuất khẩu đi Nhật họ yêu cầu rất khắt khe nên chúng tôi phải đầu tư máy móc, đào tạo con người. Xuất khẩu chính ngạch đơn hàng sẽ thuận lợi nhiều và giá trị cao".

Còn tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, đơn vị chuyên sản xuất giấy sóng và giấy mặt - đây là nguyên liệu chính trong sản xuất bìa cát tông. Trung bình mỗi năm, công ty sản xuất từ 130-150 nghìn tấn giấy các loại. Năm 2023, với nhiều chính sách kích cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu cảng Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa triển khai, đơn vị đã kết nối với các đối tác mới là Malaysia và Trung Quốc để xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu cảng Nghi Sơn. Đây thực sự mở ra cơ hội mới cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 9/2023, công ty TNHH Miza Nghi Sơn đã xuất khẩu được gần 35 nghìn tấn giấy sóng và giấy mặt đi nước ngoài.

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững - Ảnh 3.

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững - Ảnh 4.

Anh Lữ Đức Chung, Quản lý sản xuất, Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Anh Lữ Đức Chung, Quản lý sản xuất, Công ty TNHH Miza Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty chúng tôi đã thực hiện nhiều biện pháp, cải thiện chất lượng, công nghệ, vấn đề thứ 2 là tìm kiếm đơn hàng mới. Về các thị trường nước ngoài họ yêu cầu chất lượng phả tốt và đảm bảo môi trường, vì thế chúng tôi phải cải tiến công ngệ mới để đảm bảo yêu cầu đề ra'.

Thanh Hóa hiện có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, may mặc, giày dép, xi măng…. Đối với hàng nông sản- mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, nhiều năm qua, nông sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa nói riêng gặp nhiều rủi ro bởi xuất khẩu tiểu ngạch, điển hình là thị trường Trung Quốc. Mỗi lần phía thị trường Trung Quốc ngừng nhập khẩu, nông sản trong nước lại rơi vào tình trạng "được mùa - mất giá", gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như nông dân. Thực tế, các đơn vị xuất khẩu đều nắm rất rõ tình hình này, tuy nhiên để thực hiện xuất khẩu bằng đường chính ngạch, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được về tiêu chuẩn và cạnh tranh được về giá. Do đó, để có thể xuất khẩu chính ngạch bền vững, nông sản Việt phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất sạch như VietGAP hay cao hơn là GlobalGAP.

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững - Ảnh 5.

Ông Lê Trường Tùng, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, huyện Nông Cống chia sẻ: "Để đáp ứng được nhu cầu của đối tác nước ngoài, ngoài chất lượng sản phẩm thì bao bì, mẫu mã, tem nhãn,tất cả phải thực hiện trên quy trình nghiêm ngặt".

Bà Trịnh Thị Cúc, Giám đốc công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Qua những năm xuất khẩu, công ty đã rút ra những kinh nghiệm cũng như những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới, công ty đã nâng cấp thiết bị thủ công".

Theo thống kê của sở công thương tỉnh Thanh Hóa, 9 tháng năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 3.773 triệu USD bằng 90,7% so với cùng kỳ.  Để đạt được mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp bứt tốc trong sản xuất kinh doanh 3 tháng cuối năm 2023.

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững - Ảnh 6.

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững - Ảnh 7.

Ông Trịnh Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Tập đàn Tiên Sơn Thanh Hóa

Ông Trịnh Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Tập đàn Tiên Sơn Thanh Hóa cho biết thêm: "Để tiếp xúc với thị trường Hàn Quốc phải thúc đẩy sản xuát nhanh nhất, từ 1-2 tháng xuống 1-2 tuần, như vậy mới cạnh tranh được với Hàn Quốc, Trung quốc, chúng tôi phải đẩy nhanh tiến độ nhanh hơn nữa. Tôi tin rằng cuối năm 2023, 2024 ngành dệt may Thanh Hóa sẽ có những bứt tốc chứ không khó khăn như năm 2023 nữa".

Ông Lâm Vĩnh Hào, Tổng giám đốc công ty TNHH South Fame Grament Limitted, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Kế hoạch năm 2023 của chúng tôi là sản xuất 5 triệu sản phẩm, đến thời điểm này đã hoàn thành được gần 70%. 30% còn lại chúng tôi đang tăng tốc sản xuất ở cả 3 xưởng với hơn 1.800 công nhân để đáp ứng đơn hàng đi Âu Mỹ và Nhật Bản. Đây đều là những thị trường xuất khẩu khó tính nên chúng tôi phải đào tạo kỹ tay nghề của các lao động tại đây để đáp ứng đơn hàng xuất khẩu qua cảng Hải Phòng được đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng".

Xuất khẩu chính ngạch để có hướng đi bền vững - Ảnh 8.

Thực tế khẳng định, xuất khẩu chính ngạch là lựa chọn đúng đắn, hướng đi tích cực, tạo hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập. Để hỗ trợ các doanh nghiệp từng bước chuyển đổi, tăng tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu chính ngạch, hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2023, sở Công thương Thanh Hóa đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là tăng cường các hội nghị xúc tiến, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với các nhà nhập khẩu và cả các đơn vị logistic; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa

Theo Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa, ước thực hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa dự kiến năm 2023 đạt 5.300 triệu USD chỉ bằng 96,4% kế hoạch đặt ra năm 2023. Điều đấy để thấy rằng vẫn còn nhiều khó khăn phía trước đối với hoạt động xuất khẩu, nhất là với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên bám sát diễn biến của thị trường, có các giải pháp ứng phó linh hoạt để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, việc đảm bảo chất lượng, tăng khả năng đàm phán với khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tốt thị trường tiêu thụ sẽ là giải pháp tối ưu để có thể thích ứng trước những biến động nhanh và khó lường của thương mại toàn cầu. 

Nguồn: Chuyên mục Thông tin đối ngoại ngày 06/10/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân

08:25 , 20/01/2025

Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025

Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025

18:05 , 19/01/2025

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng

10:32 , 19/01/2025

Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.

Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao

Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao

08:17 , 19/01/2025

Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.

Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

08:05 , 19/01/2025

Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng

22:27 , 18/01/2025

Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.

Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ

Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ

22:17 , 18/01/2025

Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

22:14 , 18/01/2025

Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD

22:11 , 18/01/2025

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.

Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025

Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025

18:11 , 18/01/2025

Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.