ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chỉ một lon nước ngọt mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ chết do bệnh tim

Uống chỉ một lon nước ngọt mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và thậm chí cả ung thư.

21/03/2019 08:48

Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy việc uống chỉ một đến hai lon nước ngọt có ga, nước trái cây hoặc nước tăng lực mỗi ngày làm tăng 31% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Và nó cũng làm tăng hơn 1/5 nguy cơ chết sớm do mọi nguyên nhân - bao gồm cả ung thư.

Việc thay nước ngọt có ga bằng đồ uống “ăn kiêng” làm giảm nguy cơ chết sớm. Tuy nhiên, nguy cơ tăng trở lại nếu bạn uống hơn bốn lon nước “ăn kiêng” mỗi ngày.

 

nuoc ngot.jpg

Nước ngọt làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim và cả ung thư.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của đồ uống có ga ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong, các nhà nghiên cứu của Trường y T.H. Chan Harvard đã phân tích 80.647 phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe Y tá năm 1980 đến 2014 và 37.716 nam giới từ Nghiên cứu Theo dõi Sức khỏe Thầy thuốc năm 1986 đến 2014.

Tất cả những người tham gia được hỏi về sức khỏe và thói quen lối sống hai năm một lần.

Kết quả - được công bố trên tạp chí Circulation – cho thấy so với những người uống nước ngọt ít hơn một lần mỗi tháng, những người uống hai hoặc nhiều hơn mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn 31%.

Và mỗi lon nước ngọt có ga hoặc đồ uống có đường khác có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn 10%.

Bên cạnh bệnh tim, uống từ hai lon nước ngọt mỗi ngày làm tăng 21% nguy cơ tử vong sớm do moi nguyên nhân, so với những người uống nước ngọt có đường dưới một lần mỗi tháng.

Và việc uống một hoặc hai đồ uống có đường mỗi ngày làm tăng nguy cơ ​​14%, hai hoặc sáu mỗi tuần nguy cơ tăng 6%, và một đến bốn mỗi tháng làm nguy cơ tăng 1%.

Có "nguy cơ vừa phải" giữa uống nước ngọt và tử vong sớm do ung thư.

“Những phát hiện này phù hợp với tác động bất lợi đã biết của lượng đường cao đối với các yếu tố nguy cơ chuyển hóa', TS. Walter Willett, giảng viên dịch tễ học và dinh dưỡng tại Harvard, cho biết.

'Và bằng chứng mạnh mẽ rằng uống đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, mà bản thân bệnh này là một yếu tố nguy cơ chính gây tử vong sớm.

“Kết quả càng ủng hộ các chính sách nhằm hạn chế tiếp thị đồ uống có đường cho trẻ em và thanh thiếu niên và áp thuế nước ngọt vì giá hiện tại của đồ uống có đường không bao gồm chi phí cao để điều trị hậu quả.”

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có ga là nguồn đường phụ gia lớn nhất trong chế độ ăn uống của người Mỹ.

Nước ngọt có ga thường là thủ phạm khiến mọi người vượt quá khuyến nghị của Mỹ về không quá 10% lượng calo hàng ngày đến từ đường.

Tại sao bạn phải uống nước?

Nước chiếm khoảng 60% cơ thể, bao gồm 90% máu của chúng ta là nước.

Đó là lý do tại sao nước là thiết yếu để hầu hết mọi chức năng cơ thể hoạt động hiệu quả và trơn tru.

Chưa có sự thống nhất về lượng nước cần uống mỗi ngày, nhưng nhìn chung mọi người đều đồng ý rằng tám ly nước mỗi ngày là hợp lý.

Một vài lý do tại sao nước là thiết yếu

1. Cho đôi mắt sáng và trái tim trọn vẹn

Nước bôi trơn mắt để giữ ẩm và giúp cho thị lực. Nó cũng bơm oxy đi khắp cơ thể, là chìa khóa cho sức khỏe của tim.

2. Để cử động uyển chuyển

Sụn ​chứa 80% là nước. Những người uông nước ngọt có ga thay cho nước có nguy cơ đau khớp và chấn thương cao hơn.

3. Để suy nghĩ rõ ràng

Não thường xuyên sử dụng một lượng nước nhất định và khi bị mất nước, chúng ta bị chóng mặt, suy nghĩ chậm chạp, và phản ứng chậm hơn.

4. Để tiêu hóa thức ăn

Nước giống như xăng cho đường ruột. Không có nước, chất thải sẽ không phân hủy đúng cách, dạ dày có thể chứa đầy axit, làm tăng nguy cơ loét dạ dày, ung thư đại tràng, ợ nóng, táo bón và rối loạn chuyển hóa.

5. Kiểm soát huyết áp

Khi máu thiếu nước, nó đặc lại, làm tăng huyết áp.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ uống nước ngọt có ga?

1. Sâu răng

Nước rất cần thiết để rửa sạch vi khuẩn ra khỏi miệng. Nước ngọt có ga làm rất tốt việc tăng mảng bám răng.

2. Mất nước

Hầu hết nước ngọt có ga có caffein, một chất lợi tiểu và gây mất nước.

Vì đó là chất lợi tiểu, nên bạn sẽ cần đi vệ sinh nhiều hơn khi uống nước, điều này cũng làm tăng tình trạng mất nước.

3. Thành tích thể thao kém hơn

Một nghiên cứu gần đây cho thấy mất nước và mất chất lỏng làm giảm hiệu suất trong bất kỳ hoạt động thể chất nào kéo dài hơn 30 phút.

4. Tăng cân

Ngay cả nước ngọt có hàm lượng calo thấp cũng không giống như nước khi nói đến calo. Ví dụ, hai lon Coke, sẽ thêm 300 calo vào tổng lượng calo hàng ngày của bạn. Ngay cả Diet Coke (Coca “ăn kiêng”), với lượng calo bằng không, vẫn ảnh hưởng đến cân nặng vì đường thay thế, aspartame, đã được chứng minh là làm hại cho quá trình trao đổi chất.

Cẩm Tú/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

06:30 , 14/09/2024

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

10:18 , 13/09/2024

Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

09:09 , 13/09/2024

Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gia hạn 663 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

08:51 , 13/09/2024

Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

07:58 , 12/09/2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

11:02 , 10/09/2024

Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

10:27 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi

Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi

10:22 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.

Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

18:15 , 09/09/2024

Với chủ trương đầu tư Dự án xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 trạm y tế tuyến xã theo Nghị quyết 311 ngày 27/8/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đến nay, các trạm y tế đã đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.

Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão

Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão

08:20 , 09/09/2024

Theo Bộ Y tế, sau mưa bão nói chung, sau bão số 3 nói riêng, các đơn vị y tế cần thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường.