17.370 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản đã ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm
Tính đến tháng 8/2024, trong số 29.534 cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc diện phải ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm theo Thông tư 17/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 17.370 cơ sở ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các cơ sở này tập trung tại các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và thành phố Sầm Sơn. Để bảo đảm quy định, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện rà soát, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức và ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm.
Thông qua việc ký cam kết, các cơ sở đã nâng cao ý thức không sử dụng các chất thuộc danh mục hóa chất, kháng sinh cấm trong quá trình nuôi, phòng và trị bệnh cho thủy sản. Đồng thời, tạo ra sản phẩm thủy sản "sạch", có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng gắn sản xuất với bảo vệ môi trường.
Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn gần 21 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản lượng thuỷ sản qua các cảng cá chỉ định đạt hơn 7.300 tấn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 8 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh, gồm Lạch Hới, Lạch Bạng và Hoà Lộc có hơn 1.700 lượt tàu rời cảng, 1.100 lượt tàu cập cảng.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu, EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1380 doanh nghiệp hòa động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính.
Thanh Hóa: Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD
Thông tin từ Sở công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết :Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg.
Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.