ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

2 năm thí điểm mô hình Grab – Uber lượng xe đã tăng hơn 120 lần

Số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, sau 2 năm thí điểm ứng dụng gọi xe kiểu Grab – Uber, số đơn vị vận tải đã tăng gấp đôi, đầu xe cũng tăng với số con số khủng khiếp, khoảng 127 lần.

16/05/2018 14:38

Sau 2 năm thí điểm ứng dụng gọi xe kiểu Grab – Uber, số đơn vị vận tải đã tăng gấp đôi, đầu xe cũng tăng với số con số khủng khiếp, khoảng 127 lần.

Sau 2 năm thí điểm ứng dụng gọi xe kiểu Grab – Uber, số đơn vị vận tải đã tăng gấp đôi, đầu xe cũng tăng với số con số khủng khiếp, khoảng 127 lần.

Số đầu xe Grab tăng chóng mặt

Cụ thể, năm 2016, các đơn vị tham gia dịch vụ vận tải vào khoảng 233. Trong đó, riêng Công ty TNHH Grab Taxi kết nối với 230 đơn vị. Năm 2017, con số này tăng lên mức 491 đơn vị. Lúc này, số đơn vị tham gia ứng dụng của Grab dù vẫn tăng song bắt đầu bị chia sẻ khi có sự hiện diện của hãng Uber. Cụ thể, năm 2017, Grab có 296 đơn vị vận tải tham gia ứng dụng. Con số này của Uber là 186 đơn vị.

Số lượng đầu xe được ghi nhận là tăng với con số khủng khiếp trong 2 năm thí điểm. Nếu như, năm 2016, cả thị trường chỉ có 330 xe thì đến năm 2017, con số này tăng lên mức chóng mặt với 42.100 xe. Trong số này, Grab có hơn 34.700 xe; Uber 6.535 xe, còn lại là của một số đơn vị khác.

Trong 2 năm thí điểm, Việt Nam có khoảng 10 công ty cung ứng phần mềm, gồm Uber, Grab, Mai Linh, Home Car, Vcar, Thành Công Car, và một số đơn vị khác nữa…

Cũng theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, TP HCM và Hà Nội là hai thành phố tập trung số lượng đơn vị vận tải và đầu xe ứng dụng phần mềm gọi xe lớn nhất cả nước.

Cụ thể, tại Hà Nội, năm 2016, Grab là đơn vị duy nhất hoạt động mô hình vận tải này trên địa bàn. Đầu năm 2017, con số này tăng lên thành 7 đơn vị. Đến cuối năm 2017, con số này đã được rút xuống còn 5 do hai đơn vị đã bỏ cuộc chơi vì kinh doanh không hiệu quả.

Trên địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận lượng xe tăng lên chóng mặt khi có tới 16.308 xe của 190 đơn vị tham gia thí điểm mô hình vận tải này. Tuy vậy, Grab vẫn chiếm thị phần khống chế với 83,93% số lượng xe tham gia thí điểm, tương ứng với 13.687 xe. Công ty Uber đứng vị trí thứ 2 với hơn 2.390 xe, chiếm khoảng 14,67% thị phần. Trong số 16.308 xe tham gia thí điểm thì có 1.68 xe hoạt động trên địa bàn Hà Nội sử dụng cùng lúc 2 phần mềm ứng dụng là Grab và Uber.

Tại TP.HCM, Grab cũng chiếm thị phần khống chế với số đơn vị vận tải tham gia ứng dụng là 91 đơn vị năm 2016 và tăng lên 117 đơn vị vào năm 2017. Số lượng xe của Grab cũng được ghi nhận là tăng chóng mặt trong 2 năm thí điểm. Cụ thể, năm 2016 hãng này có 8.417 đầu xe thì đến hết năm 2017, số lượng đã lên tới con số 21.005 xe. Uber kiên trì bám trụ vị trí thứ 2 với con số 4.143 xe.

Khó coi nếu tiếp tục kéo dài "thí điểm"

Sự gia tăng chóng mặt từ các phương tiện ứng dụng công nghệ Grab – Uber thời gian qua đã giúp người tiêu dùng Việt có thêm sự lựa chọn dịch vụ vận tải với giá cạnh tranh so với taxi truyền thống. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng cao cũng kéo theo không ít hệ luỵ, đặt ra câu hỏi về vai trò quản lý đối với loại hình dịch vụ này trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thay thế Nghị định số 86 của Chính phủ.

Hiện, dự thảo đã qua bước thẩm định của Bộ Tư pháp và đang được Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu, giải trình và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan.

Góp ý cho dự thảo này, Bộ Công An cho rằng, dự thảo cần tính đến các yếu tố như kiểm soát số lượng, chất lượng xe và cả lái xe tham gia thí điểm loại hình vận tải này. Bởi các quy định về điều kiện kinh doanh với loại hình vận tải kiểu Grab – Uber này hiện vẫn còn rất sơ khai, đơn giản, chưa đầy đủ, dẫn đến việc khó kiểm soát. Đây chính là nguyên nhân gây ra một số vụ việc phức tạp về trật tự xã hội, liên quan đến lái xe và doanh nghiệp tham gia thí điểm.

Theo Bộ Công An, hiện nay, việc cung cấp dữ liệu thu được từ thiết bị giám sát hành trình cho cơ quan chức năng phục vụ công tác quản lý, xử lý vi phạm với loại hình kinh doanh kể trên vẫn còn rất hạn chế.

Do đó, Bộ Công an cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải cũng cần phối hợp một cách chủ động trong công tác xử lý vi phạm, trao đổi thông tin, dữ liệu liên quan đến số lượng đơn vị vận tải tham gia thí điểm, mẫu phù hiệu. Bởi, với số lượng xe nhiều, doanh nghiệp tham gia đông, lực lượng công an khó phân biệt các hãng khi phát hiện vi phạm và xử phạt liên quan đến vận tải đường bộ.

Đồng ý với một số điểm tại báo cáo mới đây của Bộ Giao thông Vận tải về đánh giá toàn bộ hiện trạng của lĩnh vực kinh doanh này sau 2 năm thí điểm, song, theo Bộ Công an cần ấn định lộ trình thực hiện cụ thể đối với từng đề nghị, không để kéo dài thời gian thí điểm mà những bất cập thời gian qua vẫn chưa được giải quyết.

Ở khía cạnh khác, Bộ Tư Pháp góp ý rằng, việc quản lý đối với mô hình vận tải này cần phải trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo công bằng, minh bạch và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh vận tải. Đối với các địa phương đã thí điểm khi lượng xe tăng cao, Bộ Tư pháp đề nghị cần tính đến việc tạm thời không cấp mới phù hiệu xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi cho đến khi thực hiện quy hoạch về phương tiện và vận tải trên địa phương mình phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định của pháp luật hiện hành.

Một số bộ ngành, địa phương thì cho rằng doanh nghiệp khi sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động để kinh doanh vận tải, bên cạnh việc phải tuân thủ quy định về thương mại điện tử còn phải tuân thủ quy định khác của ngành vận tải.

Bên cạnh đó trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Giao thông Vận tải cũng cần xem xét lại khái niệm cũng như cách phân loại “kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi”, “kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng” và “kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô” vì hiện nay ranh giới giữa các loại hình này không rõ ràng. Đồng thời, rà soát, đánh giá, loại bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn…

H.Anh/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

Dư nợ tín dụng xanh mỗi năm tăng bình quân 22%

09:08 , 28/04/2024

Dư nợ cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng, đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân hơn 22% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2023.

Số lượng dự án đầu tư vào Thanh Hóa tăng 2 lần so với cùng kỳ

Số lượng dự án đầu tư vào Thanh Hóa tăng 2 lần so với cùng kỳ

18:03 , 26/04/2024

Trong 4 tháng đầu năm nay, tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 38 dự án, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký khoảng 3.666 tỷ đồng và 177 triệu USD.

Nhiều chặng bay kín chỗ, du khách đổi hành trình

Nhiều chặng bay kín chỗ, du khách đổi hành trình

08:10 , 26/04/2024

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 càng cận kề, giá vé máy bay càng được quan tâm nhiều hơn, khi nhu cầu di chuyển tăng cao.

Nỗ lực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Nỗ lực triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

06:35 , 26/04/2024

Tổng cục Thuế cho biết, tất cả 63 Cục Thuế trên cả nước đã triển khai việc rà soát đối tượng thuộc diện triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, trong đó, có 57/63 Cục Thuế đạt, vượt chỉ tiêu phấn đấu 70% do Tổng cục Thuế giao trên kế hoạch đề ra.

Giao dịch thanh toán điện tử tăng mạnh

Giao dịch thanh toán điện tử tăng mạnh

06:30 , 26/04/2024

Thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán điện tử ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Trong đó, phương thức thanh toán không cần dùng thẻ đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng sử dụng.

Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng

Nông dân Lò Văn Năm xã biên giới Yên Khương làm giàu từ mô hình chăn nuôi, trồng rừng

23:10 , 25/04/2024

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi kèm ý chí và khát vọng vươn lên thoát khỏi cái đói, cái nghèo, anh Lò Văn Năm ở bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi trồng rừng, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng.

Khai giảng đào tạo 30 giảng viên về IPM trên cây ăn quả

Khai giảng đào tạo 30 giảng viên về IPM trên cây ăn quả

23:01 , 25/04/2024

Sáng ngày 25/4, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai giảng lớp đào tạo giảng viên (TOT) Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây ăn quả năm 2024 cho 30 học viên là cán bộ kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít

17:02 , 25/04/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

Thanh Hóa phấn đấu có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao

07:30 , 25/04/2024

Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 121 sản phẩm OCOP; trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng và cũng rất khó khăn do nhiều nội dung mới bổ sung của Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021- 2025. Vì thế, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh đang phối hợp cùng các địa phương, chủ thể đăng ký tập trung triển khai các nội dung tiêu chí, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

Công khai lãi suất cho vay tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân

07:29 , 25/04/2024

Từ đầu tháng 4/2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện công khai lãi suất cho vay bình quân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc công khai lãi suất sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận tín dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.