Bộ Giáo dục biên soạn một bộ sách giáo khoa: Liệu có sân chơi bình đẳng?
Tại sao Bộ GD&ĐT chỉ trực tiếp chỉ đạo một bộ sách giáo khoa trong khi Bộ cần quan tâm đồng đều và công bằng đối với tất cả các bộ sách giáo khoa mà không có phân biệt?

Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là cách làm mở, tạo điều kiện cho những bộ sách tốt hơn, chất lượng hơn được ra đời, phục vụ cho giảng dạy và học tập.
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư đặt câu hỏi như vậy về vấn đề một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, trong nền giáo dục mở rất cần thiết thực hiện một chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa.
Thậm chí còn phải tiếp tục thực hiện một chương trình quốc gia với phần nội dung “cứng”, bắt buộc trong giới hạn nhất định và kèm theo là các chương trình khác nhau ở cấp địa phương với phần nội dung “mềm” phù hợp điều kiện cụ thể ở địa phương đó.
Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa là cách làm mở, tạo điều kiện cho những bộ sách tốt hơn, chất lượng hơn được ra đời, phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng, sau khi có chủ trương về một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa thì Bộ Giáo dục lại đề nghị trong đó có một bộ sách do Bộ trực tiếp chỉ đạo, thực hiện bằng tiền của nhà nước...
“Tôi chưa nói tiền nhiều tiền ít và khoản tiền này sẽ hạch toán và thu hồi về đâu, bởi vì sách giáo khoa là thứ bán được để thu hồi vốn, hoàn toàn có thể xã hội hóa chứ không phải nhà nước bao cấp và việc làm sách theo chương trình mới thì lần lượt suốt 12 năm, vốn quay vòng để làm sách đến 12 lần chứ không phải một lần” – ông Hoàng nói.
“Điều trước tiên tôi muốn nói ở đây là tại sao Bộ Giáo dục chỉ trực tiếp chỉ đạo một bộ sách trong khi Bộ cần quan tâm đồng đều và công bằng đối với tất cả các bộ sách mà không có phân biệt?”.
Thay vì chỉ có một bộ sách độc quyền, việc cho ra nhiều bộ sách giáo khoa là một sân chơi bình đẳng mà Bộ Giáo dục phải đứng ở vị trí trung tâm, trọng tài, chứ không lệch về một bên nào.
“Không thể có một sân chơi bình đẳng khi mà trong đó có một đội bóng được sự quan tâm riêng và trực tiếp tham gia của trọng tài vào đội bóng ấy” – ông Hoàng nhấn mạnh.
Mặt khác, theo ông Hoàng, Bộ GD&ĐT làm công việc quản lý nhà nước là chủ yếu, còn công việc mang tính sự nghiệp như viết sách là của các nhà xuất bản, các trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia.
“Với cách làm này thực chất là “đổi mới” nửa vời, vẫn níu kéo cái cũ, vẫn là như cũ” - ông Hoàng nói.
Sách giáo khoa của Bộ Giáo dục được phê duyệt công bằng với SGK của tổ chức, cá nhân khác
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cho biết, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 33 quy định tiêu chuẩn SGK; quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.
Nghị quyết số 88 khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình GDPT. Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân đang sẵn sàng tham gia công việc này.
GS Thuyết cho hay, một số đơn vị đã tiến hành nghiên cứu mô hình SGK của nước ngoài và biên soạn thử một số bản thảo. Những sự chuẩn bị, tập dượt đó nhằm sau khi chương trình mới được thông qua có thể bắt tay vào việc ngay. Sau khi chương trình mới được ban hành, Bộ GD-ĐT sẽ còn phải tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK để có được những bộ SGK thật tốt.
“Để chủ động triển khai chương trình GDPT mới, Nghị quyết số 88 của Quốc hội giao: “Bộ GDĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn”.
Theo GS Thuyết, trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tuyển chọn tác giả biên soạn bộ SGK này. Mọi việc sẽ được tiến hành công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; ban hành Chương trình giáo dục, phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, sách giáo khoa gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan.
Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
Nam Bằng/Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam giành 6 huy chương Vàng thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn Việt Nam tham dự sân chơi toán học quốc tế tại Turkmenistan giành kết quả xuất sắc với 6/6 học sinh đạt huy chương vàng.

Festival kinh tế năm 2025
Tối 26/4, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Festival kinh tế năm 2025 với chủ đề “Kinh tế xanh”.

Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM
Giữa không gian xanh mát của Công viên Hội An (Thành phố Thanh Hóa), hàng trăm em học sinh tiểu học đã có một ngày trải nghiệm đầy lý thú và sáng tạo cùng chương trình “Nhà thám hiểm nhí – Hành trình về phố cổ Hội An” do Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City tổ chức. Đây không chỉ là một hoạt động ngoại khóa, mà còn là “lớp học đặc biệt” đưa các em bước vào thế giới STEM – nơi kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được lồng ghép một cách sinh động qua những trạm khám phá, thí nghiệm, xây dựng và tư duy logic.

Những thầy giáo mầm non vùng cao
Thanh Hóa là một trong những địa phương của cả nước có số lượng thầy giáo dạy học mầm non tương đối đông. Điều đặc biệt, các thầy giáo mầm non ở xứ Thanh đều có hàng chục năm gắn bó với các huyện miền núi. Họ tận tâm với nghề, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, dạy từng lời ca, điệu múa cho các em.

UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1200 ngày 22/4/2025 phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hơn 1,1 triệu học sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Dự kiến hơn 1,1 triệu học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 năm 2025. So với năm ngoái, số thí sinh tăng từ 1,06 lên trên 1,1 triệu, cao hơn khoảng 40.000 em. Con số nêu trên là nhóm học sinh tốt nghiệp năm nay, chưa tính thí sinh tự do.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh cả nước thực hiện việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm nay, thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do đều thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến. Để tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Sôi nổi hội thi Rung chuông vàng ở Mường Lát
Mới đây, tại Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" năm học 2024 - 2025.

Tư vấn hướng nghiệp cho Đoàn viên và học sinh ở Như Xuân
Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Huyện đoàn Như Xuân và các đơn vị Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện, Trường THCS Thượng Ninh tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Chất lượng bữa ăn tại các nhóm trẻ mầm non tư thục còn nhiều hạn chế
Đối với trẻ mầm non, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Chất lượng bữa ăn của nhóm trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Theo ghi nhận của phóng viên thời sự, hiện nay ở một số nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chất lượng bữa ăn còn nhiều hạn chế, rất cần sự quan tâm đúng mức từ phía nhà trường, các ngành chức năng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.