Cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp trong những ngày Tết
Trong những ngày Tết, 27 Chi nhánh thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trực 50%. Ngoài quản lý các tuyến kênh và hồ đập, lực lượng thuỷ lợi còn tập trung cấp nước phục vụ chăm sóc lúa chiêm xuân.
Từ ngày mùng 3 tháng Giêng, nông dân Thanh Hóa đã bắt đầu xuống đồng chăm sóc lúa trà xuân sớm, xuân chính vụ và gieo cấy lúa xuân muộn. Các đơn vị thủy nông liên tục vận hành máy bơm và dẫn nước để bổ sung, tạo nguồn cho các diện tích đồng cao, ruộng ở cuối kênh tưới dưỡng.
Bà Lê Thị Hương, Chi nhánh thuỷ lợi Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trong thời gian Tết, tinh thần của anh em vẫn trực đầy đủ và bám sát công trình, thường xuyên kiểm tra công trình và báo cáo kịp thời khi công trình có sự cố. Dự báo là trong những ngày tới sẽ có nắng hạn, nhưng cho đến hiện tại bây giờ lượng nước vẫn đảm bảo an toàn cho khu vực an xuất". Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Chi nhánh thuỷ lợi Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Trong những ngày Têt, Chi nhánh thủy lợi Nông Cống cũng đã tập trung tổ chức để anh em tự sản xuất, bố trí cán bộ công nhân viên thường xuyên túc trực ở trên các tuyến kênh để dẫn nước tưới dưỡng cho diện tích đã được gieo cấy của vụ chiêm xuân".
Trước Tết Nguyên đán các đơn vị thủy nông đã cấp đủ nước cho trên 114.000 ha trong hợp đồng gieo cấy lúa xuân sớm. Ông Khương Bá Luận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trước, trong và sau tết, chúng tôi căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của tỉnh và ý kiến chỉ đạo của Công ty thì 100% số cán bộ công nhân viên, người lao động các đơn vị đã ứng trực ở tất cả các vị trí, các công trình đầu mối, 75 hồ đập, hơn 220 trạm bơm. Đối với hệ thống tự chảy, chúng tôi cung cấp đủ nước để tưới dưỡng, với hệ thống các trạm bơm thì căn cứ vào nhu cầu dùng nước của các địa phương để cung cấp nước để cây lúa phát triển, cũng như phục vụ mục tiêu chống rét cho cây lúa".
Theo dự báo, đến giai đoạn giữa và cuối vụ chiêm xuân, khả năng hạn hán, xâm nhập mặn với cường độ cao sẽ xảy ra. Do đó, cùng với việc tập trung bơm nước phục vụ gieo cấy, tất cả các đơn vị thủy lợi đã thực hiện triệt để việc dự trữ nước mặt ruộng và tưới luân phiên. Nhiều điểm xung yếu do đồng cao, đồng vàn ở Nông Cống, Quảng Xương, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Ngọc Lặc, Như Thanh và Cẩm Thủy, các đơn vị thủy lợi đã sẵn sàng phương án lắp máy dã chiến nếu có tình trạng thiếu nước cục bộ.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
Nông nghiệp xanh - xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững
Những năm gần đây, nhiều hộ dân, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn giảm thiểu tác động môi trường, tạo ra các sản phẩm an toàn với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp.
Người chăn nuôi có lãi nhờ giá thịt, trứng gia cầm tăng
Từ đầu tháng 9 đến nay, giá trứng, thịt gia cầm tăng. Trong đó, giá thịt gia cầm tăng thêm từ 4.000 đến 5.000 đồng 1kg, giá trứng tăng từ 200 đến 300 đồng 1 quả so với những tháng trước. Nhờ đó, người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có lãi.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Tính đến hết tháng 9/2024, tỉnh Thanh Hóa có 531 sản phẩm OCOP, trong đó hầu hết các sản phẩm OCOP đều đạt được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Việt Nam và một số thị trường khác trên thế giới. Được công nhận OCOP, nhiều sản phẩm có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tổng sản lượng cây ăn quả đạt khoảng 251.300 tấn
Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến hết tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh có khoảng 23.000 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng trái cây thu hoạch khoảng 251.300 tấn.
Doanh nghiệp Thanh Hoá đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
Ở thời kỳ nào, doanh nghiệp doanh nhân cũng được xác định là lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất, việc làm và tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, những năm qua đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa đã nỗ lực cố gắng, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước.
Triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành kèm theo Quyết định số 929 ngày 31/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 14832
Ngành xây dựng tăng trưởng 7,48% trong 9 tháng
Trong 9 tháng qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước tăng 7,48% so cùng kỳ. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt hơn 43,7%. Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc ước đạt 26,5m2 sàn/người, tăng 0,9m2 so với năm 2023.
Huyện Thiệu Hóa tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 -13/10/2024), huyện Thiệu Hóa đã tổ chức gặp mặt và tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu.
Phát triển rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Thanh Hóa có gần 648 nghìn ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Hướng đi này đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng rừng nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.