ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đào tạo phóng viên tác nghiệp trong thiên tai, thảm họa

Nghề báo là một nghề nguy hiểm. Điều này đã được nói đến khá nhiều, nhưng dường như chỉ ở góc độ trong chiến tranh hoặc đối mặt với các thế lực ngầm, nguy hiểm trong xã hội.

28/06/2018 21:00

 

Nghề báo là một nghề nguy hiểm. Ảnh minh họa

Sự nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của nhà báo khi tác nghiệp trong những hoàn cảnh thiên tai, thảm họa, tình huống khẩn cấp...hiện còn ít được sự quan tâm của xã hội hơn và của ngay chính các nhà báo, các cơ quan báo chí. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đúng mức việc đào tạo kiến thức, kĩ năng cho nhà báo tác nghiệp trong thiên tai (động đất, bão, lũ), thảm họa (hỏa hoạn, cháy nổ, sập nhà, đánh bom), tình huống nguy hiểm, khẩn cấp.

Những năm gần đây, thiên tai trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, là mối lo của các quốc gia. Ở Việt Nam, thiên tai diễn ra ngày càng nghiêm trọng, bất thường, cực đoan. Theo số liệu của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm khoảng 400 người chết và mất tích. Thiệt hại về kinh tế trung bình 1- 1,5% GDP hằng năm. Trong số 21 loại hình thiên tai được xác định trên thế giới, Việt Nam hứng chịu tới 20 loại hình (chỉ trừ sóng thần).

Năm 2017 có số lượng bão kỉ lục (16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới) trên biển Đông, thiên tai làm 386 người chết và mất tích, 664 người bị thương, tổng thiệt hại hơn 60 nghìn tỉ đồng (tương đương 2,65 tỉ USD). Đó là chưa kể những thảm họa khác.

Báo chí, truyền thông có vai trò quan trọng, tác động nhanh nhạy, sâu rộng, kịp thời đến cộng đồng, góp phần đề phòng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, thảm họa. Báo chí là lực lượng tiên phong trong việc tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai, nâng cao nhận thức, kĩ năng phòng tránh, khắc phục hậu quả, giảm thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, thường xuyên cập nhật, truyền tải thông tin nhanh nhất, rộng rãi nhất để dự báo, cảnh báo, diễn biến thiên tai đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động phòng, tránh tốt nhất có thể. Báo chí cũng là cầu nối kêu gọi, tổ chức cộng đồng cứu trợ nhanh nhất, hiệu quả trong và sau khi xảy ra, cho những nơi bị ảnh hưởng thiên tai, thảm họa.

Khi đưa tin về thiên tai, thảm họa, phóng viên là người luôn luôn đối mặt với rủi ro, nguy hiểm cho phương tiện tác nghiệp và tới cả tính mạng không thua kém gì trong chiến tranh. Chỉ xem những hình ảnh phóng viên chụp hoặc quay phim được, có thể hình dung được góc máy và chỗ đứng nguy hiểm của họ. Một số nhà báo đã hy sinh cả mạng sống khi tác nghiệp trong hoàn cảnh thiên tai, thảm họa. Tháng 10/2017, phóng viên Đinh Hữu Dư (TTXVN thường trú tại Yên Bái) đã hy sinh thân mình ở tuổi 29 khi tác nghiệp tại cầu Ngòi Thia (Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) trong cơn lũ lịch sử cướp đi sinh mạng của gần 100 người dân ở miền núi phía Bắc.

Tháng 11/2013, nữ phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen (Đài truyền thanh Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã hy sinh ở tuổi 27, khi đang trên đường làm nhiệm vụ đưa tin siêu bão Haiyan, cơn bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, càn quét qua Phi-lip-pin đổ bộ vào tàn phá dữ dội miền Trung nước ta.

Hay, những hình ảnh phóng viên các báo chênh vênh trên những chiếc ca nô vượt mưa to, gió lớn đi chụp ảnh, đưa tin cảnh nước lũ ngập tận nóc nhà, người dân ở miền Tây Quảng Bình phải dỡ mái ngói, chui đầu giơ tay cầu cứu (tháng 10/2016); hình ảnh phóng viên đài truyền hình ngâm mình trong nước lũ để đưa tin về trận lũ lịch sử 1999 ở Huế v.v.. Các nhà báo đã dũng cảm có mặt ở những nơi cần có mặt, dù đó là nơi nguy hiểm, biết là rất nguy hiểm.

Đã đến lúc cần quan tâm đúng mức việc đào tạo kiến thức và kĩ năng cho phóng viên tác nghiệp trong tình huống thiên tai, thảm họa, để có thể giảm đến mức thấp nhất sự nguy hiểm, rủi ro nghề nghiệp.

Thế giới và Việt Nam đã có khái niệm báo chí về chiến tranh, phóng viên chiến trường, đã có những lớp, những hình thức đào tạo, trang bị kiến thức và các kĩ năng cần thiết cho phóng viên trước khi ra chiến trường làm nhiệm vụ đưa tin trong điều kiện chiến tranh.

Năm 2015, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về đề tài báo chí chiến tranh, đã có nhiều tham luận, ý kiến phân tích về đặc thù của phóng viên chiến tranh, trong đó đề cập những yêu cầu, điều kiện, phẩm chất, kiến thức, kĩ năng của một phóng viên khi viết về chiến tranh, kinh nghiệm sử dụng các thể loại báo chí trong chiến tranh, kinh nghiệm tác nghiệp của phóng viên chiến trường.

Trong ngành y đã có chuyên ngành y học thảm họa, ra đời năm 1970 tại trường đại học Basel (Thụy Sỹ), đã phát triển và mở rộng mạng lưới ở khắp nơi trên thế giới. Đây là chuyên ngành quan trọng phản ánh sự tiến bộ và trình độ y học, khả năng nhạy bén sẵn sàng đối phó với thảm họa, có cả một quy trình chuyên môn đặc thù, phức tạp. Nhất là yêu cầu chạy đua với thời gian để cứu người khẩn cấp và khắc phục hậu quả cũng khẩn cấp, với những công việc mang tính nhân đạo và được đặc biệt quan tâm: tìm kiếm người bị thương kẹt trong đống đổ nát đưa đi cấp cứu, nhận dạng những người thiệt mạng, lập các cơ sở y tế để điều trị tại chỗ, lo cứu trợ cung cấp nước sạch, thuốc men, phương tiện chuyên chở người bị nạn v.v...

Về mặt quản lí nhà nước, tại Nga có Bộ Tình trạng khẩn cấp (từ 1994), giải quyết tất cả những vấn đề cứu nạn khẩn cấp do thiên tai (động đất, lũ lụt...), hoặc do con người gây ra (hỏa hoạn, cháy nổ) hoặc do các yếu tố kỹ thuật: cháy nổ, nhà sập, đặt bom...

So sánh để thấy rằng, phóng viên tác nghiệp trong thiên tai, thảm họa, tình huống khẩn cấp cũng là loại hình công việc đặc biệt, có những yêu cầu đặc thù về kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, sức khỏe, phẩm chất v.v..

Về kiến thức, phóng viên cần được trang bị hiểu biết về địa lí, lịch sử, khí hậu, thời tiết, con người, kiến thức về thiên tai, cứu nạn, cứu hộ.

Về kinh nghiệm, phóng viên cần có kinh nghiệm sống, nhất là kinh nghiệm đối phó những bất trắc, rủi ro, nguy hiểm trong đời sống, trong lao động.

Về kĩ năng, cần có kĩ năng phán đoán và dự báo tình huống nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân, kĩ năng tự xử lí rủi ro, bất trắc, kĩ năng thoát hiểm...

Về phẩm chất, phóng viên cần nhất là tinh thần dấn thân, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng xả thân vì công việc đưa tin ở nơi nguy hiểm.

Về điều kiện, chẳng hạn, phóng viên phải có đủ điều kiện sức khỏe thể chất và tinh thần để có thể tác nghiệp trong những tình huống khó khăn về địa hình, thời tiết, căng thẳng, nguy hiểm, có đủ sức khỏe để vượt qua những trở ngại và bất trắc, chịu đói, rét, khói, cháy,...

Về nghiệp vụ, phóng viên cần được đào tạo kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng sử dụng, bảo quản phương tiện tác nghiệp, chụp ảnh, quay phim, xử lí thông tin, viết bài trong tình huống khẩn cấp và thiếu các điều kiện thông thường.

Biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng nghiêm trọng. Thảm họa là khó lường. Nhà báo vẫn luôn luôn phải và sẽ có mặt ở những nơi xảy ra thiên tai, thảm họa, như là một bổn phận và lương tâm nghề nghiệp. Rủi ro, nguy hiểm đến phương tiện và tính mạng là khó tránh khỏi. Nếu những phóng viên tác nghiệp trong hoàn cảnh đó được chú ý các điều kiện và đào tạo bài bản, chắc chắn họ sẽ ít rủi ro, nguy hiểm hơn./.

TS Trần Bá Dung
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam

Theo Tạp chí Người làm báo

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sẵn sàng các điều kiện tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các điều kiện tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

20:03 , 03/05/2024

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vào lúc 20h ngày 5/5/2024, Đài Truyền hình Việt Nam - VTV sẽ thực hiện chương trình cầu truyền hình trực tiếp"Dưới lá cờ quyết thắng". Là địa phương có nhiều đóng góp cho chiến dịch Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa được chọn tổ chức 1 trong 5 điểm cầu của Chương trình. Đến thời điểm hiện tại, các ngành, đơn vị liên quan đã phối hợp chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức điểm cầu thành công.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

19:58 , 03/05/2024

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù không có nhiều ưu thế về binh lực, tuy nhiên, quân đội ta càng đánh lại càng mạnh. Điều này không chỉ bởi những chiến lược, chiến thuật tấn công đúng đắn, mà còn nhờ vào sự đoàn kết, đồng lòng ủng hộ của toàn thể đồng bào cả nước. Có thể nói, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Sơ duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

19:52 , 03/05/2024

Sáng 3/5, tại Sân vận động thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đã diễn ra Chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì chương trình sơ duyệt.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên

19:44 , 03/05/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong 2 ngày mùng 2 và mùng 3/5, Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí lãnh đạo Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và một số ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Bản tin An toàn giao thông 24h ngày 03/5/2024

Bản tin An toàn giao thông 24h ngày 03/5/2024

19:27 , 03/05/2024

Chương trình An toàn giao thông 24h của Đài PT&TH Thanh Hóa có những nội dung chính sau: Từ 1/6 Nghị định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô chính thức có hiệu lực; Đình chỉ lái xe khách vi phạm nồng độ cồn, chở quá số người qui định; Chấn chỉnh hoạt động xe điện tại khu du lịch Hải Tiến.

Bản tin Văn hóa ngày 03/5/2024

Bản tin Văn hóa ngày 03/5/2024

18:30 , 03/05/2024

Mời quý vị và các bạn theo dõi Bản tin Văn hóa của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

Ứng dụng HANOI ON đồng hành cùng học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ứng dụng HANOI ON đồng hành cùng học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

18:09 , 03/05/2024

Nhằm hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đặc biệt là tạo thêm phương thức học tập để học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức biên soạn, ghi hình các bài giảng ôn thi tốt nghiệp THPT, phát hành trên ứng dụng đa phương tiện HANOI ON. Học sinh có thể cài đặt ứng dụng trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, Smart Tivi để học và làm bài tập trực tuyến.

Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trong tháng 5/2024

Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trong tháng 5/2024

18:07 , 03/05/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 5/2024, nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt dự báo sẽ xuất hiện nhiều hơn; cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc công tác cải cách hành chính của lực lượng Công an nhân dân

Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc công tác cải cách hành chính của lực lượng Công an nhân dân

18:05 , 03/05/2024

Lợi dụng công tác cải cách hành chính đang diễn ra mạnh mẽ trong Công an nhân dân, các thế lực thù địch, phản động ra sức xuyên tạc, bịa đặt, rêu rao các luận điệu sai lệch nhằm chống phá, kích động nhân dân; gây hoang mang trong dư luận, gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Công an cũng như công cuộc cải cách hành chính của đất nước.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

18:02 , 03/05/2024

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ vừa qua.