Đầu tư, nâng cấp hạ tầng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm
Cùng với sự phát triển về kinh tế, những năm gần đây, các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có những bước phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng. Việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng chợ được chú trọng theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm. Qua đó, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Đầu tư, nâng cấp hạ tầng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm
Trước đây, chợ Chiều ở thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc có quy mô nhỏ, hạ tầng xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm. Sau khi được chuyển sang cho doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác, chợ Chiều đã được đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ.

Nền chợ được nâng cao, hệ thống mái tôn, cống thoát nước được xây dựng mới, các quầy hàng sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng năm, hạ tầng chợ cũng được chủ đầu tư nâng cấp, tu sửa, đảm bảo chợ kinh doanh thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017. Việc kinh doanh buôn bán của các tiểu thương trở nên thuận lợi hơn.

Ông Hoàng Quốc Toản, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Thanh Hóa
Ông Hoàng Quốc Toản, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Thanh Hóa cho biết: "Ban quản lý chợ thường xuyên nhắc nhở tiểu thương, hằng năm đầu tư, tu sửa đảm bảo điều kinh kinh doanh và an toàn thực phẩm".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 122 trong tổng số 389 chợ hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác. Trên địa bàn tỉnh cũng đã có 250 chợ hoàn thành công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm và dẫn đầu cả nước về chuyển đổi và xây dựng chợ hợp chuẩn, chợ kinh doanh thực phẩm.

Ước tính, tổng nguồn vốn các dự án đầu tư chợ theo hình thức xã hội hóa đã được chấp thuận chủ trương đầu tư đạt 1.500 tỷ đồng. Sau khi chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác, các doanh nghiệp, hợp tác xã đã tích cực huy động nguồn vốn, thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chợ theo hướng hiện đại, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giao thương trên địa bàn. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn tình trạng buôn bán các loại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Mai Công Chung, Ban Quản lý chợ thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Công Chung, Ban Quản lý chợ thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ban quản lý chợ thường xuyên nhắc nhở bà con tiểu thương, kiểm tra giám sát hàng ngày, thực phẩm không đảm bảo sẽ không cho vào chợ".
Thực tế trên cho thấy, đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ mới là điều kiện cần, phát huy hiệu quả này như thế nào vẫn do yếu tố con người quyết định. Ở đây, tiểu thương chính là nhân tố quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển chợ truyền thống theo hướng văn minh, an toàn.

Điều đó thường bắt đầu từ những thay đổi trong từng hành vi nhỏ của tiểu thương, như: có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm, bán hàng đúng chất lượng...

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn, ngay sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với lực lượng Công an xã, phường, tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT và tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngay từ cơ sở.

Đảm bảo sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động
Tận dụng nguồn lực hiện có nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu lâu dài là quan điểm quan trọng trong việc sử dụng tài sản công phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp. Việc làm này không chỉ giúp chính quyền 2 cấp vận hành thông suốt mà còn tiết kiệm nguồn lực xã hội, củng cố lòng tin ở Nhân dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phương án sử dụng các công sở, tài sản công được các địa phương lập phương án cụ thể, bố trí khoa học và hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho thời điểm đưa chính quyền địa phương 2 cấp vào vận hành.

Từ 1/7/2025, ngừng giao dịch thẻ ATM công nghệ từ
Kể từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ sẽ bị ngừng chấp nhận giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng. Quy định này áp dụng với tất cả các loại thẻ có dải từ, bao gồm cả thẻ chỉ có dải từ và thẻ kết hợp chip với từ.

Từ ngày 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Theo Nghị định số 151/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai. Từ ngày 1/7, việc giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được thực hiện tại cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường sẽ là người trực tiếp ký cấp sổ đỏ trong các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.

Đại hội đảng bộ viễn thông Thanh Hoá
Sáng 01/7/ 2025, Đảng bộ Viễn Thông Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa VNPT Thanh Hoá trở thành doanh nghiệp số thông minh, năng động, hiệu quả, có vai trò quan trọng trong bản đồ số Quốc gia của Việt Nam và thâm nhập thành công vào thị trường khu vực, quốc tế.

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.

Cục Thuế công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ
Ngày 1/7, Cục Thuế - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các cơ quan thuế toàn quốc, công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ. Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Cục Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày đầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài
Ngày 1/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng từ bộ máy chính quyền 2 cấp: Gần dân, sát dân, trọng dân
Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là giải pháp, mà là một cuộc cách mạng từ cơ sở, để chính quyền thực sự trở thành chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy bộ máy đã sẵn sàng, cán bộ đã vào vị trí, giờ là lúc tiếng nói từ những người trong cuộc cất lên – từ cán bộ xã, công chức chuyên môn đến người dân – những người trực tiếp cảm nhận và đồng hành cùng sự thay đổi này. Sau đây, chúng ta cùng nghe tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, công chức cấp xã và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân về bộ máy mới - bộ máy của đổi mới, gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân.

Chuyển đổi số để đơn vị hành chính cấp xã/phường hoạt động hiệu quả
Khi chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp thì cấp xã trở thành chính quyền cơ sở duy nhất, gánh vác trọng trách trực tiếp phục vụ nhân dân. Để chính quyền cấp xã vận hành thông suốt, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính, tỉnh Thanh Hóa có bước chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phục vụ người dân nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.