ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đề xuất kiểm định chất lượng đầu vào công chức cả nước

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trong đó đề xuất thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức đối với các cơ quan trung ương từ năm 2021-2022.

05/06/2020 08:04

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ cho biết, theo quy định hiện hành tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức thì việc tuyển dụng công chức, viên chức được tổ chức theo 2 vòng.

Trong đó, vòng 1 thi trắc nghiệm về kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học để bảo đảm chính xác trong việc chấm thi và thuận tiện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Vòng 2 là thi chuyên môn nghiệp vụ bằng hình thức phỏng vấn, thực hành hoặc thi viết do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.

Việc thực hiện kỳ thi tuyển dụng với 2 vòng đã tạo ra những chuyển biến tích cực nhất định. Tuy nhiên, vòng 1 kỳ thi hiện nay được cơ quan tuyển dụng thực hiện có lúc, có nơi còn bất cập, hạn chế.

Nội dung đánh giá chưa có tính suy luận, phân tích, nặng về kiểm tra kiến thức mà thiếu sự đánh giá về khả năng vận dụng tri thức, thái độ và tinh thần trách nhiệm nên chưa kiểm định được đầy đủ năng lực, chất lượng thí sinh để giúp sàng lọc, lựa chọn được các thí sinh phù hợp với yêu cầu nền công vụ nói chung, vị trí tuyển dụng nói riêng.

Tính chuyên nghiệp trong thực hiện vòng 1 kỳ thi chưa cao để đáp ứng yêu cầu của đổi mới thi tuyển công chức.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong tuyển dụng công chức, đảm bảo mặt bằng chung về chất lượng công chức trong phạm vi cả nước, sàng lọc được thí sinh có nền tảng kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết đối với vị trí công chức cần tuyển dụng, Bộ Nội vụ đề xuất đổi mới nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Đề xuất 2 phương án đổi mới

Dự thảo đề xuất 2 phương án đổi mới nội dung thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:

Phương án 1, nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh dự thi trên các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ của thí sinh, bao quát những lĩnh vực về chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực, quyền, nghĩa vụ của công chức, kiến thức về văn hóa, lịch sử, kỹ năng giao tiếp, đạo đức công vụ… ; bảo đảm đánh giá được năng lực nhận thức và năng lực tư duy, năng lực ứng dụng vào thực tiễn của thí sinh.

Các nội dung về kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học sẽ được tổ hợp chung trong một bài thi kiểm định với thời lượng ít nhất 180 phút.

Ngân hàng câu hỏi kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tiếp cận theo hướng tư duy mới trên cơ sở khung năng lực cần thiết đối với một công chức (năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý) (có phụ lục kèm theo).

Kiểm định không chỉ là việc đánh giá kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học của thí sinh như các nội dung tuyển dụng công chức trong giai đoạn vừa qua mà phải đánh giá tổng hợp, toàn diện năng lực của thí sinh dự tuyển (đánh giá được sự hiểu biết nền tảng, cần thiết cho vị trí công chức; hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ, khả năng, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm sẵn sàng đảm đương vị trí công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển).

Ngân hàng câu hỏi được xây dựng bởi các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, hàng đầu của cả nước, các cơ quan quản lý nhà nước, của cơ quan sử dụng công chức để đảm bảo chất lượng ngân hàng đề thi.

Phương án 2, tiếp tục đổi mới các nội dung thi theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP theo hướng tăng thời lượng, tăng số câu hỏi nhằm tạo cơ sở đánh giá toàn diện hơn năng lực của thí sinh. Số lượng câu hỏi môn kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học dự kiến là 100 câu mỗi môn.

Nội dung câu hỏi tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) thay vì đánh giá kiến thức đơn thuần được trang bị trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án 1.

Giấy chứng có giá trị trong cả nước và cho tất cả các vị trí tuyển dụng

Theo phương án 1 Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn, thí sinh dự tuyển sẽ phải tham dự một kỳ kiểm định đầu vào chất lượng công chức. Sau đó, nếu trả lời đúng 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì sẽ được đơn vị kiểm định cấp giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận này là cơ sở để các cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng. Giấy chứng nhận có giá trị 12 tháng kể từ ngày cấp để thí sinh đăng ký tuyển dụng vòng 1, có giá trị trong cả nước và cho tất cả các vị trí tuyển dụng.

Việc kiểm định chất lượng đầu vào sẽ được thực hiện trên máy tính, thí sinh sẽ biết kết quả ngay sau khi làm bài và sẽ được cấp giấy chứng nhận sau 5 ngày làm việc.

Địa điểm kiểm định chất lượng tập trung sẽ được tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM, Thừa Thiên - Huế và Buôn Ma Thuột. Trường hợp các thí sinh không có điều kiện kiểm định tại 4 địa điểm trên thì đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào bố trí nhân sự, phần mềm, ngân hàng đề thi để thực hiện kiểm định tại địa phương.

Kỳ kiểm định chất lượng đầu vào tập trung sẽ được thực hiện ít nhất 2 lần/năm. Các thí sinh không đạt yêu cầu có thể đăng ký thi lại sau 6 tháng kể từ khi kiểm định không đạt ở lần trước.

Theo đó, lộ trình thực hiện Đề án như sau: Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức đối với các cơ quan trung ương từ năm 2021-2022. Giai đoạn sau năm 2022 thực hiện đồng bộ các nội dung của Đề án.

Bộ Nội vụ cho biết, Đề án sẽ góp phần giảm chi phí của Nhà nước và chi phí xã hội trong thi tuyển công chức, đảm bảo tính khách quan, công bằng, tính chuyên nghiệp trong quá trình kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thông tin dự báo cháy rừng từ 26/4 đến 2/5/2024

Thông tin dự báo cháy rừng từ 26/4 đến 2/5/2024

17:59 , 27/04/2024

Theo thông tin cảnh báo cháy rừng từ cục Kiểm lâm và dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ ngày 26/4 đến 2/5/2024, thời tiết trên địa bàn các huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Như Thanh, Mường Lát, thị xã Nghi Sơn và thành phố Thanh Hóa tiếp tục khô nóng kéo dài, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng cấp 3 – cấp cao.

Khai mạc Hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP nhân Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024

Khai mạc Hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP nhân Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024

15:51 , 27/04/2024

Trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024, tại Khu du lịch biển Hải Hoà, UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Khai mạc Hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Hỗ trợ các gia đình ngư dân của huyện Quảng Xương gặp nạn trên biển

Hỗ trợ các gia đình ngư dân của huyện Quảng Xương gặp nạn trên biển

09:56 , 27/04/2024

Sáng 26/4, Đoàn Thanh niên các đơn vị: Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa, Cơ quan Tỉnh ủy, văn phòng UBND tỉnh đã kết nối cùng Công ty cổ phần Dược phẩm TVpharm, Câu lạc bộ Thiện nguyện Bắc Trung Nam đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương có ngư dân gặp nạn khi đang khai thác trên vùng biển tỉnh Quảng Ninh.

Trường Đại Học Văn hóa, Thể thao và Du lịch chung tay hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Trường Đại Học Văn hóa, Thể thao và Du lịch chung tay hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

09:46 , 27/04/2024

Chiều ngày 26/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phát động quyên góp, ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.

Triển khai quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm đến Bí thư các Chi bộ thôn, khu phố

Triển khai quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm đến Bí thư các Chi bộ thôn, khu phố

09:43 , 27/04/2024

Sáng ngày 26/4, Huyện ủy Thạch Thành đã tổ chức Hội nghị Triển khai quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 đến Bí thư các Chi bộ thôn, khu phố.

Thành phố Sầm Sơn siết chặt quản lý hoạt động xe điện 4 bánh

Thành phố Sầm Sơn siết chặt quản lý hoạt động xe điện 4 bánh

09:26 , 27/04/2024

Thành phố Sầm Sơn đang có 5 đơn vị kinh doanh dịch vụ chở khách bằng xe điện 4 bánh. Thời gian qua, hoạt động này vẫn còn những hạn chế, bất cập; tình trạng người điều khiển xe điện 4 bánh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông còn xảy ra nhiều. Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng của thành phố Sầm Sơn đang triển khai các giải pháp nhằm siết chặt quản lý hoạt động xe điện theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng văn minh, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Triển khai đường dây nóng thông tin an toàn giao thông trên cao tốc

Triển khai đường dây nóng thông tin an toàn giao thông trên cao tốc

09:22 , 27/04/2024

Bắt đầu từ ngày 26/4, Cục Cảnh sát giao thông chính thức tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao trên các tuyến cao tốc qua số điện thoại đường dây nóng 19008099.

Bổ sung trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc – Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Bổ sung trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc – Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4

09:17 , 27/04/2024

Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông cáo báo chí thông tin vị trí các trạm dừng nghỉ tạm phục vụ nhu cầu thiết yếu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Mường Lát nỗ lực xóa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Mường Lát nỗ lực xóa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

08:41 , 27/04/2024

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết là những hủ tục đã tồn tại trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa suốt nhiều thế kỷ, để lại những hệ lụy nghiêm trọng và lâu dài. Nhiều năm qua, huyện Mường Lát đã đưa ra nhiều giải pháp, nỗ lực giải quyết thực trạng này và đạt được những kết quả khả quan.

Các đơn vị thuỷ lợi tập trung ứng phó với xâm nhập mặn

Các đơn vị thuỷ lợi tập trung ứng phó với xâm nhập mặn

08:32 , 27/04/2024

Theo báo cáo từ ngành Nông nghiệp Thanh Hoá, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng mưa đã thiếu hụt hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 7 đến 10%, lượng nước trên các sông chính cũng xuống thấp, khiến cho tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện tại nhiều địa phương. Để hạn chế những ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, nhiều giải pháp đã được các đơn vị thuỷ lợi tập trung triển khai.