ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Điều kiện hỗ trợ và ngân sách không đồng bộ: Hộ nghèo khó tiếp cận vốn

Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên cho biết, có nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng điều kiện hỗ trợ đòi hỏi cao nên bà con khó tiếp cận.

17/10/2020 10:59

Đối với tỉnh biên giới Lai Châu, công tác giảm nghèo bền vững những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa phương vẫn còn một số bất cập, khi điều kiện hỗ trợ đòi hỏi cao và ngân sách thực hiện không đi kèm với chính sách, dẫn đến hộ nghèo vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn.  

Hộ nghèo khó tiếp cận vốn
Hộ nghèo khó tiếp cận vốn

Gia đình anh La Văn Phái, dân tộc Thái, ở bản Nà Khoang, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên có 5 nhân khẩu và thuộc diện hộ nghèo tại địa phương. Cuộc sống của cả nhà phụ thuộc vào ít đất lúa trồng cấy 1 vụ và tiền công vài triệu đồng mỗi tháng đi làm thuê như: bốc vác, phụ hồ, thu hái chè…

Qua rà soát của chính quyền xã, gia đình anh Phái được hưởng nhiều chính sách, trong đó có những chính sách hỗ trợ trực tiếp như giống cây chè. Tuy nhiên, yêu cầu của chính sách hỗ trợ phải có ít nhất từ 1.000m2 đất trở lên, trong khi gia đình anh Phái chỉ có 700m2, nên không được hỗ trợ: "Tôi đi làm thuê để trang trải cuộc sống, mỗi một năm cũng chỉ được 8 đến 10 triệu thôi. Giờ đang thiếu đất sản xuất, làm ăn thì đất chẳng có mấy, bố mẹ cũng chia cho đất ít thôi. Giờ gia đình đang thiếu vốn làm ăn phát triển kinh tế".

Xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái. Do địa hình đồi núi dốc, ít đất sản xuất nên hiện xã vẫn còn gần 30% số hộ thuộc diện hộ nghèo. Thiếu đất sản xuất, qua vụ lúa, khi nhàn rỗi bà con thường đi làm thuê công nhật,  thu nhập cũng chẳng được là bao.

Ông Nguyễn Kim Tuyền, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên cho biết, có nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng điều kiện hỗ trợ đòi hỏi cao nên bà con khó tiếp cận. Một số chính sách dù đã có hiệu lực từ lâu và cũng sắp hết thời hạn thực hiện nhưng thiếu nguồn vốn để thực hiện, nên rất khó khăn cho các hộ nghèo: "Một số hộ nghèo khi thực hiện chính sách là khó khăn, họ không có tiền đối ứng để thực hiện chính sách; thế nên là một số chính sách triển khai rồi vẫn còn một số hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo là họ không có tiền đối ứng để được hưởng các chính sách nhà nước hỗ trợ. Một số chính sách theo đề án của tỉnh, Chính phủ thì vẫn có những chính sách vốn còn chậm so với thực tế. Mong muốn thời gian tới, những chính sách nào được hỗ trợ thì kịp thời nguồn vốn được giải ngân, để xã triển khai cho bà con để phấn đấu thoát nghèo".

Theo số liệu thống kê giai đoan 2016 – 2019, trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã thực hiện hàng chục chánh sách giảm nghèo với tổng nguồn vốn phân bổ gần 150 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 130 tỷ đồng. Qua quá trình triển khai thực hiện, một số chính sách đã đem lại hiệu quả thiết thực, đóng góp quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo như chương trình 30a, 135, 755…

Ông Tòng Văn Đỉnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Uyên cho biết, các chính sách đã hỗ trợ về nông cụ máy móc, chuyển đổi nghề, công trình nước sinh hoạt và nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã đến với người dân. Diện mạo nhiều vùng nông thôn đã đổi thay, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tân Uyên từ hơn 30% năm 2015 xuống còn hơn 14% hiện nay. Tuy nhiên, đối với một số chính sách hiện nay vẫn còn tồn tại, đó là bố trí nguồn vốn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng người dân vẫn còn thiếu đất ở, đất sản xuất, dẫn tới tiếp cận tín dụng khó khăn.

"Chính sách hỗ trợ đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù đề án đã được phê duyệt từ tháng 9.2017, tuy nhiên nguồn vốn phân bỏ không đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn để chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện tốt các chính sách cho đồng bào được kịp thời, mong muốn là nếu sau này, các đề án vẫn còn được tiếp tục triển khai thực hiện thì phải phân bổ nguồn vốn đảm bảo kịp thời, để tránh cho dự án treo", ông Đỉnh cho biết.

Cũng đồng quan điểm với ông Tòng Văn Đỉnh, bà Lê Thị Tình - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết, hiện rất cần các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ mang tính tổng thể, theo hướng lâu dài cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chính sách cũng cần có cơ sở tích hợp thu gọn đầu mối, phân công rõ trách nhiệm và ưu tiên nguồn lực để thực hiện. 

"Trong tổng thể đề án đã được phê duyệt thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thì cũng có một số nguồn vốn được cấp vốn chưa đảm bảo theo kế hoạch của huyện, chậm và muộn. Mong muốn của huyện thì vẫn mong tiếp tục được đầu tư và bố trí nốt các nguồn vốn mà đã nằm trong đề án của huyện; bố trí thêm các nguồn vốn mà các chương trình, dự án đã triển khai trên địa bàn, để huyện tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ".

Tuy đạt được nhiều kết quả trong công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng huyện Tân Uyên cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao.  Để người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững, ngoài sự nỗ lực và ý trí quyết tâm vươn lên của người dân, rất cần Trung ương quan tâm, xem xét cân đối nguồn lực để chính sách thực sự đi vào cuộc sống.

Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá: Tai nạn giao thông tăng trong kỳ nghỉ lễ

10:35 , 03/05/2024

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh ổn định, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông và đua xe trái phép. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông và vi phạm nồng độ cồn vẫn gia tăng.

Quan Hóa: Huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Quan Hóa: Huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

10:25 , 03/05/2024

Từ năm 2021 đến tháng 4 năm 2024, huyện Quan Hoa, tỉnh Thanh Hóa đã huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử cấp xã

Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử cấp xã

10:01 , 03/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh chuyển đối số trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột đầu tiên được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử. Hiện nay, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ tại khu vực miền núi Thanh Hóa

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ tại khu vực miền núi Thanh Hóa

07:37 , 03/05/2024

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, trong 6h qua, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa, có nơi rất to. Dự báo, mưa vẫn còn tiếp tục, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở, sụt lún đất tại một số huyện miền núi trên địa bàn tỉnh.

Sáng 3/5, nhiều nơi ở Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào và dông

Sáng 3/5, nhiều nơi ở Thanh Hóa tiếp tục có mưa rào và dông

06:00 , 03/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, sáng ngày 3/5, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tuyến lửa ác liệt

Tuyến lửa ác liệt

18:05 , 02/05/2024

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, con đường tiếp vận quân lương phục vụ chiến dịch đi qua các tỉnh Sơn La, Điện Biên đã trở thành tuyến lửa ác liệt. Có những ngày thực dân Pháp dội xuống đây hàng trăm tấn bom các loại để ngăn chặn con đường tiếp vận này. Biết bao máu xương của lực lượng thanh niên xung phong đã đổ xuống để giữ cho mạch máu giao thông được thông suốt, kịp thời đưa vũ khí quân lương vào mặt trận Điện Biên Phủ.

Chủ động cung ứng nước tưới và chống hạn cho gần 80.000 ha cây trồng vụ chiêm xuân

Chủ động cung ứng nước tưới và chống hạn cho gần 80.000 ha cây trồng vụ chiêm xuân

16:10 , 02/05/2024

Công trình Thủy lợi Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa có dung tích hồ chứa 1,45 tỷ m3 nước. Để đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới, chống hạn cho vụ chiêm xuân năm 2024, Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Cửa Đạt đã phối hợp với các đơn vị chức năng theo dõi, quan trắc thủy văn lưu vực Cửa Đạt và huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tính toán phương án điều tiết nước và vận hành hợp lí.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/5, ngày 03/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 02/5, ngày 03/5/2024

14:15 , 02/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 02/5, ngày 03/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh ngày trời nắng, đêm và chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Gió Đông nam cấp 2, cấp 3.

Ngăn chặn nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng

Ngăn chặn nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng

09:02 , 02/05/2024

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hoá, toàn tỉnh hiện có trên 42.300ha rừng có nguy cơ cháy rất cao trong những ngày nắng nóng gay gắt như hiện nay.

Nhiều sản phẩm OCOP tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

Nhiều sản phẩm OCOP tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5

09:00 , 02/05/2024

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thành phố Thanh Hóa và một số đơn vị cấp huyện đã tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và mở nhiều điểm bán hàng tại các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và du khách. Nhờ đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã nên những sản phẩm OCOP của tỉnh đã thu hút được sự quan tâm, lựa chọn của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.