ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hà Nội thay đổi phương án thi vào lớp 10, học sinh đi học gần kín tuần

Khi Sở GD-ĐT Hà Nội thay đổi phương án thi vào lớp 10, nhiều học sinh cảm thấy thêm áp lực thi cử vì phải ôn luyện, học thêm nhiều, gần như kín tuần.

12/10/2018 14:26

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2019-2020 với 4 môn thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn thi khác sẽ công bố vào tháng 3 tới.

Thông tin này khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì sẽ thêm áp lực thi cử với học sinh; còn các học sinh đang học lớp 9 thì chỉ biết tăng thời gian học thêm với hy vọng có thể giành được một suất vào lớp 10 trường công lập.

Theo phương án thi do UBND Hà Nội đã phê duyệt, các trường THPT không chuyên sẽ thực hiện thi tuyển vào lớp 10 gồm 4 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4. Trong đó, bài thi thứ 4 được chọn ngẫu nhiên trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và sẽ được công bố vào tháng 3 năm 2019.

Phụ huynh Hà Nội đứng đợi con trước cổng trường trong đợt thi vào lớp 10 năm  học 2018-2019.
Phụ huynh Hà Nội đứng đợi con trước cổng trường trong đợt thi vào lớp 10 năm học 2018-2019.

Thi thêm môn làm tăng áp lực cho học sinh

Nhiều phụ huynh cho rằng, việc thi thêm môn sẽ làm tăng áp lực cho học sinh. Chị Nguyễn Nguyên Hoa, ở xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, có con đang học lớp 9 cho biết, ngay từ đầu năm học, con đã phải đi học thêm tổng cộng 5 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý và Hóa học. Với phương án thi này, con phải học thêm những môn còn lại sẽ càng vất vả hơn.

“Năm lớp 9 các con rất là áp lực trong việc học, con tôi năm nay cũng đi học thêm rất là nhiều. Văn, Toán, Tiếng Anh, Lý, Hóa là đã bắt đầu đi học từ đầu năm, nhưng tâm lý là còn một môn cuối thì cũng đang lo, không biết môn nào, hy vọng là nó sẽ vào mấy môn mà cháu đang tập trung vào học, vẫn là môn chính, không phải là những môn phụ để cho đỡ áp lực”, chị Nguyên Hoa nói.

Cùng chung tâm trạng lo lắng của phụ huynh, các học sinh đang học lớp 9 cũng cho biết, ngoài 3 môn thi đã biết trước là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, đến tháng 3 năm 2019 mới biết môn thi thứ 4 nên tâm lý khá căng thẳng. Trong khi đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ tổ chức vào đầu tháng 6, như vậy học sinh chỉ có 3 tháng để ôn tập sẽ khó đạt hiệu quả. Vì vậy, giải pháp được nhiều học sinh lựa chọn là đi học thêm các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ tại các trung tâm song song với chương trình học chính ở trường để đến tháng 3 dành thời gian ôn thi môn thứ 4.

“Em đang cố để học đều các môn, bây giờ em vẫn thích mấy môn tự nhiên như Sinh, Hóa hơn còn các môn kia chủ yếu là học thuộc thôi. Phải học nhiều hơn rồi, bởi vì bây giờ ngoài lịch học ở trường ra thì phải học thêm. Em học thêm Toán, Hóa, tiếng Anh và Văn, em chỉ nghỉ buổi tối còn những ngày còn lại là em phải học hết.   

Áp lực hơn, cũng mệt hơn năm ngoái. Em học thêm Toán thứ 2,4,7; Văn thứ 3, thứ 7; Anh thứ 5, Chủ nhật là kín tuần luôn. Môn còn lại thì học bình thường thôi”, em Cao Đỗ Thiên An và Lê Hiếu Anh, học sinh lớp 9, trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nói.

Hà Nội thay đổi phương án thi vào lớp 10, học sinh đi học hầu như kín tuần
Hà Nội thay đổi phương án thi vào lớp 10, học sinh đi học hầu như kín tuần

Phụ huynh mong được chọn môn thi thứ 4

Một số phụ huynh và học sinh cũng cho rằng, thay vì Sở GD-ĐT chọn một trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân làm môn thi thứ 4 thì để học sinh có quyền lựa chọn. Như vậy học sinh sẽ đỡ áp lực hơn. Nguyễn Phúc Hiếu, học sinh Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, quận Đống Đa nêu ý kiến: “Ôn tập thì ngoài môn Toán, môn Văn ôn chính như ngày xưa thì môn tiếng Anh cũng phải bồi bổ thêm. Còn các môn còn lại thì đành học trên lớp, ngồi nghe giảng thôi ạ, không phụ thuộc vào 2 môn kia nữa. Em nghĩ môn cuối cùng thì nên để học sinh tự chọn bởi vì nó sẽ phù hợp với các bạn hơn, các bạn sẽ biết mình mạnh cái gì thì sẽ thi môn đấy”.

Về lý thuyết, việc môn thứ 4 sẽ công bố vào tháng 3 nhằm để học sinh sẽ học đều các môn, giảm tình trạng học lệch, học tủ, tạo thuận lợi khi các em học ở bậc trung học phổ thông. Tuy nhiên, trên thực tế thì học sinh vẫn tập trung vào các môn thi chính là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, bởi với áp lực học tập như hiện nay, tình trạng căng sức ra để học tốt tất cả các môn sẵn sàng cho kỳ thi vào 10 là quá khó khăn. Mặt khác, việc tăng thêm bài thi sẽ rất khó giảm được việc dạy thêm, học thêm, chắc chắn sẽ tăng thêm áp lực cho cả thí sinh và phụ huynh vì có thi thì sẽ có ôn thi.

Năm học 2019-2020, dự kiến các trường THPT công lập ở Hà Nội sẽ tuyển khoảng 60.900 đến 62.900 học sinh, giảm khoảng 3.000 học sinh so với năm học 2018-2019. Như vậy, tỷ lệ cạnh tranh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập vẫn rất lớn, nếu học ở trường chưa đủ, thì học sinh sẽ phải tiếp tục chạy đua luyện thi.

Nếu chủ trương tăng từ 2 lên 4 môn thi đã nằm trong kế hoạch thì việc công bố sớm môn thi thứ tư sẽ khiến cả học sinh và giáo viên chủ động, đồng thời tránh được những hệ lụy không đáng có cho cả nhà trường và phụ huynh học sinh.

Minh Hường/VOV1

 

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

Gần 400 đoàn viên, thanh niên Đông Sơn tham gia tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024

18:00 , 22/04/2024

Sáng 22/4, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường vụ huyện Đoàn và Ban Giám hiệu Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức Chương trình tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh cho đoàn viên thanh niên, học sinh năm 2024.

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên năm học 2024 - 2025

09:07 , 22/04/2024

Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá - thuộc Hệ thống Trường Phổ thông FPT sẽ hoàn thiện cơ sở vật chất vào tháng 06/2024 để sẵn sàng đón những học sinh đầu tiên cho năm học 2024 - 2025.

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh THPT năm 2024

20:07 , 21/04/2024

Chiều 21/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho trên 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn và thành phố Sầm Sơn.

Xây dựng  trường học hạnh phúc

Xây dựng trường học hạnh phúc

10:38 , 21/04/2024

Từ năm 2019, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó có Thanh Hóa. Từ năm 2021 đến nay, nhiều trường học ở Thanh Hoá đã kiến tạo được môi trường hạnh phúc, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, cả học sinh và thầy cô đều cảm thấy thực sự hạnh phúc khi đến trường.

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

Ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả dạy và học

06:00 , 21/04/2024

Với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số, sử dụng các thiết bị hiện đại đang trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tại một số trường học, các giáo viên đã chủ động tìm tòi, ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại để kích thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh; qua đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Ghi nhận tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa.

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

16:11 , 20/04/2024

Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ, giải pháp được khẳng định tại Nghị quyết số 29/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tại Thanh Hóa, xu thế hợp tác giáo dục và đào tạo với các nước trên thế giới đã và đang được nhiều trường học thực hiện, mang lại hiệu quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của giáo dục xứ Thanh trong hệ thống giáo dục nước nhà.