Hiệu quả bước đầu mô hình liên kết trồng cây thanh hao hoa vàng
(TTV) - Vụ xuân 2022, Hợp tác xã nông nghiệp xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc đã đứng ra ký hợp đồng liên kết với Công ty TNHH thương mại và sản xuất dược Bình Minh, để các xã viên trồng thử nghiệm cây dược liệu thanh hao hoa vàng trên đất màu. Đến nay, cây trồng phát triển tốt, chuẩn bị cho thu hoạch, dự kiến năng suất, hiệu quả cao hơn các loại cây trồng khác.
![]() |
Gia đình ông Mai Quốc Thành là một trong những hộ dân tham gia mô hình trồng cây thanh hao hoa vàng của hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Quang, với diện tích 2,5 ha. Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên cây dược liệu phát triển khá tốt, dự kiến sẽ đạt năng suất gần 5 tấn cây khô/ha. Với giá 14 nghìn đồng/ kg, vụ này gia đình ông sẽ có thu nhập 150 triệu đồng. Ông Mai Quốc Thành, thôn 1, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: So với cây ngô thương phẩm, cây lạc, đạu, vừng, cây màu truyền thống, cây thanh hao hoa vàng cho năng suất, giá trị cao hơn trên đơn vị diện tích.
![]() |
Thanh hao hoa vàng là loại cây dược liệu, được dùng để chiết xuất tinh dầu, làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh. Trong năm đầu tiên thực hiện mô hình liên kết, hơn 10 hộ dân thôn 1 xã Vĩnh Quang đã trồng được 7ha. Theo hợp đồng được ký kết, Công ty TNHH thương mại và sản xuất dược Bình Minh cung ứng toàn bộ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc. Còn các hộ tham gia chỉ bỏ công chăm sóc, sau 5 tháng cây sẽ cho thu hoạch, được công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Theo các hộ dân, cây thanh hao hao vàng rất phù hợp với diện tích đất bãi và đất chuyên màu, dễ sống và phát triển nhanh, ít công chăm sóc, 1 năm sẽ trồng được 2 vụ, cho thu nhập 120 triệu đồng/ ha/ năm. Ông Phạm Văn Thụ, Giám đốc HTX DVNN Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: mô hình cây thanh hao có giá trị kinh tế cao cho nhân dân; căn cứ vào đó sẽ có quy hoạch thích ứng để trồng cây thanh hao. Đây cũng là mô hình liên kết với công ty để làm lâu dài, bền vững.
![]() |
Qua bước đầu thực hiện mô hình cho thấy, cây thanh hao hoa vàng có thể phát triển tốt trên đồng đất Thanh Hoá, thích hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, được liên kết, nông dân chỉ bỏ công nên rất yên tâm sản xuất.
Hương Hạnh- Lê Quang- Mạnh Tuấn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 16.6
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thạch Thành: Vốn tín dụng chính sách hơn 696 tỷ đồng
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn
Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Từ 1/6, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online
Tận dụng những lợi ích từ công nghệ số và mạng xã hội mang lại, nhiều tiểu thương đã kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và buôn bán online nhằm tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD
Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng
Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.