Huyện Ngọc Lặc nỗ lực phát triển các sản phẩm OCOP
Tập trung phát triển các sản phẩm OCOP là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Lặc nhiệm kỳ 2020-2025. Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND huyện Ngọc Lặc đã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP; rà soát, đánh giá các thế mạnh của địa phương; ban hành các văn bản chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn triển khai xây dựng sản phẩm OCOP. Đến nay, Ngọc Lặc đã xây dựng thành công 6 sản phẩm OCOP là Dưa kim hoàng hậu 369, Miến dong Hương Ngọc, bột sắn dây Hương Quê, gạo nếp hạt cau Thạch Lập, mật mía Phúc Long và mật ong Kiên Thọ.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP, khuyến khích các tổ chức kinh tế trên địa bàn các xã, thị trấn tham gia; chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng bảo đảm các tiêu chí như lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và có tính bền vững. Từ đó, nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân. Đồng thời, hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP tập trung cải tiến, hoàn thiện về tạo mã QRcode, in nhãn mác, thiết kế bao bì sản phẩm, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng website bán sản phẩm trực tuyến...

Mô hình dưa kim hoàng hậu của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc hiện có 18 thành viên, với 3 thành viên thuộc Hội đồng quản trị. Từ tháng 2 năm 2019, thực hiện chương trình hợp tác với Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ tiến hành trồng dưa kim hoàng hậu theo tiêu chuẩn Global Gap, đặc biệt chú trọng đến tiêu chí an toàn thực phẩm. Đến nay, Hợp tác xã đã xây dựng được 0,5 ha nhà lưới, với tổng số tiền đầu tư lên đến gần 2 tỷ đồng.
Mỗi năm, Hợp tác xã canh tác 3 vụ, thu hoạch khoảng 35 tấn dưa kim hoàng hậu. Tháng 9 năm 2021, sản phẩm dưa kim hoàng hậu 369 của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định thương hiệu của sản phẩm, tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng. Hiện, dưa kim hoàng hậu 369 đã được tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh thành khác trong cả nước.
Miến dong là sản phẩm nổi tiếng của người dân xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc. Để xây dựng thương hiệu OCOP cho sản phẩm này, xã đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất lên đến 20ha.
Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ thương mại Thành Công- đơn vị sản xuất miến chủ lực của xã Ngọc Liên đã đầu tư hệ thống máy móc hiện đại phục vụ toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu làm sạch nguyên liệu, ủ bột, tráng bánh, cán sợi và đóng gói. Trong quá trình sản xuất, Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ thương mại Thành Công đặc biệt chú trọng khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, miến không được cho thêm bất cứ phụ gia nào.

Để nâng cao thẩm mĩ cho sản phẩm, Hợp tác xã Thành Công cũng chú trọng đến khâu đóng gói, bao bì. Miến dong được đóng theo quy cách chuẩn chỉnh, với trọng lượng 500 gram hoặc 1 kg một túi. Với việc được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Miến dong Hương Ngọc không chỉ được bán trong tỉnh, mà đã vươn tới nhiều thị trường tiềm năng, như Hà Nội, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh… Xã Ngọc Liên cũng tập trung hỗ trợ người dân đưa sản phẩm miến dong của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước.
Ngoài miến dong Hương Ngọc, bột sắn dây Hương Quê cũng là sản phẩm đã được công nhận OCOP của xã Ngọc Liên. Cây sắn dây là một trong những sản phẩm nông nghiệp truyền thống của xã. Sắn dây thường được trồng 1 vụ/năm, với năng suất từ 850 - 900 kg củ tươi/sào. Ngoài việc bán sắn tươi, nhiều hộ dân Ngọc Liên đã chế biến củ thành tinh bột. Mỗi sào trồng sắn dây thường sẽ cho 1,8 tạ tinh bột khô. Hiện, sắn dây Hương Quê đang khẳng định được thương hiệu tại thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ngoài các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, hiện nay, huyện Ngọc Lặc cũng đang tiếp tục tập trung xây dựng một số sản phẩm như vải thổ cẩm Cao Ngọc, mật mía… Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo người dân hướng dẫn cho các chủ thể hoàn thiện hồ sơ chứng nhận OCOP; tạo điều kiện để doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình mở rộng sản xuất, tăng cường liên kết để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh..., nhằm giúp các sản phẩm này đủ điều kiện và sớm được chứng nhận OCOP.

Mô hình dệt thổ cẩm truyền thống của bà Phạm Thị Bảo được xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc tập trung xây dựng thương hiệu OCOP. Để đảm bảo các tiêu chí của Chương trình, cơ sở ngày càng được mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động; có hàng chục khung dệt tập trung, thu hút 43 thành viên trong xã tham gia. Mỗi năm, hàng ngàn sản phẩm do cơ sở sản xuất được xuất bán tại khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là vùng có đồng bào dân tộc Mường sinh sống.
Việc xây dựng các sản phẩm OCOP đã và đang góp phần không nhỏ thúc đẩy nền nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn của huyện miền núi Ngọc Lặc. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 ( nhiệm kỳ 2021-2025) đề ra 6 chương trình trọng tâm, trong đó có Chương trình phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi của tỉnh.
Sự ra đời của các sản phẩm OCOP ở khu vực miền núi sẽ thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, đưa kinh tế xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảng vì hạnh phúc của Nhân dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm, nguyên tắc "lấy dân làm gốc". Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng, to lớn của Nhân dân, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị ở các cấp, tổ chức triển khai hiệu quả việc chăm lo đời sống, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.

Đảng soi đường đưa Dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Dân tộc ta đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, tích lũy đủ thế và lực để sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tạo chỗ đứng cho hàng Việt trên sân nhà
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai từ năm 2009 theo thông báo Kết luận số 264 của Bộ Chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta. Thời điểm đó, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, các ngành sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ cuộc vận động và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Người dân có thói quen ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt. Các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hóa: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Trong những năm qua, trước những diễn biến nhanh, xuất hiện nhiều yếu tố khó lường của tình hình thế giới và khu vực, cùng sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, công tác phòng, chống tội phạm tại Việt Nam đứng trước những khó khăn và thử thách mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng trên cả 2 mặt trận: phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm. Tại Thanh Hóa, trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác phòng, chống tội phạm; xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Từ sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, công tác phòng, chống tội phạm tại Thanh Hóa liên tiếp đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống bình yên cho Nhân dân.

Công đoàn Thanh Hóa tập trung đưa nghị quyết vào cuộc sống
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh; là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XX Công đoàn Thanh Hóa. Chính vì vậy, các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vượt khó, tập trung thực hiện các nghị quyết và đạt được nhiều kết quả hoạt động khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh Thanh Hoá nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi
Những năm qua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của toàn xã hội, chất lượng giáo dục các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá ngày càng được nâng cao, từng bước thu hẹp chênh lệch về chất lượng so với giáo dục miền xuôi.

Những con đường "Ý Đảng lòng dân"
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" - lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã để lại bài học quý báu, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tập hợp sức dân trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cơ sở. Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng.

Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác sắp xếp bộ máy của lực lượng Công an Nhân dân
Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị tại Việt Nam được ví như một cuộc "cách mạng lớn" nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thế nhưng, ngay thời điểm này, khi chủ trương sắp xếp lại các Bộ, ban, ngành tại nước ta đang được tích cực triển khai, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tung ra hàng loạt các luận điệu xuyên tạc. Trong đó, không ít luận điệu nhắm vào lực lượng Công an Nhân dân nhằm bôi nhọ, hạ uy tín, gây mất an ninh trật tự. Nhận thức đúng và hiểu rõ về công cuộc cải cách, đổi mới bộ máy chính là giải pháp quan trọng để người dân tự phòng vệ với những thông tin xấu, độc đang lan tràn trên mạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.