Huyện Ngọc Lặc phát huy vai trò của Nhân dân trong gìn giữ văn hóa truyền thống
Những năm qua, ở huyện miền núi Ngọc Lặc, việc bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc đã được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm, Nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Thông qua các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Chung tay Xây dựng Nông thôn mới”…, huyện Ngọc Lặc đã phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn trong việc tham gia giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.
Ngôi nhà sàn của gia đình bà Lê Thị Minh, thôn Lập Thắng, xã Thạch Lập có tuổi đời gần 70 năm. Trước đây, do cuộc sống khó khăn, ngôi nhà không được tu bổ thường xuyên, nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2021, huyện Ngọc Lặc triển khai đề án: "Bảo tồn, phát triển nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025", ngôi nhà của gia đình bà Minh đã được nâng cấp, sửa chữa, không gian xung quanh cũng được cải tạo, với tường rào, vườn cây xanh mát.

Ngôi nhà có 3 gian 2 chái, 2 cầu thang lên xuống. Không gian bên trong được bố trí hài hòa, phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào miền núi. Nhà có nhiều ô cửa sổ để mọi người có thể quan sát thiên nhiên từ nhiều hướng, đón được nhiều không khí, ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Đây là một trong mười ngôi nhà sàn có kiến trúc gỗ đẹp nhất, được huyện Ngọc Lặc chọn là nơi bảo tồn không gian nhà sàn truyền thống của người Mường, xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của địa phương.

Bà Lê Thị Minh, Thôn Lập Thắng, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa
Bà Lê Thị Minh, Thôn Lập Thắng, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa cho biết: "Được chọn là một trong những gia đình làm điểm về phát triển du lịch cộng đồng, gia đình tôi đã tiến hành tu sửa, nâng cấp ngôi nhà, cải tạo môi trường cảnh quan, vừa đẹp cho ngôi nhà, vừa tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch cộng đồng".
Xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc có hơn 95% là đồng bào dân tộc Mường. Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng, cùng với các giá trị văn hóa truyền thống như: các trò diễn dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân tộc Mường, hát ru, sắc bùa... Những năm qua, với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, bà con dân tộc Mường trên địa bàn đã thành lập được các Câu lạc bộ hát Xường, Đang, câu lạc bộ cồng chiêng, khôi phục nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Dao… Trong đó, Nghị quyết Đảng bộ huyện, xã, giai đoạn 2020 - 2025 về thực hiện định hướng phát triển du lịch cộng đồng đã làm thay đổi ý thức người dân nơi đây. Bà con đã chủ động thay đổi diện mạo cảnh quan môi trường làng xóm, như: lắp điện chiếu sáng, nước sạch, vệ sinh môi trường… Trong phát triển kinh tế, bà con đã xây dựng được hàng chục mô hình điểm về chăn nuôi, trồng trọt, từng bước nâng cao đời sống, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Năm nay đã gần 80 tuổi, ông Phạm Vũ Vượng, ở thôn Thuận Hòa, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc có tới hơn 40 năm gắn bó với việc sưu tầm, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Ông Vượng đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người để tìm hiểu, chắt lọc những nét tinh hoa nhất về văn hóa cồng chiêng đất Mường.

Từ năm 2011, được sự đồng ý của các cấp chính quyền, CLB cồng chiêng thôn Thuận Hòa, xã Quang Trung được thành lập với 12 hội viên. Cũng từ đó, không chỉ bà con trong thôn Thuận Hòa mà người Mường ở các làng, xã khác cũng chủ động tìm đến tận nhà ông Vượng nhờ dạy đánh cồng, chiêng. Với bà con người Mường nơi đây, tìm hiểu và học cách sử dụng cồng, chiêng, cũng là cách để hiểu thêm về cội nguồn văn hóa của dân tộc mình.
Bà Phạm Thị Hòa, thôn Thuận Hòa, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ nhỏ tôi đã rất đam mê với tiếng cồng, chiêng của dân tộc mình. Mấy năm nay, tôi được ông Vượng dạy đánh cồng, chiêng, được tham gia các lễ, hội của thôn, của xã… Tôi mong các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa, để có thể gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình".

Qua hơn 15 năm duy trì sinh hoạt, cho đến nay, Câu lạc bộ cồng chiêng xã Quang Trung đã trở thành mô hình điểm của huyện Ngọc Lặc trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Ông Phạm Vũ Vượng không chỉ góp phần gìn giữ, phát huy hồn cốt của dân tộc Mường qua các ghi chép về cồng, chiêng, mà bản thân ông cũng là một trong những người đánh cồng, chiêng điêu luyện nhất của huyện Ngọc Lặc. Ông tâm niệm, tham gia đánh cồng, chiêng cũng là cách để truyền lại cho thế hệ trẻ niềm say mê với văn hóa dân tộc, để mọi người cùng chung tay gìn giữ, phát huy nét văn hóa truyền thống dân tộc mình trong cuộc sống hôm nay.
Từ năm 2015, các phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Xây dựng làng, bản, cơ quan, đơn vị văn hóa", "Xây dựng nông thôn mới"… đã thúc đẩy các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống trên địa bàn huyện Ngọc Lặc ngày một phát triển.
Câu lạc bộ văn hóa dân gian, dân tộc Mường, huyện Ngọc Lặc từ 7 thành viên ban đầu, hiện nay, câu lạc bộ (CLB) đã có hàng trăm thành viên, họ đều là hạt nhân của các đội văn nghệ ở các làng xã. Từ mô hình hoạt động của CLB văn hóa dân gian dân tộc Mường, đến nay, huyện Ngọc Lặc đã có hơn 20 CLB. Các CLB này góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc Mường.

Thực tế cho thấy, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được bồi đắp, tạo dựng từ đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian. Mỗi người dân, mỗi cộng đồng vừa là chủ thể sáng tạo, chủ thể hưởng thụ các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng chính là người lưu giữ, trao truyền các giá trị ấy cho thế hệ sau. Thông qua các chương trình, dự án, các phong trào, việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, Dao… trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả khả quan.

Thời gian qua, từ sự dày công sưu tầm, đóng góp của các Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân và của chính mỗi người dân, mỗi cộng đồng, huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với ngành văn hóa phục dựng, bảo tồn được một số lễ hội, nghi lễ văn hóa truyền thống đặc sắc. Có thể kể đến như: lễ hội Bàn Bù (xã Ngọc Khê), lễ hội Pồn Pông, lễ hội cồng, chiêng (ở các xã Cao Ngọc, Quang Trung, Cao Ngọc, Thạch Lập…); khôi phục nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Dao (xã Thạch Lập)…v.v. Cùng với đó, huyện Ngọc Lặc đã khai trương, xây dựng 225/281 thôn, xóm, khu phố văn hóa; thành lập được 94 CLB văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, 356 đội văn nghệ… Đây cũng là nơi lưu giữ, phát huy tốt nhất các giá trị truyền thống, tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Với các giải pháp phù hợp, cùng sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách thiết thực, trách nhiệm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của Nhân dân, tin tưởng rằng, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung, huyện Ngọc Lặc nói riêng, sẽ tiếp tục được các thế hệ kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa các dân tộc xứ Thanh.

Khai trương Lễ hội du lịch biển Hải Tiến 2025
Tối 19/4, Ủy ban Nhân dân huyện Hoằng Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề “Hải Tiến - Khát vọng toả sáng”. Tới dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành, địa phương trong tỉnh, cùng đông đảo Nhân dân và du khách.

Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%
Theo ghi nhận từ nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, lượt tìm kiếm chỗ ở tại nước ngoài tăng vọt, từ 26% lên đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Điểm thú vị là Top những điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ này đều nằm trong khu vực châu Á như: Bangkok, Singapore, Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur, Bali, Osaka, Thượng Hải...

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22
Tác phẩm điện ảnh "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy.

Hải Tiến – Điểm đến an toàn, hấp dẫn hè 2025
Nằm trên bờ biển dài 12,5 km, sau 13 năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa ngày càng toả lên "gam màu tươi sáng" trong bức tranh du lịch muôn màu của xứ Thanh. Đặc biệt, từ khi hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp, Hải tiến đã thực sự trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn mỗi khi hè về.

Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 sẽ khai mạc tối ngày 19/4
Tối ngày 19/4, tại huyện Hoằng Hóa sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề "Hải Tiến – Khát vọng toả sáng"; đây cũng là sự kiện mở màn cho mùa du lịch biển Hải Tiến nói riêng và Thanh Hoá nói chung, nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với Thanh Hóa trong mùa hè năm nay.

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Nhân kỷ niệm 703 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3 năm Nhâm Tuất 1322 - 23/3 năm Ất Tỵ 2025), sáng 18/4, tại xã Thiệu Trung, Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hoá đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025. Dự lễ có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và du lịch, đại diện Hội đồng dòng họ Lê Việt Nam.

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5
Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Hội An trong 7 ngày liên tục, từ tối ngày 25/4 - 1/5 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú, hấp dẫn.

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu
Mặc dù ngày 18/4, Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025 mới chính thức khai mạc, nhưng trong ngày 17/4, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc bắt đầu diễn ra, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.