Phát huy vai trò của nghệ nhân trong bảo tồn văn hóa truyền thống
Thanh Hóa là địa phương có đội ngũ nghệ nhân dân gian đông đảo, trong đó đã có 66 người đã được nhà nước công nhận là nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân dân. Các nghệ nhân dân gian đã và đang phát huy có hiệu quả vai trò của mình trong việc bảo tồn, thực hành và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ sau.
Là người say mê với văn hóa truyền thống, trong suốt nhiều năm qua nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tắng ở làng Lỏ, xã Cao Ngọc đã góp phần phục dựng và phát huy giá trị văn hóa của trò diễn hội Pồn Pông dân tộc Mường.
Năm 2017, với những giá trị văn hóa đặc sắc, trò diễn Pồn Pông được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Giờ đây mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tắng vẫn luôn miệt mài trong việc truyền dạy các nghi lễ, điệu múa, bài xường... để trò diễn Pồn Pông hòa vào đời sống cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Tắng, Làng Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong xã, ngoài xã bà cũng dạy, lắm người cũng biết diễn nhưng nó nhiều trò diễn lắm, mới sưu tầm được 70-80% vì vậy bà tiếp tục dạy nữa, dạy đến khi nào hết hơi thở mới thôi".
Dù tuổi đã ngoài 70, nhưng ông Phùng Quang Du ở phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc vẫn luôn đau đáu với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Dao. Trong suốt nhiều năm qua, ông đã dày công nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng chữ viết, các nghi lễ truyền thống của người Dao. Những việc làm của ông Phùng Quang Du đã góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Dao quần chẹt ở phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc nói riêng.
Ông Phùng Quang Du, Khu Phố Hạ Sơn, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ rằng: "Bản thân tôi đã trăn trở và đã tìm tòi cùng với các bộ xã, cán bộ huyện đã xuống Ban Dân tộc tỉnh để sưu tầm, biên soạn tập bộ chữ người Dao năm 2015, từ đó công tác bảo tồn văn hóa, tiếng nói, chữ viết và các điệu múa, điệu hát được bảo tồn".
Thanh Hóa hiện có 66 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, 3 người đã được phong tặng nghệ nhân Nhân dân. Trong suốt những năm qua, ngành văn hóa thông qua các chương trình dự án bảo tồn văn hóa, đã tổ chức gặp gỡ, động viên, mời họ tham gia vào các chương trình bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư.
Đồng thời, qua đó cũng tạo điều kiện môi trường và động lực để họ tiếp tục đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ sự đóng góp to lớn của nghệ nhân dân gian và người cao tuổi có uy tín trong gần 20 năm qua, toàn tỉnh đã tiến hành sưu tầm, khôi phục hàng trăm lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn, dân ca, dân vũ, ca dao, tục ngữ, truyện thơ của các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông…
Ông Hoàng Bá Tường, Nguyên phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: "Nghệ nhân dân gian họ không phải là bác học, họ chân lắm tay bùn để nuôi sống chính họ nhưng sự ham mê lấy văn hóa cá nhân phục vụ cộng đồng. Chúng ta phải coi trọng nghệ nhân dân gian và có chế độ đãi ngộ xứng đáng".
Với khả năng nổi trội trong thực hành nghệ thuật diễn xướng và nghề truyền thống, các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tại các vùng miền trong tỉnh đã và đang miệt mài cống hiến, sáng tạo, truyền dạy điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống cho lớp cháu con. Từ đó góp phần để mạch nguồn văn hóa truyền thống phong phú và đặc sắc của xứ Thanh mãi mãi trường tồn với thời gian.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.