ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh niên với mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

Với mong muốn đưa thực phẩm an toàn tới đông đảo người tiêu dùng, thời gian qua, nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Hồng Tư – Linh Sơn

18/03/2023 20:13

Với mong muốn tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để xây dựng 1 thương hiệu riêng, năm 2017, anh Nguyễn Tiến Phúc quyết định khởi nghiệp bằng việc sản xuất nước mắm từ cá trích. Nghề làm nước mắm không mới ở thành phố Sầm Sơn, do vậy để tạo nên 1 thương hiệu riêng được nhiều người biết đến không hề dễ dàng. Ngoài việc học hỏi kinh nghiệm tại quê nhà, anh Phúc đã đi khắp những nơi có nghề truyền thống làm nước mắm trong cả nước để tham khảo, xác định hướng đi riêng cho mình. Sau thời gian tìm hiểu, anh quyết định sản xuất nước mắm cá trích theo phương pháp đánh đảo ủ chược trong chum đất nung không tráng men. Với phương pháp này, anh đã tạo nên sản phẩm nước mắm mang đặc trưng riêng, được nhiều người tiêu dùng đón nhận. 

Thanh niên với mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - Ảnh 2.

Năm 2021, sản phẩm nước mắm thương hiệu Bông Sen của anh đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Anh Nguyễn Tiến Phúc, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Hồng Phúc chia sẻ ngay từ khâu đầu vào, chúng tôi chọn nguyên liệu cá tươi nhất, nguyên liệu ủ chược và vệ sinh hằng ngày cũng được chăm sóc kĩ càng để tạo sản phẩm mang thương liệu riêng, tự hào là sản phẩm mắm sạch của thành phố Sầm Sơn.

Với sức trẻ, quyết tâm và sự sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã xây dựng thành công hàng chục mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đang phát huy hiệu quả tốt. Những bạn trẻ là chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đều đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ, cách làm mới để tạo nên sự khác biệt trong từng sản phẩm. Ngoài ra, việc áp dụng các chiến lược maketting, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên nền tảng công nghệ số đã giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng, dần làm thay đổi cách suy nghĩ và lựa chọn thực phẩm của người dân, giúp họ chú trọng hơn tiêu chí vệ sinh, an toàn.

Thanh niên với mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn - Ảnh 3.

Anh Lê Minh cương, Giám đốc Công ty Spico, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, tôi cũng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, vùng nguyên liệu được chứng nhận tiêu chuẩn Vietgap, khu sản xuất được chứng nhận HACCP, chúng tôi cũngđầu tư máy móc để sản phẩm ra đời được đồng đều nhất". Anh Trương Văn Chung, chủ cơ sở sản xuất nem Sinh Tuyến ở thành phố Thanh Hóa cũng cho biết: "Trước thủ công, bây giờ mình đầu tư máy móc, sản xuất an toàn, sạch sẽ hơn, mình còn đầu tư máy hút chân không để bảo quản sản phẩm tổ hơn, đưa ra thị trường sẽ sang trọng, sạch sẽ để người tiêu dùng yên tâm hơn".

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 1 triệu đoàn viên, thanh niên. Đây là lực lượng lao động đang có mặt trên tất cả lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm và tiêu dùng. Việc đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng các mô hình sản xuất thực phẩm sạch không chỉ truyền cảm hứng khởi nghiệp, lập nghiệp cho giới trẻ, mà còn góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương, tạo sức lan toả trong cộng đồng dân cư về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguồn: Bản tin thời sự tối ngày 28.3.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Phát triển nông nghiệp thông minh

Phát triển nông nghiệp thông minh

21:33 , 04/10/2023

Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

21:25 , 04/10/2023

Đến thời điểm này, Thanh Hóa đã có hơn 300 sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của Thanh Hóa; đồng thời góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Căng thẳng Nagorno-Karabakh: Pháp - Armenia tăng cường hợp tác quân sự

Căng thẳng Nagorno-Karabakh: Pháp - Armenia tăng cường hợp tác quân sự

19:52 , 04/10/2023

Trong chuyến thăm tới Armenia, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna ngày 3/10 thông báo, Pháp sẽ chuyển giao các thiết bị quân sự cho Armenia -để nâng cao năng lực phòng thủ của Armenia trước nguy cơ leo thang căng thẳng với Azerbaijan và dòng người tỵ nạn từ Nagorno-Karabakh.

Hỗ trợ kết nối, hợp tác phát triển doanh nghiệp, doanh nhân trẻ xứ Thanh

Hỗ trợ kết nối, hợp tác phát triển doanh nghiệp, doanh nhân trẻ xứ Thanh

19:50 , 04/10/2023

Với tinh thần “Tiên phong đổi mới - Kiến tạo giá trị”, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hoá đã tích cực, sáng tạo trong hoạt động, triển khai nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên nâng cao năng lực quản lý điều hành và dẫn dắt, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương. Qua đó thực sự trở thành mái nhà chung kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ phát triển sản xuất kinh doanh.

Tăng cường giao lưu, kết nối doanh nghiệp khu vực miền núi

Tăng cường giao lưu, kết nối doanh nghiệp khu vực miền núi

19:49 , 04/10/2023

Nhằm tăng cường xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa (VCCI Thanh Hóa) vừa phối hợp cùng Hội doanh nghiệp huyện Lang Chánh tổ chức giao lưu, kết nối, chia sẻ cơ hội đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp khu vực miền núi phía Tây của tỉnh.

Infographic | Định hướng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Infographic | Định hướng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2024

14:33 , 04/10/2023

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023, tỉnh Thanh Hóa định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Cụ thể như sau:

Phát triển thương mại dịch vụ gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển thương mại dịch vụ gắn với xây dựng nông thôn mới

08:36 , 04/10/2023

Những năm qua các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều kế hoạch để xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển thương mại - dịch vụ là một trong những lĩnh vực được quan tâm và chỉ đạo sát sao. Không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế, thương mại - dịch vụ phát triển còn góp phần nâng cao đời sống cũng như đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân nông thôn.

Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt cao

Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt cao

08:26 , 04/10/2023

9 tháng năm 2023, cả nước đã giải ngân gần 16 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 9 tháng trong 5 năm gần đây.

Ngành Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD

Ngành Nông nghiệp Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 54 tỷ USD

08:20 , 04/10/2023

Trong 9 tháng năm 2023, Nông nghiệp cả nước tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong 3 tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp cả nước đang tập trung các giải pháp nhằm phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 54 tỷ USD trong năm 2023.

Tháng 9 năm 2023: Thu ngân sách cả nước  giảm hơn 52 nghìn tỷ đồng

Tháng 9 năm 2023: Thu ngân sách cả nước giảm hơn 52 nghìn tỷ đồng

08:00 , 04/10/2023

Theo Bộ Tài chính, trong tháng 9 năm 2023, thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 89 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 52 nghìn tỷ đồng so mức thu bình quân 8 tháng.