ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020

T rong bối cảnh 6 tháng đầu năm chịu tác động của Covid-19, ngành CNTT-VT vẫn đạt nhiều thành tựu đột phá, góp công lớn trong giai đoạn "giãn cách xã hội", đóng góp lớn cho chuyển đổi số.

06/07/2020 15:07

 Sáng nay (6/7), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ. 

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tham dự hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo Bộ, đại diện đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, hội, hiệp hội trong ngành ICT trên cả nước. 

"Ngành TT&TT chung tay đẩy lùi đại dịch"

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các đại biểu đi thăm các gian hàng triển lãm của doanh nghiệp công nghệ Việt.

Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm diễn ra đầy khó khăn dưới tác động của Covid-19, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, ngành TT&TT nỗ lực hoàn thành mục tiêu kép đề ra trên cả 6 lĩnh vực quản lý nhà nước. 

Trong lĩnh vực Bưu chính, Bộ TT&TT báo cáo đạt tổng sản lượng gói, kiện đạt trên 377 triệu, tăng trên 40% so với cùng kỳ năm 2019. Qua đó, đã duy trì dòng chảy vật chất không ngừng nghỉ, giao thương thông suốt hàng hoá, đặc biệt trong giai đoạn “giãn cách xã hội”. 

Trong lĩnh vực Viễn thông, đã có 11 đợt nhắn, gồm hơn 15 tỷ tin nhắn tới hơn 2 tỷ lượt thuê bao; 2,6 triệu tin nhắn ủng hộ với giá trị hơn 152 tỷ đồng; thay đổi logo, âm báo cuộc gọi. 

Cùng với đó, các nhà mạng đã ra mắt nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời cho mùa dịch như tăng 50% dung lượng data mà không tăng cước; tăng gấp đôi băng thông truy cập mà không tăng giá; miễn phí cước data cho học sinh và giáo viên khi sử dụng nền tảng trực tuyến tới hơn 30.000 trường học. 

Bộ TT&TT cho biết đây là những biện pháp chỉ có ở Việt Nam mới làm được và chỉ Việt Nam mới làm hiệu quả. Cùng với đó, ứng dụng CNTT cũng đã thực hiện cuộc thao diễn “thực chiến” lớn nhất từ trước đến nay với gần 1000 kỹ sư từ các doanh nghiệp, phát triển trên 20 ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch. 

Trong việc truy vết, giám sát cách ly, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có đủ bộ giải pháp từ mức nhà mạng, mức trạm thu phát sóng BTS, mức sử dụng định vị vệ tinh GPS đến mức theo dõi tiếp xúc gần dưới 2m dùng Bluetooth. 12 nền tảng và hàng trăm ứng dụng phục vụ cuộc sống, làm việc không tiếp xúc đã được ra mắt. 

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 7
 

Nhấn để phóng to ảnh

Một số gian hàng trải nghiệm các công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong mùa dịch Covid-19 và góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

Một số thành tựu đáng khích lệ khác đó là tỷ lệ Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt, Bộ TT&TT, Bộ Y tế hoàn thành 100% DVCTT mức độ 4. Hiệu quả cung cấp DVCTT cũng chuyển biến đáng kể với tỷ lệ DVCTT mức độ 3,4 phát sinh hồ sơ tăng gấp đôi so với năm 2019. 

Tổng kết của Bộ TT&TT cho biết doanh thu sản phẩm nội địa so với doanh thu nhập khẩu tăng từ 37,2% năm 2019 lên 50,8% vào tháng 6/2020. 

Trong đó, ngành công nghiệp ICT đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển khi Việt Nam chủ động đầu tư nghiên cứu, sản xuất các thiết bị mạng 5G và thiết bị đầu cuối 5G; đã thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị 5G Make in Việt Nam và dự kiến một số thiết bị 5G đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam sẽ được thương mại hoá vào cuối năm 2020. 

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 8
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 9
 

Nhấn để phóng to ảnh

Smartphone "Make in Vietnam" đầu tiên hỗ trợ 5G được giới thiệu tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ TT&TT. (Ảnh: Nguyễn Nguyễn)

Lĩnh vực Báo chí tuyên truyền cũng đã thực sự trở thành một trong những lực lượng chủ chốt trên tuyến đầu chống dịch, với lượng tin bài về Covid-19 đạt gần 600.000 tin, mỗi ngày có 700 - 1.000 tin mới, thu hút 20-30 triệu lượt đọc. 

Bộ TT&TT đánh giá trong giai đoạn khó khăn của đất nước, báo chí đã thể hiện được giá trị rất rõ nét: Thông tin được chứng thực, đưa thông tin hướng dẫn phòng, chống dịch và đưa thông tin vì lợi ích cộng đồng. 

Cho phép triển khai cung cấp dịch vụ 5G tại các khu công nghệ thông tin tập trung

 

Thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, thương mại vào tháng 10/2020 - 10
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ Thông tin và Truyền thông họp Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm 2020 tại Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Nguyễn).

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh 6 định hướng lớn của Ngành TT&TT. Trong đó, quan trọng nhất là tiếp tục ứng dụng CNTT để trở thành quốc gia chuyển đổi số. 

Để thực hiện điều này, Bộ trưởng cho biết ngành Viễn thông cần nỗ lực trở thành hạ tầng số, bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây, và công nghiệp ICT cần gắn liền với sứ mệnh “Make in Vietnam”, xây dựng và làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, do người Việt nghiên cứu và phát triển. 

Bộ trưởng cho biết trong năm 2020, các bộ, ngành và địa phương cần đặt mục tiêu đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là năm 2021. 

Ngoài ra, Bộ TT&TT sẽ hướng đến hỗ trợ 100% các hệ thống CNTT của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp, mỗi người dân có một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao, cứ 1000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp công nghệ số để đưa CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. 

“Nếu như 6 tháng đầu năm là kiểm soát đại dịch, thì 6 tháng cuối năm là bứt phá vươn lên”, lãnh đạo Bộ TT&TT nhấn mạnh. “Ngành TT&TT cần nhận lấy những sứ mệnh mới của đất nước, góp phần đưa Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trở thành nước phát triển vào năm 2045, khi nước Việt Nam mới tròn 100 năm”. 

Ngay trong năm 2020, Bộ TT&TT sẽ cho phép các doanh nghiệp viễn thông tiến hành triển khai cung cấp dịch vụ 5G tại các khu công nghệ thông tin tập trung, các khu công nghiệp, nghiên cứu, các trường đại học và tại các khu vực trung tâm các Tỉnh/Thành phố.

Trong tháng 7/2020, Bộ TT&TT bước đầu triển khai thử nghiệm thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu, phát triển và tiến tới triển khai thử nghiệm thương mại mạng 5G vào tháng 10. 

Đến hết năm 2020, Bộ TT&TT sẽ xử lý căn bản các loại “rác” viễn thông, như SIM “rác”, tin nhắn “rác”, cuộc gọi “rác”,... Đồng thời tiếp tục thanh tra diện rộng, chấn chỉnh các lãnh đạo doanh nghiệp nếu còn tiếp diễn tình trạng SIM “rác” trên thị trường. 

Trong nửa cuối năm 2020 Bộ TT&TT cũng sẽ hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030; triển khai Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, ĐTVT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nguyễn Nguyễn/ Dân trí 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

15:03 , 27/04/2024

Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

07:00 , 26/04/2024

Thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã có những cải cách mang tính đột phá trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là phần mềm 'Trợ lý ảo" vào hoạt động của ngành. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phần mềm này đã giúp cán bộ Toà án có thêm công cụ hỗ trợ đắc lực trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc.

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

10:30 , 25/04/2024

Tối 23/4, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

16:07 , 22/04/2024

Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, Viettel Thanh Hóa đã đầu tư hạ tầng số hiện đại chất lượng cao. Trong đó hạ tầng internet băng rộng được Viettel Thanh Hóa ưu tiên hàng đầu.

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

08:32 , 22/04/2024

Ban tổ chức Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam lần thứ Bảy - năm 2024 (gọi tắt là VDA 2024) sẽ nhận hồ sơ trực tuyến đến ngày 30/6/2024 tại website chương trình ở địa chỉ: www.vda.com.vn. Sau đó, Hội đồng bình chọn sơ tuyển và Hội đồng bình chọn chung khảo sẽ chọn ra những đơn vị, sản phẩm xứng đáng nhất vinh danh trong Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2024.

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

15:51 , 20/04/2024

Hiện nay nhiều hộ gia đình và Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đầu tư ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng các thiết bị thông minh đã từng bước tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, thân thiện với môi trường, tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện

15:47 , 20/04/2024

Những năm gần đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tích cực triển khai công tác số hóa, chuyển đổi số, từng bước nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn toàn tỉnh.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư

15:35 , 20/04/2024

Những năm qua, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực phát triển kỹ thuật cao, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư, góp phần giảm tải lên tuyến trên.

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chăn nuôi

15:32 , 20/04/2024

Trước thực tế số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng tăng, ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất được xem là một trong những giải pháp tối ưu, mang lại nhiều lợi ích cho người trực tiếp sản xuất cũng như góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tập trung triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

18:30 , 19/04/2024

Tỉnh Thanh Hóa có trên 1.500 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên, số đơn vị sử dụng giải pháp này chưa nhiều, mới đạt tỷ lệ khoảng 30%.