Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi: Tạo hướng phát triển bền vững
Hệ thống chuồng trại được đầu tư bài bản, tự động hóa quy trình chăn nuôi khép kín, con giống được lai tạo, tuyển chọn chất lượng, phòng chống dịch bệnh là những ứng dụng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang được đẩy mạnh áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm vệ sinh môi trường và góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Năm 2018, ông Lê Văn Lợi ở thôn Én Giang, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương đã nhận thầu gần 2ha đất của các hộ dân xung quanh để đầu tư phát triển chăn nuôi. Đây vốn là vùng đất trũng, canh tác kém hiệu quả được ông cải tạo để xây dựng chuồng trại, bắt tay vào chăn nuôi gà thịt thương phẩm. Trong quá trình nuôi gà, ông đã đầu tư xây dựng quy mô, khép kín, trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc tự động theo công nghệ cao. Nhờ đầu tư bài bản và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, đến nay mô hình của gia đình ông có tổng đàn lên tới 20 nghìn con gà trên 1 lứa. Mỗi năm, trung bình gia đình ông quay vòng được 5 lứa. Đặc biệt, trang trại của ông hiện đang liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CiPi Việt Nam. Công ty chịu trách nhiệm cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm. Trung bình mỗi năm, ông Lợi cung cấp cho công ty khoảng 400 tấn gà thương phẩm, trừ chi phí, thu lãi khoảng gần 1 tỷ đồng/năm.
Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Xương lần thứ 26 nhiệm kỳ 2020-2025 xác định rõ. Trong đó, chăn nuôi là một trong những mục tiêu mà huyện triển khai thực hiện, tạo hướng phát triển bền vững. Theo đó, huyện đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung tại các xã Quảng Định, Quảng Hợp, Quảng Bình, Quảng Trường, Quảng Đức và thị trấn Tân Phong. Hiện nay trên địa bàn huyện Quảng Xương có 40 trang trại chăn nuôi, hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi đã chủ động hơn trong việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, huyện khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn, uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Ông Trần Văn Chung, Phó phòng nông nghiệp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Văn Chung, Phó phòng nông nghiệp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian qua các hộ đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, phòng dịch bệnh tốt, huyện sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện đầu tư các thiết bị, áp dụng tốt các khoa học công nghệ mới để tiến tới xây dựng nông nghiệp bền vững."
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thọ Xuân có 31 trang trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao, và chăn nuôi gà ứng dụng đệm lót sinh học; trong đó có gần 20 trang trại thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân đã khuyến khích người dân tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn đã tạo điều kiện hỗ trợ, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến về giống, chuồng trại, quy trình chăn nuôi VietGap, an toàn sinh học... Qua đó, các hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại, áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần kiểm soát dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghệ cao, an toàn, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh, ưu tiên hỗ trợ cho việc phát triển các con nuôi chủ lực có quy mô lớn. Bên cạnh đó, để các trang trại phát huy được hiệu quả, các địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghệ cao, giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các trang trại. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

Ông Trịnh Cao Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Cao Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đối với ngành chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ là rất quan trọng... huyện đã áp dụng và trong đó huyện có 111 trang trại, hiệu quả đạt từ 500 triệu trở lên. Huyện sẽ tập trung quy hoạch trang trại tập trung, khuyến khích các hộ k chăn nuôi nhỏ, huyện đầu tư các hạ tầng để đảm bảo an toàn chăn nuôi..."
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.080 trang trại, trong đó 582 trang trại nuôi lợn, 83 trang trại chăn nuôi trâu, bò, 415 trang trại chăn nuôi gia cầm và có 69 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn, trong đó có các doanh nghiệp chăn nuôi lớn có vốn đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi chăn nuôi theo hình thức gia công, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi khi tham gia vào chuỗi liên kết.

Thời gian tới, ngoài sự chủ động của người chăn nuôi, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ trong chăn nuôi, hướng dẫn người dân áp dụng và mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chuồng trại khép kín, tạo điều kiện về đất đai xây dựng chuồng trại, vùng chăn nuôi tập trung, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi nhằm xây dựng chuỗi liên kết giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Đẩy mạnh hợp tác về đảm bảo an toàn thông tin mạng khu vực Bắc Trung Bộ
Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông các tỉnh Bắc Trung Bộ tổ chức Hội thảo “Thách thức bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời kỳ chuyển đổi số và giải pháp ứng phó của các tỉnh Bắc Trung Bộ”.

Chuyển đổi số tại các xã miền núi Thanh Hóa - thách thức và cơ hội
Chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ở khu vực miền núi của tỉnh với những đặc thù riêng, việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số đang đặt ra nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để làm thay đổi đời sống của người dân và tạo động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa ở địa phương.

Hơn 2,8 triệu thuê bao di động đã chuẩn hoá thông tin theo quy định
Tính đến ngày 15/5, trong tổng số 3,84 triệu thuê bao di động cần phải chuẩn hóa thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã có hơn 2,8 triệu thuê bao (chiếm 74,2%) đã thực hiện chuẩn hóa theo quy định trong suốt 2 tháng vừa qua.

Thanh Hóa đoạt 2 Huy chương Bạc tại Cuộc thi - Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ thế giới (WYIE 2023)
Tại Cuộc thi - Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ thế giới (WYIE 2023) diễn ra tại Malaysia từ ngày 11/5 đến ngày 14/5/2023 với chủ đề: “Công nghệ đảo ngược biến đổi khí hậu”, đoàn Việt Nam đã đoạt được 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng và giải công trình xuất sắc nhất hạng mục khối học sinh THCS, 8 giải đặc biệt do các tổ chức quốc tế bình chọn và trao tặng. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có 2 đề tài đoạt Huy chương bạc.

Tập huấn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá
Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển, thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, Thanh Hóa đã có 32 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đứng thứ ba cả nước về số lượng doanh nghiệp, sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Trong quá trình thực hiện sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, nâng tầm các sản phẩm theo mục tiêu “Mỗi xã một sản phẩm”, các chủ thể đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đã chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, xem đây là giải pháp quan trọng để nâng sao và nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, động lực phát triển bền vững
Cách đây tròn 60 năm, ngày 18/5/1963, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học, cán bộ quản lý Khoa học và công nghệ. Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), trong đó ghi rõ: “Ngày 18/5 hàng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam”. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Thanh Hoá quan tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số có vai trò quan trọng, là động lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế xã hội của địa phương. Xác định rõ điều này, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025, có ít nhất 100 doanh nghiệp công nghệ số.

Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2023”
Chiều ngày 16/5, Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2023” vừa được tổ chức.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.