ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Việt Nam tiếp tục tăng hạng trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa chính thức công bố Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018. Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 2 bậc lên vị trí 45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016

11/07/2018 16:31

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực ĐMST của các quốc gia, được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell, Hoa Kỳ.

Năm 2018, việc tính toán chỉ số GII có thay đổi về phương pháp, cụ thể là thay đổi về số lượng chỉ số, nội hàm chỉ số và phương pháp tính toán chỉ số. GII 2018 với 21 nhóm chỉ số và 80 tiểu chỉ số vẫn được chia thành 7 trụ cột chính với 5 trụ cột đầu vào là: Thể chế vĩ mô, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Thị trường và Môi trường kinh doanh và 2 trụ cột đầu ra là: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo.

Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột đánh giá

Theo báo cáo vừa được tổ chức WIPO công bố, chỉ số GII năm 2018 của Việt Nam tiếp tục cải thiện vị trí, tăng 02 bậc, lên vị trí 45 trên 126 quốc gia/nền kinh tế được xếp hạng. Thứ hạng này đã cải thiện 14 bậc so với xếp hạng năm 2016. Quan trọng hơn, Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột, đều cao hơn mức trung bình.

Kết quả chỉ số GII năm 2018 là minh chứng quan trọng cho kết quả chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia.

Cụ thể, Thể chế vĩ mô tiếp tục được cải thiện đáng kể, điển hình như chỉ số về Nâng cao hiệu quả Thực thi pháp luật tăng mạnh từ hạng 74 lên hạng 57; Chỉ số về Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện tăng 10 bậc.

Nhóm chỉ số về Trình độ thị trường tiếp tục có sự cải thiện với chỉ số về Tín dụng tiếp tục tăng từ hạng 17 lên hạng 15. Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào giảm lãi suất cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng định hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Nhóm chỉ số về Trình độ kinh doanh tăng 7 bậc, là nhóm có sự cải thiện thứ hai sau Thể chế. Trong đó, đáng kể nhất là chỉ số Chi cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp tăng 23 bậc lên thứ 13, chỉ số Chi cho nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp tăng 4 bậc lên thứ 48, và chỉ số Hợp tác Đại học và Doanh nghiệp tăng 17 bậc lên thứ 59. Đây đều là những yêu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển dựa trên hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đặc biệt, với chỉ số mới về sáng tạo trực tuyến là chỉ số Tạo ứng dụng di động, một chỉ số về phát triển kinh tế số, Việt Nam được xếp hạng 16, thay cho vị trí thứ 52 về tải video lên youtube của năm 2017.

Những kết quả rất khích lệ này cho thấy những đột phá trong chỉ đạo quyết liệt, toàn diện của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo ra những kết quả rất cụ thể, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới, thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra nhu cầu để doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhanh hơn, mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Kết quả chỉ số GII năm 2018 cho thấy Việt nam đã đạt được hoặc gần đạt được các chỉ tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2020 tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP.

Đánh giá về sự thăng hạng của Việt Nam về Chỉ số đổi mới sáng tạo, ông Sacha Wunsch- Wincent, chuyên gia cao cấp của WIPO cho biết, trong bảng sếp hạng năm nay, Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt vì 2 lí do, trước hết Việt Nam là quốc gia liên tục thăng hạng trong bảng xếp hạng ĐMST toàn cầu, thứ 2 Việt Nam liên tục được đánh giá là hoạt động nổi nổi bật trong sự đổi mới phục vụ sự phát triển kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có sự chỉ đạo từ cấp Thủ tướng với một Nghị quyết thành lập một nhóm chuyên viên đặc biệt, một Bộ, Ban, ngành khác nhau để cùng thúc đẩy chính sách ĐMST.

Bộ Khoa học & Công nghệ để xuất giải pháp để tiếp tục cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo

Để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số đổi mới sáng tạo một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của đổi mới sáng tạo, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh, thị trường vốn và đầu tư, ứng dụng tri thức và công nghệ.

Ngoài việc tiếp tục duy trì và nâng cao những kết quả đã được trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất một số giải pháp tập trung cải thiện những chỉ số mà Việt Nam đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm trong những năm gần đây, cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả thực thi của các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về cải thiện thế chế, đặc biệt là Nghị quyết 01, Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, đến tất cả các cấp bộ, ngành, địa phương. Trong đó, tập trung khắc phục những hạn chế về Tạo thuận lợi giải quyết phá sản doanh nghiệp, Tạo điều kiện thuận lợi cho khởi sự kinh doanh và Cải thiện chất lượng các quy định pháp luật

Thứ hai, xây dựng, trọng dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật mạnh, kết hợp đồng thời biện pháp động viên, khuyến khích và đặt yêu cầu trở lại. Trong đó, cần quan tâm đầu tư, phát triển các trường đại học theo định hướng nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng nghiên cứu và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, tái cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh với định hướng nâng cao hàm lượng nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, tạo ra nhiều hơn các việc làm thâm dụng tri thức trong bối cảnh hiện nay Việt nam đang tích cực, chủ động tiếp cận cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ tư, tiếp tục coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia cùng với các giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải là chủ thể đi đầu trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Cụ thể, cần tập trung quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học đăng ký sáng chế, hướng đến nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ .

Thứ năm, có những giải pháp tăng cường các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường công nghiệp văn hóa toàn cầu.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn có 07 chỉ số chưa có dữ liệu để đánh giá (trong đó có 03 chỉ số liên quan tới giáo dục) và 09 chỉ số có dữ liệu chưa cập nhật. Về vấn đề này Bộ KH&CN đã đôn đốc các bộ, cơ quan có liên quan, đồng thời đã có tiếp xúc, trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng tìm giải pháp khắc phục.

Theo đề xuất của Bộ KH&CN, tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư “chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đưa một số chỉ số về đổi mới sáng tạo vào thống kê quốc gia, thực hiện thống kê theo định kỳ”. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu và các bộ, cơ quan khác để có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.

S.H/Dân trí 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số cơ sở sản xuất cho Apple

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số cơ sở sản xuất cho Apple

09:49 , 29/04/2024

Theo danh sách chuỗi cung ứng toàn cầu vừa được Apple công bố, trong năm tài chính 2023, công ty đã bổ sung nhiều đối tác. Theo đó, số đối tác Apple đặt nhà máy hoặc văn phòng tại Việt Nam tăng từ 27 lên 35 trong giai đoạn 2022-2023, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ tư thế giới.

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

10:38 , 28/04/2024

Nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G để nhường tần số cho các công nghệ mới, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đang triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế

10:27 , 28/04/2024

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã được Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương quan tâm thực hiện, trong đó ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số.

Hậu Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở

Hậu Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở

16:30 , 27/04/2024

Với phương châm lấy người dân làm trung tâm trong chuyển đổi số, thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở, đưa các ứng dụng số đến gần hơn với người dân.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

15:03 , 27/04/2024

Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

07:00 , 26/04/2024

Thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã có những cải cách mang tính đột phá trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là phần mềm 'Trợ lý ảo" vào hoạt động của ngành. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phần mềm này đã giúp cán bộ Toà án có thêm công cụ hỗ trợ đắc lực trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc.

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

10:30 , 25/04/2024

Tối 23/4, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

16:07 , 22/04/2024

Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, Viettel Thanh Hóa đã đầu tư hạ tầng số hiện đại chất lượng cao. Trong đó hạ tầng internet băng rộng được Viettel Thanh Hóa ưu tiên hàng đầu.

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

08:32 , 22/04/2024

Ban tổ chức Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam lần thứ Bảy - năm 2024 (gọi tắt là VDA 2024) sẽ nhận hồ sơ trực tuyến đến ngày 30/6/2024 tại website chương trình ở địa chỉ: www.vda.com.vn. Sau đó, Hội đồng bình chọn sơ tuyển và Hội đồng bình chọn chung khảo sẽ chọn ra những đơn vị, sản phẩm xứng đáng nhất vinh danh trong Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2024.

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

15:51 , 20/04/2024

Hiện nay nhiều hộ gia đình và Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đầu tư ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng các thiết bị thông minh đã từng bước tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, thân thiện với môi trường, tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.