ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vụ Grab mua Uber: Phán quyết đi ngược với kết luận điều tra

Cơ quan điều tra kết luận Grab mua Uber Việt Nam là hành vi tập trung kinh tế bị cấm nhưng phán quyết của Hội đồng Cạnh tranh lại khác.

07/07/2019 15:26

Cuối tháng 6 vừa qua, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Cạnh tranh 2004, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD – Bộ Công Thương) đã gửi đơn khiếu nại tới Hội đồng Cạnh tranh về Quyết định số 26/QĐ-HĐXL ngày 17/6/2019 của Hội đồng Cạnh tranh liên quan đến hành vi Grab mua lại Uber tại thị trường Việt Nam.

Theo đơn khiếu nại, Cục CT&BVNTD không nhất trí với Quyết định số 26/QĐ-HĐXL về nội dung: Không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra, về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh đối với Công ty TNHH GrabTaxi (Grab) và Công ty TNHH Uber Việt Nam (Uber Việt Nam).

Cục CT&BVNTD cũng không đồng tình với quyết định của Hội đồng Cạnh tranh khi phán quyết: Việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa hai công ty này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp, quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh và Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

Một số quốc gia đã vào cuộc điều tra thương vụ mua bán giữa Uber, Grab. (Ảnh minh họa: KT)
Một số quốc gia đã vào cuộc điều tra thương vụ mua bán giữa Uber, Grab. (Ảnh minh họa: KT)

Cục CT&BVNTD cho rằng, bản chất và nội dung của giao dịch mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ là việc Grab mua toàn bộ tài sản của Uber Việt Nam dẫn tới Grab đã kiểm soát, chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber. Do đó, hành vi bị điều tra là hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh.

Căn cứ các chứng cứ và lập luận trong hồ sơ vụ việc về việc xác định thị trường liên quan và thị phần kết hợp, Cục CT&BVNTD xác định bên bị điều tra đã vi phạm hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh 2004; vi phạm hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh 2004 cụ thể là hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP.

Cục CT&BVNTD nêu rõ, việc giải quyết đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 109, Điều 111 và Điều 112 của Luật Cạnh tranh 2004. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng Cạnh tranh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền.

Trường hợp Hội đồng Cạnh tranh chưa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trước ngày 1/7/2019 (ngày có hiệu lực của Luật Cạnh tranh 2018), vụ việc sẽ được tiếp tục xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật Cạnh tranh 2018: “Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà vẫn bị xác định vi phạm quy định của Luật này thì tiếp tục bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật này. Trường hợp hình thức xử lý hoặc mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm theo quy định của Luật này cao hơn quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 thì áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11”.

Liên quan đến phán quyết của Hội đồng Cạnh tranh về vụ việc này, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục CT&BVNTD (Bộ Công Thương) cho biết, Cục CT&BVNTD có chức năng điều tra, xem xét vụ việc cạnh tranh trong đó có vụ việc Grab mua lại Uber. Trong quá trình điều tra chính thức và bổ sung, Cục CT&BVNTD đã có báo cáo và kết luận điều tra liên quan, chuyển sang Hội đồng Cạnh tranh xử lý xem xét.

Hội đồng Cạnh tranh đã mở phiên điều trần kín để nghe các bên, bao gồm: Cơ quan điều tra (Cục CT&BVNTD) cùng các bên liên quan là đại diện Grab và Uber có liên quan đến thương vụ sáp nhập Grab, Uber.

Sau đó, Hội đồng Cạnh tranh đã có phán quyết nêu rõ việc “không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục các biện pháp cạnh tranh, đối với các việc Grab, Uber”.

“Quyết định này đã đi ngược kết luận điều tra của Cục CT&BVNTD. Điều này thể hiện rõ tính độc lập cao giữa 2 cơ quan. Cục CT&BVNTD với vai trò thẩm định, điều tra, là nơi xem xét điều tra, tìm chứng cứ, còn thẩm quyền của Hội đồng Cạnh tranh chính là người xem xét quyết định”, ông Tân nói.

Ông Tân cũng cho biết, phán quyết của Hội đồng Cạnh tranh đặt ra hơi khác, theo hướng Grab mua lại Uber là không vi phạm. Trong khi đó, các quốc gia khác như Singapore, Philippines có phán quyết về việc xử phạt và coi đó là vi phạm bên cạnh hành vi khác. “Chính vì vậy, Cục CT&BVNTD đã có đơn khiếu nghị lại để Hội đồng Cạnh tranh xem xét lại, bởi vấn đề này đặt ra dựa trên phán quyết, chưa thể kết luận và nhận định về hành vi và tình tiết điều tra, xem xét”, ông Tân nói.

Phủ nhận quan điểm cho rằng Luật Cạnh tranh Việt Nam còn nhiều kẽ hở, không bảo vệ kinh doanh môi trường lành mạnh như các nước, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ, việc thỏa thuận mua bán sáp nhập là quyền của các doanh nghiệp. Việc làm này chỉ không lành mạnh khi có tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.

Ông Tân cũng khẳng định, Luật Cạnh tranh luôn tôn trọng quyền tự do của doanh nghiệp trong việc mua, bán sáp nhập, khi việc mua bán đó có tác động tiêu cực và làm hạn chế cạnh tranh đến một mức độ nhất định thì mới bị xem xét và xử lý.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thạch Thành: Vốn tín dụng chính sách hơn 696 tỷ đồng

Thạch Thành: Vốn tín dụng chính sách hơn 696 tỷ đồng

19:22 , 27/05/2025

Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới  nền nông nghiệp an toàn

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn

10:45 , 27/05/2025

Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

08:38 , 27/05/2025

Từ 1/6, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online

18:09 , 26/05/2025

Tận dụng những lợi ích từ công nghệ số và mạng xã hội mang lại, nhiều tiểu thương đã kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và buôn bán online nhằm tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng

16:48 , 26/05/2025

Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD

16:33 , 26/05/2025

Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo

19:47 , 25/05/2025

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa

Nghị quyết 68 tạo động lực phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thanh Hóa

18:56 , 25/05/2025

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nghề chế biến thủy hải sản. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngành nghề này vẫn phát triển nhỏ lẻ, thiếu khả năng cạnh tranh. Vì vậy, việc ra đời nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng để các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Thanh Hóa đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực chế biến.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng

08:42 , 25/05/2025

Từ chỗ chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hiện nay kinh tế tư nhân đã được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân, mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đang được trao cơ hội và nguồn lực toàn diện để dẫn dắt kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Và các doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa cũng sẽ đứng trước vận hội phát triển mới.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ - Nâng cao hiệu quả lúa gạo

08:18 , 25/05/2025

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.