ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc!

Hạn, mặn ở ĐBSCL năm nay xuất hiện sớm đã làm hàng chục ngàn héc ta lúa chết rụi, hàng trăm ngàn héc ta cây ăn trái, hoa màu đang héo rũ, ước tính có đến 160.000 hộ dân thiếu nước ngọt...

31/03/2020 14:28

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nước mặn tràn vào ruộng ruộng lúa của người dân ở ấp Tân Quy A, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Hiện đã có 12/13 tỉnh thành thuộc miền Tây chịu ảnh hưởng, thiệt hại vì hạn hán, xâm nhập mặn. Trong đó, tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Long An đã công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp.

Một số tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, chịu thiệt hại và ảnh hưởng của hạn, mặn nặng nề nhất. Nhiều hộ dân ở Bến Tre, Tiền Giang phải bỏ ra hàng trăm ngàn đồng để mua 1m3 nước ngọt phục vụ sinh hoạt và tưới vườn cây ăn trái. Nhiều vườn cây lâu năm như sầu riêng, chôm chôm, khô héo vì thiếu nước ngọt.

Tại Cà Mau, hạn mặn ảnh hưởng trên toàn tỉnh, hàng ngàn người dân thiếu nước ngọt. Toàn tỉnh có hơn 20.800 hộ gia đình bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, phần lớn tập trung ở các huyện như U Minh, Trần Văn Thời, huyện Đầm Dơi…

Nhiều hộ dân địa bàn ven biển phải chắt chiu từng giọt nước ngọt. Hạn hán còn làm nhiều tuyến đường ở Cà Mau bị sụt lún nghiêm trọng, khiến giao thông đi lại hết sức khó khăn.

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ruộng lúa của người dân huyện Long Phú, Sóc Trăng chết trơ gốc

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người nông dân ngồi bần thần giữa ruộng lúa nứt nẻ

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Lúa chết cháy.

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

... đành để cho bò ăn.

Theo Chi cục Trồng trọt tỉnh Sóc Trăng, mùa khô năm nay, địa phương này có hơn 3.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề. Còn lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cho biết, diễn biến hạn mặn trong mùa khô 2019 - 2020 phức tạp và nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của các địa phương nằm ở hạ lưu sông Tiền.

Tỉnh này cũng đã yêu cầu các cấp, các ngành, trong tỉnh lãnh đạo tốt công tác phòng chống hạn mặn với những giải pháp đối phó thích hợp và hữu hiệu trên tinh thần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; kiên quyết không để thiên tai gây ra thiệt hại cho sản xuất và đời sống của người dân, tạo niềm tin của nhân dân đối với các chủ trương, biện pháp ứng phó tích cực và chủ động của chính quyền các cấp.

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 7
 

Nhấn để phóng to ảnh

Những con kênh ở Tiền Giang cạn trơ đáy.

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu Trường Đại học Cần Thơ cho biếtmùa khô năm 2020 đang nóng hơn mọi năm ở vùng ĐBSCL. Giữa mùa mưa 2019, nhiều nhà khoa học ở vùng châu thổ đã khuyến cáo vụ canh tác Đông Xuân 2019-2020 sẽ thiếu nước nghiêm trọng, có nhiều khả năng vượt kỷ lục hạn, mặn năm 2016. Điều dự báo này thấy rất sớm, ngay từ tháng 12/2019 khi mùa mưa vừa chấm dứt, nước mặn có nồng độ 4g/l đã đi sâu vào sông Hàm Luông (Bến Tre) tới 57km (từ ngày 12-15/12/2019). Mức nhiễm mặn sâu này đã vượt 17km so với năm 2015.

Đến ngày 16/2/2020, dòng nước mặn 4g/l theo đợt triều cường đã đi vào sông Hàm Luông đến 75km. Tương tự, các nhánh sông Cửu Long đổ ra biển Đông và các sông đổ ra Biển Tây, mặn đã đi vào rất sâu.

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 8
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đất ở đáy sông nứt toác

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 9
 

Nhấn để phóng to ảnh

Kênh Tham Thu, ngay trạm bơm Bình Phan, xã Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) gần 2 tháng qua cạn trơ đáy

Ông Tuấn cũng cho biết, xâm nhập mặn năm 2020 có 3 đặc điểm lưu ý: thứ nhất mặn đến sớm hơn (gần 1 tháng); thứ 2, mặn đi vào nội địa sâu hơn (từ 2-11 km, tính đến thời điểm hiện nay); thứ 3, nồng độ mặn cao hơn ở các điểm đo vùng ven biển.

TP Cần Thơ là địa phương gần như không bị nhiễm mặn trong quá khứ gần 300 năm nay. Tuy nhiên, năm 2016, nước mặn có nồng độ 2 phần ngàn (2‰) chạm đến quận Cái Răng, thì ngày 10/2/2020 vừa qua, nước mặn đo được tại Cảng Cái Cui (quận Cái Răng) là 3,5 ‰. Nguy cơ xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng tới.

Trước tình hình hạn mặn khốc liệt, ông Tuấn khuyến cáo, các địa phương không nên tính đến chuyện ồ ạt “giải cứu” cây trồng do hạn, mặn vì việc này chỉ tốn thêm nguồn nước, kinh phí, năng lượng, công sức mà hiệu quả và sản lượng sẽ không đáng kể, thậm chí mất trắng.

Nguồn nước còn lại nên ưu tiên để dành cho việc cấp nước sinh hoạt, nếu còn thừa thì dùng cho chăn nuôi (trâu, bò, heo, gà). Cần giúp người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ chất lượng nước, hạn chế việc khoan rút nước ngầm.

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 10
 

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân miền Tây đang khóc ròng vì hạn, mặn

 

 

Vựa lúa lớn nhất nước - Sông cạn trơ đáy, lúa chết trơ gốc! - 11
 

Nhấn để phóng to ảnh

Sông cạn trơ đáy nên tàu thuyền ngừng hoạt động

Bên cạnh đó nên tập trung kinh phí hoặc vốn dự phòng phòng chống thiên tai để làm vùng trữ nước trong nội đồng, mương vườn, các bồn trữ nước cho cộng đồng. Không nên vì những khó khăn hiện nay mà đầu tư xây dựng những công trình quá lớn như cống, đập chặn sông, vừa lãng phí, kém hiệu quả và tác hại lớn cho môi trường, tính đa dạng sinh học.

Việc tiếp tục đầu tư hệ thống cảnh báo sớm và mạng lưới thông tin đến cộng đồng là cần thiết… Thực tế, lịch sử hàng trăm năm qua cho thấy, người dân nơi đây đã biết chủ động thích ứng tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên theo điều kiện thực tế.

Người dân ven biển dùng lu, khạp, ao, đìa… để trữ nước ngọt mùa mưa dùng cho mùa khô. Trong một số tiểu vùng bị hạn mặn nghiêm trọng vẫn có nhiều nông dân “né hạn” nhờ chủ động lịch thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, có những rẫy màu chủ động nước tưới, tránh được thiệt hại. Đó cũng là cách mà người đồng bằng đã hiện thực hóa thành công triết lý “sống chung với lũ, vượt lên đỉnh lũ”.

Phạm Tâm/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Khai mạc Hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP nhân Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024

Khai mạc Hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP nhân Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024

15:51 , 27/04/2024

Trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024, tại Khu du lịch biển Hải Hoà, UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức Khai mạc Hội chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Hỗ trợ các gia đình ngư dân của huyện Quảng Xương gặp nạn trên biển

Hỗ trợ các gia đình ngư dân của huyện Quảng Xương gặp nạn trên biển

09:56 , 27/04/2024

Sáng 26/4, Đoàn Thanh niên các đơn vị: Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa, Cơ quan Tỉnh ủy, văn phòng UBND tỉnh đã kết nối cùng Công ty cổ phần Dược phẩm TVpharm, Câu lạc bộ Thiện nguyện Bắc Trung Nam đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương có ngư dân gặp nạn khi đang khai thác trên vùng biển tỉnh Quảng Ninh.

Trường Đại Học Văn hóa, Thể thao và Du lịch chung tay hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Trường Đại Học Văn hóa, Thể thao và Du lịch chung tay hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

09:46 , 27/04/2024

Chiều ngày 26/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phát động quyên góp, ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.

Triển khai quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm đến Bí thư các Chi bộ thôn, khu phố

Triển khai quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm đến Bí thư các Chi bộ thôn, khu phố

09:43 , 27/04/2024

Sáng ngày 26/4, Huyện ủy Thạch Thành đã tổ chức Hội nghị Triển khai quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 đến Bí thư các Chi bộ thôn, khu phố.

Thành phố Sầm Sơn siết chặt quản lý hoạt động xe điện 4 bánh

Thành phố Sầm Sơn siết chặt quản lý hoạt động xe điện 4 bánh

09:26 , 27/04/2024

Thành phố Sầm Sơn đang có 5 đơn vị kinh doanh dịch vụ chở khách bằng xe điện 4 bánh. Thời gian qua, hoạt động này vẫn còn những hạn chế, bất cập; tình trạng người điều khiển xe điện 4 bánh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông còn xảy ra nhiều. Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng của thành phố Sầm Sơn đang triển khai các giải pháp nhằm siết chặt quản lý hoạt động xe điện theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng văn minh, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Triển khai đường dây nóng thông tin an toàn giao thông trên cao tốc

Triển khai đường dây nóng thông tin an toàn giao thông trên cao tốc

09:22 , 27/04/2024

Bắt đầu từ ngày 26/4, Cục Cảnh sát giao thông chính thức tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao trên các tuyến cao tốc qua số điện thoại đường dây nóng 19008099.

Bổ sung trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc – Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Bổ sung trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Bắc – Nam trước kỳ nghỉ lễ 30/4

09:17 , 27/04/2024

Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông cáo báo chí thông tin vị trí các trạm dừng nghỉ tạm phục vụ nhu cầu thiết yếu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Mường Lát nỗ lực xóa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Mường Lát nỗ lực xóa nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

08:41 , 27/04/2024

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết là những hủ tục đã tồn tại trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa suốt nhiều thế kỷ, để lại những hệ lụy nghiêm trọng và lâu dài. Nhiều năm qua, huyện Mường Lát đã đưa ra nhiều giải pháp, nỗ lực giải quyết thực trạng này và đạt được những kết quả khả quan.

Các đơn vị thuỷ lợi tập trung ứng phó với xâm nhập mặn

Các đơn vị thuỷ lợi tập trung ứng phó với xâm nhập mặn

08:32 , 27/04/2024

Theo báo cáo từ ngành Nông nghiệp Thanh Hoá, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng mưa đã thiếu hụt hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 7 đến 10%, lượng nước trên các sông chính cũng xuống thấp, khiến cho tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện tại nhiều địa phương. Để hạn chế những ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, nhiều giải pháp đã được các đơn vị thuỷ lợi tập trung triển khai.

Tăng cường quản lý thị trường hàng hoá, dịch vụ phục vụ khách du lịch

Tăng cường quản lý thị trường hàng hoá, dịch vụ phục vụ khách du lịch

08:25 , 27/04/2024

Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch hè 2024, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, hấp dẫn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang chủ động triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, tăng giá đột biến và những hành vi vi phạm pháp luật khác trong kinh doanh thương mại.