Hiệu quả từ dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường
Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam" được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại Thanh Hóa từ cuối năm 2021. Đến nay, qua hai vụ thu hoạch, cây lúa được áp dụng các biện pháp canh tác khoa học, thân thiện với môi trường, đã mang lại hiệu quả tích cực giúp người nông dân giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là giúp bảo vệ môi trường.
Để thực hiện dự án đạt hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành khảo sát và lựa chọn triển khai tại 4 xã trên địa bàn 2 huyện gồm: Thiệu Duy, Thiệu Công (huyện Thiệu Hóa) và Yên Thọ, Phú Nhuận (huyện Như Thanh).
Trong quá trình triển khai dự án, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các huyện Thiệu Hóa và Như Thanh tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của dự án nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về hiệu quả của biện pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường.
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các đợt tập huấn về canh tác lúa thân thiện với môi trường cho cán bộ và hội viên nông dân nòng cốt tham gia dự án tại các địa phương. Các hộ dân đã được giảng viên Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức truyền đạt các kỹ thuật về thâm canh lúa cải tiến và kỹ thuật "Tưới ướt khô xen kẽ"; xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng vi sinh; đồng thời, hướng dẫn các hộ dân cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Việc tập huấn giúp bà con thực hiện dự án tiếp cận phương pháp canh tác lúa hữu cơ hiệu quả, tiên tiến, mở ra hình thức canh tác thân thiện với môi trường.
Sau quá trình tập huấn, các hộ dân thực hiện dự án đã bắt tay vào triển khai thực tế, thông qua đó nắm được "chìa khóa" quản lý nước tưới suốt vụ sản xuất. Nguyên tắc chung là: cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, tùy từng giai đoạn khác nhau để điều chỉnh mực nước phù hợp.
Qua hai vụ sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả thực hiện dự án tại các địa phương. Nhiều hộ dân thực hiện dự án vô cùng phấn khởi vì đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi.
Hai vụ lúa gần đây, gia đình ông Trịnh Cao Sơn, ở thôn Tân Thọ, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh cấy hơn 2 sào lúa. Nhờ áp dụng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường, đặc biệt là áp dụng kỹ thuật "xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng vi sinh", "Tưới ướt khô xen kẽ", gia đình ông đã nâng cao hiệu quả sản xuất cao hơn so với phương pháp canh tác truyền thống.
Gia đình ông Lê Văn Chúc, ở thôn Đông Mỹ, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa gieo cấy 2 sào lúa. Sau khi áp dụng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường, ông thực sự bất ngờ khi vụ lúa này năng suất đạt từ 3,5 đến 3,8 tạ/sào. Trong khi đó, lượng phân đạm giảm được 80%, kali giảm được 20% so với các vụ trước.
Sau một thời gian triển khai thực hiện dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường, áp dụng kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng vi sinh, tưới ướt - khô xen kẽ trong quá trình sản xuất, đến nay, qua theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu, bước đầu khẳng định: cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế chồi vô hiệu; hạn chế lá ủ ở giai đoạn sau, cây lúa được thông thoáng, ít bị sâu bệnh gây hại; giúp phát triển tốt bộ rễ, tránh đổ ngã ở giai đoạn sau; giảm chi phí bơm nước, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thức vật; năng suất đạt 3,5 tạ/sào, cao hơn so với ruộng đối chứng là 50 kg/sào.
Hiện nay, cùng với việc thực hiện có hiệu quả dự án, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân hướng tới sản xuất lúa thân thiện với môi trường, đặc biệt là triển khai tốt mô hình tại các địa phương thực hiện dự án trong vụ lúa mùa, nhằm gia tăng lợi nhuận sau canh tác nhờ giảm chi phí đầu vào.
Có thể khẳng định việc triển khai Dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Thanh Hóa bước đầu đã tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như phương pháp canh tác của hội viên, nông dân. Phương pháp này có tính ưu việt, không chỉ giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, mà còn nâng cao nhận thức của nông dân về sản xuất lúa an toàn. Vì vậy trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh lương thực của địa phương.
Giá vé máy bay tăng cao trong dịp Tết
Khảo sát trên các trang bán vé của các hãng hàng không nội địa cho thấy, giá vé máy nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang ở mức cao, thậm chí "cháy vé" ở hạng phổ thông.
Năm 2025, dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 16%
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.