ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

"Siêu dự án" du lịch tâm linh ở Chùa Hương bị các chuyên gia cảnh báo

Các chuyên gia lo ngại, kế hoạch đầu tư 15.000 tỷ đồng này chỉ là một dự án thương mại lấp sau danh nghĩa du lịch tâm linh.

15/12/2018 17:55

Sau khi báo chí thông tin về việc doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất làm dự án Khu du lịch tâm linh Hương Sơn rộng 1.000 ha ở chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) với nhiều hạng mục hoành tráng, hàng loạt chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra những cảnh báo đáng lưu ý.

Du khách đi đò trên suối Yến.
Du khách đi đò trên suối Yến.

Ngày 25/7/2018 vừa qua, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã có công văn số 212/CV-DNXT gửi Thành ủy và UBND TP. Hà Nội xin phép đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn với mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.

Tại công văn này, Doanh nghiệp Xuân Trường đề xuất: "Chùa Tam Chúc nằm sát với Chùa Hương Hà Nội, chính vì vậy doanh nghiệp muốn xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ở giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương, với diện tích 1.000ha bao gồm núi đá, cỏ cây và đầm lầy. Doanh nghiệp khẳng định rằng nếu thành phố Hà Nội đồng ý chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng gồm các hạng mục chính:

1. Nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 20km (giống Tràng An).

2. Khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực.

3. Xây dựng một tháp đá mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế cao 100m để thờ Xá Lợi Phật (tâm điểm là tháp đá đỏ Granit).

4. Xây dựng hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.

Công văn của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường xin phép đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn.
Công văn của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường xin phép đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn.

 

Tuy nhiên, sau khi thông tin trên được báo chí đăng tải, nhiều chuyên gia và nhà quản lý đã lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về "siêu dự án" này.

TS Phan Đăng Long (nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội): "Đừng để có một “chùa Bái Đính ở ngay chùa Hương"

"Chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp đã tồn tại từ rất lâu đời. Chính nhờ đặc điểm đặc trưng vốn có nên hàng năm, người dân hành hương về đây rất đông. Đây chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp muốn được vào đầu tư, khai thác để kiếm lợi.

Vì thế, quá trình quy hoạch, xây dựng, các cơ quan quản lý phải rất thận trọng, cân nhắc, tránh những tác động mạnh gây phá vỡ cấu trúc cảnh quan, làm ảnh hưởng tới hình ảnh linh thiêng vốn có của nơi này. Người dân hành hương tới đây không chỉ vì Chùa Hương là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong nước và ngoài nước mà đây còn là di tích, danh thắng quốc gia đặc biệt. Sự đặc biệt của Chùa Hương là nhờ có thiên nhiên cảnh quan, có núi non, di tích, có vẻ đẹp của dòng suối Yến, có nhiều động đá... mà một khi bị mất đi sẽ không thể lấy lại được.

Cổng chính của Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao đang trong quá trình khởi công.
Cổng chính của Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao đang trong quá trình khởi công.

Với đề xuất tại Chùa Hương, tôi lo lắng sẽ có một dự án thương mại lấp sau danh nghĩa du lịch tâm linh mọc lên và rất có thể sẽ lại có những công trình bê tông hóa, sắt thép hóa khô cứng, bí bách, lạnh lẽo.

Nếu những người xem xét đánh giá đề xuất trên lại không có đủ trình độ chuyên môn, thiếu hiểu biết về văn hóa tín ngưỡng mà phê duyệt dự án một cách vội vàng, thiếu cẩn trọng thì rất có thể sẽ có thêm một công trình lai căng, mất hẳn tính bản sắc truyền thống. Rất đáng lo ngại!".

Khu vực giáp ranh giữa khu du lịch là địa phận Hà Nội. Hiện Xuân Trường đang cho xây cổng chắn.
Khu vực giáp ranh giữa khu du lịch là địa phận Hà Nội. Hiện Xuân Trường đang cho xây cổng chắn.

Ông Nguyễn Trọng Tuệ, Chủ tịch Câu lạc bộ Phong thủy Thăng Long - Hà Nội: "Không phải xây dựng mà bảo tồn tự nhiên mới là tốt"

"Suối Yến quan trọng nhất là yếu tố cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử - một nét văn hóa đã ăn sâu vào trong tiềm thức người dân. Người ta có quan niệm rằng, cứ đi Chùa Hương là phải đến Bến Đục, phải đi đò dọc, phải đi qua Suối Yến. Nếu nạo vét, khơi thông để đi đường khác thì không còn ý nghĩa gì nữa.

Về phong thủy, trong cuốn sách từ thời Lê “An Nam Cửu Long Kinh”, địa mạch Quốc gia ta có phân ra ba đại chi. Khu vực phía bắc từ Tam Điệp, Ninh Bình ngược về phía bắc. Theo đó, địa mạch từ Lào Cai đổ về và chia ra làm ba chi. Trung chi chính là Thăng Long, Hà Nội; tả chi đổ ra hướng các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; hữu chi là đổ về Ninh Bình, Tam Điệp, gọi là trấn sơn nam, là Thanh Long. Mỗi chi lại có thêm ba nhánh, tổng hợp lại gọi là Cửu Long Kinh, là chín nhánh long mạch. Trong đó, Chùa Hương nằm ở hữu chi. Mạch Chùa Hương là cả một đại mạch lớn. Phía dưới là kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, chính là Tràng An.

Thông thường theo đại cục thì có trung tâm cho đến tả thanh long, hữu bạch hổ. Tôi cho rằng nếu tác động vào mạch Chùa Hương thì có nghĩa là tác động lên Bạch Hổ, khi động thì đương nhiên giữa là Thăng Long, Hà Nội sẽ động. Giống như khi dùng sắt chọc vào chân, tay sẽ tác động đến thần kinh là đau. Trong phong thủy có quy định, Thanh Long là cát thần, chủ về văn, nam, trưởng. Còn Bạch Hổ là chủ về hung thần, võ, nữ, thứ. Nếu tác động vào suối Yến, có nghĩa là hung thần bị kích động, sẽ sinh biến loạn. Tất cả những gì tác động không tốt vào khu vực Chùa Hương thì đều ảnh hưởng hết vào trung tâm.

Đồ họa khu vực dự án được đề xuất.
Đồ họa khu vực dự án được đề xuất.

Hơn nữa trong thế đất Chùa Hương, có động Hương tích thế núi ôm lấy động, suối Yến chảy từ trong dãy núi ra và có rất nhiều chi lưu đổ dồn về. Như vậy động Hương Tích là đại huyệt phong thủy “phong thủy bảo địa”. Nếu doanh nghiệp nạo vét mà tác động vào suối Yến bằng bất kể hình thức nào thì sẽ làm cho khí mạch của huyệt bị thay đổi và suy giảm đi. Hệ lụy dẫn đến là ảnh hưởng tới địa mạch quốc gia.

Địa mạch từ Hương Tích, Hoa Lư, Tràng An thuộc về hữu chi của thành Thăng Long (Hà Nội). Suy ra chính là địa mạch quốc gia cần được bảo vệ, tránh tác động.

Ngoài vấn đề tác động vào suối Yến thì còn có sự tác động tổng hợp. Thứ nhất là tác động đến văn hóa, lịch sử; thứ hai tác động đến cảnh quan, thiên nhiên; thứ ba là tác động đến phong thủy, tâm linh…, mà chỗ đó là đất Phật cả nước hướng về. Bởi vậy không phải xây mới đền đài là tốt mà phải bảo tồn thiên nhiên mới tốt.

Trong tâm thức của người dân, đi chùa Hương là một truyền thống. Chùa Hương không phải có quy mô lớn, tại sao thu hút được khách như thế? Chính là vì cảnh quan, tâm linh, nét văn hóa, trong đó có văn hóa truyền thống mà đặc trưng là du xuân, trẩy hội. Trẩy hội Chùa Hương là phải theo quy trình từ bến Đục đến suối Yên, đi đò dọc… Nếu Doanh nghiệp Xuân Trường đục thông rồi rẽ nhánh ra một hướng khác dẫn đến cạn nước thì sẽ tác động đên một giá trị văn hóa đã tồn tại bao đời".

PGS.TS Lê Quý Đức (Viện Văn hóa và Phát triển): "Phải tôn trọng tính nguyên trạng của di sản"

"Chùa Hương là một di sản văn hóa lâu đời của người Việt, gắn liền với đời sống tâm linh của nhiều thế hệ nên việc can thiệp vào di sản phải hết sức cân nhắc, bắt buộc phải đảm bảo yếu tố hàng đầu là tôn trọng nguyên trạng của di sản. Phải đặt ra là đầu tư chục ngàn tỷ vào đây thì đã cần thiết hay chưa? Dù là tiền của tư nhân nhưng phát triển di sản phải đảm bảo hài hòa, theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước".

Theo Quang Minh/Giadinh.net

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Để Sầm Sơn bốn mùa biển hát

Để Sầm Sơn bốn mùa biển hát

17:00 , 26/04/2024

Từ xa xưa, Sầm Sơn đã nổi danh bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, là nơi "hội sơn, tụ thủy" và là nơi nghỉ mát lý tưởng cho mục tiêu phục hồi sức khỏe. Trải qua chiều dài lịch sử, Sầm Sơn vẫn chỉ thu hút khách du lịch vào mùa hè, chưa xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng.

Du lịch Thanh Hóa những sắc màu rực rỡ

Du lịch Thanh Hóa những sắc màu rực rỡ

13:37 , 26/04/2024

Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của “Tam vương, nhị chúa”, của văn hiến và khoa bảng, suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có những đóng góp mang dấu ấn lịch sử to lớn trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiếm có nơi nào trên dải đất hình chữ S hội tụ được nhiều giá trị hòa quyện mang tính huyền thoại giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với truyền thống văn hóa, lịch sử như xứ Thanh.

Các khu, điểm du lịch miền núi Thanh Hóa sẵn sàng đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các khu, điểm du lịch miền núi Thanh Hóa sẵn sàng đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

08:10 , 26/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là cao điểm để các địa phương đón lượng lớn khách du lịch và mở đầu cho mùa du lịch hè 2024. Đến thời điểm này, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đón tiếp và phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

07:39 , 26/04/2024

Để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, huyện Bá Thước xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng. Chính vì vậy, năm 2021, Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 129 năm 2021 về phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

Phát động chương trình kích cầu du lịch trên cả nước

Phát động chương trình kích cầu du lịch trên cả nước

07:00 , 26/04/2024

Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch vừa ban hành văn bản số 1654 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Bức tranh Panorama - Tái hiện sinh động, hào hùng chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh Panorama - Tái hiện sinh động, hào hùng chiến dịch Điện Biên Phủ

06:40 , 26/04/2024

Bức tranh Panorama được xây dựng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bức tranh cỡ cực đại, tái hiện toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ mang nhiều giá trị, đặc biệt là giá trị lịch sử và giá trị văn hóa. Bức tranh không chỉ giúp người xem cảm nhận sâu sắc hơn về Chiến dịch Điện Biên Phủ, mà còn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ, là điểm đến không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến với tỉnh Điện Biên.

Chung kết Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương 
“Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”

Chung kết Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương “Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”

23:04 , 25/04/2024

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, huyện Thiệu Hoá vừa tổ chức Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương “Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”.

Gấp rút chuẩn bị cho Tuần văn hóa thành phố Hội An – thành phố Thanh Hóa năm 2024

Gấp rút chuẩn bị cho Tuần văn hóa thành phố Hội An – thành phố Thanh Hóa năm 2024

20:12 , 25/04/2024

Kỷ niệm 63 năm kết nghĩa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An, trong các ngày từ 26/4 đến ngày 1/5, Thành ủy và UBND Thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức “Tuần văn hóa thành phố Hội An - thành phố Thanh Hóa” năm 2024. Cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa đã cơ bản hoàn tất.

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

20:02 , 25/04/2024

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024, huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Ocop, sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của huyện và các địa phương lân cận, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Trong đó, sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Chè, nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung là một trong những sản phẩm chủ lực.

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

14:00 , 25/04/2024

Trong tháng 4 này, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Thanh Hóa đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.