ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học

Đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu càng cho thấy nghiên cứu khoa học quan trọng đến nhường nào.

20/09/2021 07:06

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu vắc xin ngay sau khi bộ gene của virus SARS-CoV-2 được giải trình tự. Các tạp chí công bố phân tích dữ liệu với tốc độ ấn tượng. Các bác sĩ lâm sàng của bệnh viện tích cực hợp tác với các viện nghiên cứu và các công ty để tăng tốc độ phát triển thuốc. Cỗ máy khoa học cài thêm một số nữa.

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học
 

Một nghiên cứu mới mở rộng của UNESCO - cơ quan khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên Hợp Quốc – cho thấy, mức độ chi tiêu của các quốc gia cho hoạt động thực hành khoa học tăng cao trên toàn thế giới từ trước khi đại dịch nổ ra. Báo cáo được xuất bản 5 năm một lần này tổng hợp dữ liệu từ 193 quốc gia, được đánh giá như một phong vũ biểu cả về mức độ hỗ trợ cho nỗ lực khoa học và các lĩnh vực nghiên cứu chính. 

Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2018, chi tiêu cho nghiên cứu trên toàn thế giới tăng 19,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu (14,8%). Lượng đầu tư tăng thêm đó có nghĩa là tỷ trọng GDP chi cho nghiên cứu tăng trung bình từ 1,73% lên 1,79%.

Phần lớn sự tăng trưởng đến từ một quốc gia (xem biểu đồ 1). Nhằm giành được ưu thế khoa học trước Mỹ, Trung Quốc đã tăng chi tiêu từ 135 tỷ USD năm 2008 lên 439 tỷ USD vào năm 2018.

Khoảng 9/10 chi tiêu cho nghiên cứu, sản lượng và nhân sự đến từ các nước G20; 4/5 tổng số các nước chi chưa đầy 1% GDP cho nghiên cứu. Ở mức 4,9%, Israel đầu tư nhiều nhất vào nghiên cứu và phát triển tính theo tỷ trọng GDP của bất kỳ quốc gia nào.

Báo cáo cũng tính đến các báo cáo khoa học, tăng 21% trên toàn cầu từ năm 2015 đến năm 2019.

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học
  Chi tiêu của Mỹ, EU và Trung Quốc vào nghiên cứu và phát triển, đơn vị: tỷ USD

Có thể do văn hóa “xuất bản hoặc tàn lụi” tại các trường đại học, Liên minh châu Âu (28,6%), Trung Quốc (24,5%) và Mỹ (20,5%) đảm đương phần lớn công việc này. Dẫu vậy, các nước đang phát triển cũng tăng sản lượng lên 71%.

Phần lớn sự tăng trưởng tập trung trong một danh mục rộng lớn - trí tuệ nhân tạo và người máy - với 147.806 ấn phẩm vào năm 2019, tăng từ con số 109.521 năm 2011. Những công nghệ như vậy ngày càng được sử dụng nhiều ở các nước phát triển và được coi là liều thuốc giải cho tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa.

Đặc biệt, Nhật Bản còn coi robot là trung tâm trong tương lai, sử dụng máy bay không người lái để giao hàng, dùng "robot nông nghiệp" để làm việc trên cánh đồng và máy hình người để hỗ trợ trong các trại dưỡng lão.Trong thế giới đang phát triển, một bối cảnh nghiên cứu rất khác đã xuất hiện, chịu sự chi phối của mối đe dọa biến đổi khí hậu.

Trong nỗ lực ngăn chặn các thảm họa môi trường, các nước nghèo tập trung nhiều hơn vào tính bền vững. Những nước như Guyana và Senegal đã bắt đầu đầu tư vào một số nguồn năng lượng tái tạo bằng các nguồn thu từ khai thác nhiên liệu hóa thạch. Hiện nay, họ chủ yếu dựa vào công nghệ và chuyên môn của nước ngoài.

Sự hợp tác khoa học quốc tế thể hiện rõ ràng nhất ở các lĩnh vực liên quan đến biến đổi khí hậu. Phát triển nhanh nhất trong số 56 chủ đề nghiên cứu được UNESCO xác định trong báo cáo là về loại bỏ các mảnh vụn nhựa trôi nổi trên đại dương. Trong năm 2011, chỉ có 46 đề tài xem xét vấn đề này và năm 2019, con số đã lên đến 853.

Cây trồng thích ứng với khí hậu là chủ đề phát triển nhanh thứ hai, được thúc đẩy bởi nghiên cứu ở các nước có thu nhập thấp. Vào năm 2011, chỉ có 4,5% nghiên cứu về chủ đề này nhưng vào năm 2019, tỷ lệ đã tăng lên 11,4%. 

Thế giới giật mình nhìn lại vai trò nghiên cứu khoa học
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tính theo phần trăm GDP ở các nước và vùng được lựa chọn.

 Theo Tạp chí Economist, báo cáo của Liên Hợp Quốc là một tín hiệu cho thấy, nghiên cứu có thể không còn được coi là một ưu tiên lớn trong ngân sách của các quốc gia. Các tác giả kêu gọi các chính phủ đầu tư nhiều hơn và chiến lược hơn vào nghiên cứu, bằng cách khuyến khích sự đổi mới trong khu vực tư nhân. Theo họ, đầu tư và tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đang tăng lên nhưng “khoa học bền vững vẫn chưa phải là chủ đạo trong xuất bản học thuật”.

Đại dịch Covid-19 chứng tỏ thế giới hoàn toàn có thể đạt được những bước nhảy vọt khi cộng đồng khoa học tập trung sự chú ý vào một vấn đề. Không nên tiêu tán năng lượng có được từ đại dịch, và cần đặt một trọng tâm tương tự vào mục tiêu giải quyết biến đổi khí hậu. 

Báo cáo Khoa học năm 2021 của UNESCO có tựa đề “Chạy đua với thời gian để phát triển thông minh hơn”, thể hiện kinh nghiệm của các nước về chuyển đổi kỹ thuật số kép và chuyển đổi thân thiện môi trường để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo dài 762 trang, được thực hiện trong thời gian hơn 18 tháng bởi 70 tác giả từ 52 quốc gia. Đây là tài liệu được xuất bản 5 năm một lần để xác định các xu hướng đương thời trong quản trị khoa học.

Các tác giả nhận thấy, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự theo đuổi phát triển khoa học, bởi muốn giải quyết được cuộc khủng hoảng y tế này cần phải có sự hỗ trợ và hợp tác khoa học giữa các cơ quan, ban ngành của chính phủ và các cộng đồng, đồng thời cần phải có các hệ thống khoa học mở, tính đến một tiến trình khoa học toàn diện, dân chủ và minh bạch hơn.

Thanh Hảo/Vietnamnet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Viettel Software tham dự triển lãm Công nghệ thông tin lớn nhất Nhật Bản

Viettel Software tham dự triển lãm Công nghệ thông tin lớn nhất Nhật Bản

09:52 , 29/04/2024

Từ ngày 24 - 26/4, Công ty Đầu tư Công nghệ Viettel (Viettel Software), thành viên Tập đoàn Viettel đã tham dự Triển lãm Japan IT Week Spring 2024 tại Nhật Bản.

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số cơ sở sản xuất cho Apple

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số cơ sở sản xuất cho Apple

09:49 , 29/04/2024

Theo danh sách chuỗi cung ứng toàn cầu vừa được Apple công bố, trong năm tài chính 2023, công ty đã bổ sung nhiều đối tác. Theo đó, số đối tác Apple đặt nhà máy hoặc văn phòng tại Việt Nam tăng từ 27 lên 35 trong giai đoạn 2022-2023, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ tư thế giới.

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

10:38 , 28/04/2024

Nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G để nhường tần số cho các công nghệ mới, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đang triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế

10:27 , 28/04/2024

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã được Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương quan tâm thực hiện, trong đó ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số.

Hậu Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở

Hậu Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở

16:30 , 27/04/2024

Với phương châm lấy người dân làm trung tâm trong chuyển đổi số, thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở, đưa các ứng dụng số đến gần hơn với người dân.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

15:03 , 27/04/2024

Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

07:00 , 26/04/2024

Thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã có những cải cách mang tính đột phá trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là phần mềm 'Trợ lý ảo" vào hoạt động của ngành. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phần mềm này đã giúp cán bộ Toà án có thêm công cụ hỗ trợ đắc lực trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc.

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

10:30 , 25/04/2024

Tối 23/4, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

16:07 , 22/04/2024

Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, Viettel Thanh Hóa đã đầu tư hạ tầng số hiện đại chất lượng cao. Trong đó hạ tầng internet băng rộng được Viettel Thanh Hóa ưu tiên hàng đầu.

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

08:32 , 22/04/2024

Ban tổ chức Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam lần thứ Bảy - năm 2024 (gọi tắt là VDA 2024) sẽ nhận hồ sơ trực tuyến đến ngày 30/6/2024 tại website chương trình ở địa chỉ: www.vda.com.vn. Sau đó, Hội đồng bình chọn sơ tuyển và Hội đồng bình chọn chung khảo sẽ chọn ra những đơn vị, sản phẩm xứng đáng nhất vinh danh trong Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2024.