ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thủ tướng nêu 3 câu hỏi lớn đối với ngành Du lịch

Thủ tướng đã nêu 3 câu hỏi lớn đối với ngành Du lịch trong việc nâng cao chất lượng cũng như phát triển nhân lực với cách tiếp cận rộng hơn.

12/04/2019 14:34

Sáng 12/4, tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam 2019, do Sở Du lịch Thành phố phối hợp với Trường Đại học Hoa Sen tổ chức.

Chủ đề của Diễn đàn là "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn".

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài nước.

thu tuong neu 3 cau hoi lon doi voi nganh du lich  hinh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn.

Các đại biểu tham luận cho rằng, nhân lực chính là tài sản quan trọng nhất của các doanh nghiệp du lịch. Thế nhưng, theo tính toán của Tổng cục Du lịch, mỗi năm, toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động thì các trường trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 15.000 người. Đáng nói là trong số này cũng chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Dù cả nước đã có 346 cơ sở đào tạo du lịch các cấp từ sơ cấp đến Đại học, nhưng chất lượng đào tạo không cao, giáo trình đào tạo chưa theo kịp chuẩn quốc tế. Chất lượng đội ngũ giảng viên chưa cao. Đặc biệt, còn thiếu sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nên các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại trước khi sử dụng.

Từ thực tế TPHCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, thành phố có 63 cơ sở đào tạo, trong đó có 18 trường Đại học có đào tạo nhân lực du lịch. Tuy vậy, nhân lực tốt nghiệp chỉ đáp ứng 70% nhu cầu của thành phố. Đặc biệt, chất lượng nhân lực du lịch thấp hơn các nước trong khu vực đang dẫn đến thách thức chuyển dịch lao động du lịch.

Theo ông, 1 lao động làm việc trong ngành Du lịch ở Singapore được trả mức lương là 2.400 USD, nhưng ở Việt Nam thì thấp hơn nhiều. Như vậy sẽ có một dòng chảy nhân lực du lịch có trình độ chuyên môn đến những nước có lương cao hơn trong khu vực ASEAN. Ngược lại những người có chuyên môn cao sẽ đến giữ những vị trí chủ chốt trong ngành Du lịch nước ta. Do vậy, bên cạnh gia tăng chất lượng đội ngũ thì phải đối diện với sự chuyển dịch lao động ở khu vực.

Để khắc phục điểm yếu này, các đại biểu cho rằng, cần đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao, tức đào tạo đại học, cử nhân trở lên và phải theo tiêu chuẩn quốc tế, nhất là liên kết quốc tế để đào tạo.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Công ty Vietravel cho biết: “Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 cần phải đặc biệt quan tâm đến coi trọng phát triển nguồn nhân lực như một động lực, một cơ sở mang tính quyết định thực hiện được chiến lược này. Nếu không chủ động đào tạo sẽ phải thuê nhân lực nước ngoài. Hầu như các khách sạn 5 sao trên toàn quốc, có tên tuổi đều do nhân lực nước ngoài họ quản trị. Hiện nay về chuẩn chương trình đào tạo rất cần các chương trình quốc tế vì chương trình trong nước hầu như không theo kịp chuẩn và phải đào tạo lại. Do đó Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu cho các trường được chọn chương trình đào tạo và đánh giá, thẩm định hàng năm”.

thu tuong neu 3 cau hoi lon doi voi nganh du lich  hinh 2
Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Bà Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen nói đến thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, trong khi nhu cầu đặt hàng của các công ty du lịch, các khách sạn cao cấp đối với Trường Hoa Sen rất lớn. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải đẩy nhanh liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp du lịch để đáp ứng ngay nhu cầu thị trường.

“Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để có chính sách ưu đãi thuế, chính sách khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp đang hoạt động du lịch nhưng đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Chỉ có cách như vậy mới tạo liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trường đào tạo nhân lực du lịch. Đề nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích các địa phương đào tạo và đào tạo lại lãnh đạo cơ quan ban ngành, cơ quan tham gia quản lý du lịch ở các địa phương” – bà Mai Hồng Quỳ cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao các đại biểu nêu ra giải pháp tháo gỡ chất lượng nguồn nhân lực nhìn từ góc độ đào tạo đầu vào cho ngành Du lịch. Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, cần xác định đúng bản chất vấn đề của ngành Du lịch thì mới tháo gỡ được nút thắt, khó khăn, từ đó xây dựng chiến lược phát triển ngành đúng hướng và khả thi, nhất là trong nâng cao chất lượng ngành Du lịch cả về lượng và chất. 

Đặt vấn đề như vậy, Thủ tướng đã nêu 3 câu hỏi lớn đối với ngành Du lịch trong việc nâng cao chất lượng cũng như phát triển nhân lực với cách tiếp cận rộng hơn.

“Chúng ta đã băn khoăn nhiều về việc liệu có đủ nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu ngành Du lịch hay không? Theo tôi, câu hỏi sát sườn ngược trở lại. Đó là ngành Du lịch có đủ hấp dẫn để cạnh tranh, thu hút nhân tài, lực lượng lao động có kỹ năng không những trong nước và cả quốc tế tham gia vào lĩnh vực này hay không? Các chính sách đào tạo, đãi ngộ, phát triển nghề nghiệp và thu hút nhân tài lao động có kỹ năng sẽ quyết định khả năng thu hút nguồn nhân lực. Tôi tin rằng những công ty, những mô hình kinh doanh hoạt động tốt nhất trong ngành Du lịch Việt Nam cũng chính là những đơn vị trả lời tốt nhất câu hỏi này. Bởi các bạn chính là những nhà tuyển dụng tốt nhất, những môi trường làm việc, văn hóa công ty được đánh giá cao so với các công ty, ngành, lĩnh vực khác. Cho nên, môi trường, cơ chế thu hút con người là quan trọng. Ta phải đặt vấn đề ngược lại về mặt nghiên cứu” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cho rằng, đây cũng chính là câu hỏi đặt ra với các cơ quan quản lý Nhà nước. Bởi đây là ngành có tính cạnh tranh toàn cầu và chúng ta khó có thể áp dụng chính sách bảo hộ nào vượt trội so với các nước.

Nhấn mạnh môi trường kinh doanh lĩnh vực du lịch là yếu tố quan trọng thu hút nhân lực, Thủ tướng nêu ví dụ từ nhiều tập đoàn lớn trong nước, kể cả tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, họ đều thu hút được nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, ngành Du lịch cần “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” nếu chưa thu hút được nhân lực chất lượng cao.

Về câu hỏi thứ hai, Thủ tướng cho rằng, du lịch ngành kinh tế mũi nhọn, được kỳ vọng chiếm trên 10% GDP, vậy, ngành đã làm gì để tương xứng với hai chữ ‘mũi nhọn”, làm gì để thu hút được lao động có kĩ năng tham gia vào du lịch, làm gì để tối ưu hóa được nguồn lực sẵn có?.

Đặt vấn đề như vậy, Thủ tướng mở rộng nội hàm của chủ đề “nguồn nhân lực du lịch” không chỉ ở các công ty du lịch. Đó còn là người dân và các cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Chính những cộng đồng, người dân này sẽ quyết định đến sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

thu tuong neu 3 cau hoi lon doi voi nganh du lich  hinh 3
Thủ tướng cùng các đại biểu dự Diễn đàn.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong ngành Du lịch, tính hiệu quả của nguồn nhân lực gắn liền với giá trị mà con người mang lại qua chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp. Những người có năng lực, thân thiện, hữu ích có tác động rất lớn đến sự hài lòng của du khách khi đến địa điểm du lịch hơn là các cơ sở hạ tầng xa hoa. Vậy tại sao chúng ta lại không tìm cách phát huy nguồn lực quan trọng đó. Đó là còn chưa kể còn một lực lượng lao động lớn, có trình độ Đại học trong các ngành như lịch sử, văn hóa, truyền thông, đối ngoại… Vấn đề là ngành Du lịch cần có cơ chế tốt để thu hút họ. Việt Nam phải tập hợp những người hiểu văn hóa, truyền thông, lịch sử cho ngành Du lịch”.

Câu hỏi thứ 3 có tính chiến lược, Thủ tướng muốn dành trước hết cho các bộ, ngành, đó là Đảng và Nhà nước đã xác định thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là 3 đột phá chiến lược hàng đầu. Vậy, các các bộ, ngành đã làm gì, xây dựng chiến lược thế nào để nguồn nhân lực thật sự là một đột phá chiến lược đối với chính ngành du lịch Việt Nam?

Thủ tướng cho rằng, trả lời chính xác câu hỏi này là trách nhiệm đồng thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương có thế mạnh về du lịch với sự tham vấn trách nhiệm và hiệu quả của các doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong ngành du lịch.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đúc kết ra 3 yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành Du lịch và cả 3 yếu tố này đều bắt đầu bằng chữ C. Theo đó, chữ C thứ nhất là “Con người”, đó là nâng cao ý thức, sự hiếu khách và sự sẵn sàng giúp đỡ khách du lịch của người dân Việt Nam, đặc biệt là dân bản địa ở địa phương, phát triển mạnh mẽ và nâng cao chất lượng ngành du lịch.

Chữ C thứ 2 là “Cơ sở hạ tầng” gồm cả hạ tầng giao thông và các hạ tầng du lịch khác; hạ tầng mềm; hạ tầng thông minh.

Và chữ C thứ 3 là Chiến lược. Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần đưa tầm nhìn, chiến lược dài hạn, các phương hướng hành động mỗi năm của ngành cùng các ngành khác để thực thi tốt, cân bằng được giữa kinh tế, văn hóa, môi trường, trong đó có chiến lược đào tạo nhân lực du lịch./.

VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

20:16 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 5 ngày, tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lượng khách du lịch tăng cao đột biến. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác nên hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Chiếu cói Quảng Xương

Chiếu cói Quảng Xương

10:28 , 30/04/2024

Thanh Hoá là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó đặc biệt có nghề dệt chiếu cói. Và nhắc đến chiếu cói, bên cạnh những địa phương như Nông Cống, Nga Sơn thì Quảng Xương cũng là một miền quê có sản lượng lớn chiếu cói lớn được xuất khẩu. Từ lâu, những đôi chiếu Quảng Xương đã đi muôn nơi và trở thành vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc lứa đôi.

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

Truyền hình trực tiếp Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 "Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca"

20:14 , 29/04/2024

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và Livestream trên Fanpage và kênh Youtube của Đài PTTH Thanh Hóa

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

Các huyện miền núi hấp dẫn du khách trong dịp lễ 30/4, 1/5

19:39 , 29/04/2024

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, ngoài những bãi tắm đẹp, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những khu vui chơi sôi động, nhiều du khách đã lựa chọn các khu, điểm du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá cho kỳ nghỉ của mình. Đây là cơ hội để loại hình du lịch này được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn.

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

Khai trương Chợ du lịch - Chợ đêm Hải Tiến

16:01 , 29/04/2024

Tối 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, Công ty Đầu tư và Du lịch Hải Tiến đã tổ chức lễ khai trương Chợ du lịch - chợ đêm Hải Tiến, đánh dấu mốc chợ chính thức đi hoạt động từ đầu mùa hè 2024.

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

Thanh Hoá hút khách du lịch trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ

16:00 , 29/04/2024

Trong hai ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các khu du lịch biển đã thu hút rất đông du khách đến tham quan, vui chơi và nghỉ dưỡng.

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

Tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024

11:26 , 29/04/2024

Tối ngày 28/4, tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024. Dự buổi tổng duyệt có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài PT&TH Thanh Hóa.

Nức thơm bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa

Nức thơm bánh đa làng Chòm, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa

09:44 , 29/04/2024

Ở Việt Nam có rất nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng, và một trong số đó chính là nghề làm bánh đa. Nếu ở Bắc Giang nổi tiếng với bánh đa Kế; Thái Bình nổi tiếng với bánh đa làng Dụ Đại thì Thanh Hóa nổi tiếng với bánh đa Chòm ở xã Tân Châu, huyện Thiệu Hoá - vùng đất nức tiếng xa gần với nghề làm bánh đa có lịch sử hàng trăm năm tuổi.

Mang phở Việt đến thành phố Rovaniemi, Phần Lan

Mang phở Việt đến thành phố Rovaniemi, Phần Lan

09:32 , 29/04/2024

Đam mê món ăn truyền thống Việt, 3 nữ du học sinh Việt Nam đã quyết tâm mở nhà hàng phở Việt đầu tiên ở thành phố Rovaniemi, Phần Lan và đem đến trải nghiệm không thể nào quên cho du khách thưởng thức Phở trong thời tiết giá lạnh của Cực Bắc.

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

Điện Biên phát huy giá trị di tích lịch sử để phát triển du lịch

09:24 , 29/04/2024

Điện Biên là tỉnh có tiềm năng về phát triển du lịch, nhất là du lịch về nguồn với 45 điểm di tích lịch sử được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đây là một trong những tài nguyên vô giá, không chỉ của tỉnh Điện Biên mà còn của cả nước. Các điểm di tích lịch sử này đã và đang được quan tâm giữ gìn và bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử để phát triển du lịch.