Ứng dụng công nghệ cao, chuyển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều địa phương đã và đang chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đây cũng là điều kiện để sử dụng hiệu quả nguồn lực hữu hạn trong nông nghiệp sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường và đạt được lợi nhuận cao, từng bước thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Trên diện tích đất vốn chỉ trồng rau màu tuyền thống, anh Mai Ngọc Biên, ở thôn Lục Sơn, xã Nga Giáp đã đầu tư hơn 400 triệu đồng xây dựng 1000 m2 nhà màng để trồng dưa kim hoàng hậu. Trong năm 2022, anh Biên trồng được 4 lứa dua, tổng sản lượng đạt 14 tấn.
Với giá bán trung bình 30 nghìn đồng/1 kg, 2 sào đất trồng dưa đã cho thu nhập 400 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 200 triệu đồng.
Anh Mai Ngọc Biên - Thôn Lục Sơn, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sản xuất trong nhà có lợi thế ko phụ thuộc thời tiết, ít sâu bệnh, nên một năm có thể làm bốn vụ, hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới tôi tiếp tục mở rông mô hình".
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện Nga Sơn đã vận động các hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tích tụ, tập trung đất đai thông qua các hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, góp đất, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Ngoài chính sách của tỉnh, huyện Nga Sơn có chính sách hỗ trợ 70 triệu đồng cho 1.000 m2 nhà màng, nhà kính, hỗ trợ 23 triệu đồng cho 1 hộ có diện tích từ 1.000 m2 trở lên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Hiện toàn huyện có 20 ha nhà màng, nhà kính kết hợp tưới tiết kiệm, phục vụ sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ; trên 25 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi trong nhà lưới, nhà kính.
Năng suất nuôi tôm thẻ trong nhà kính đạt 25-30 tấn 1 vụ; một năm nuôi được 3 vụ. Lợi nhuận trung bình của nông nghiệp công nghệ cao đạt hàng tỷ đồng/1 ha 1 năm. Nông nghiệp công nghệ cao đã giúp người dân tiếp cận phương thức làm ăn, sản xuất mới, hiện đại hơn và cho thu nhập cao hơn nhiều lần trên cùng một đơn vị diện tích.
Ông Đặng Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, huyện đã cho rà soát lại quỹ đất kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực. Hiện huyện đang cùng với doanh nghiệp xúc tiến các thủ tục đầu tư vào một số dự án.. Bên cạnh đó, ngoài chính sách của tỉnh, huyện cũng có một số chính sách đầu tư vào nông nghệ công nghệ cao".
Hiện Thanh Hóa có hàng trăm doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, điển hình như: Công ty CP mía đường Lam Sơn; Công ty CP Sữa Việt Nam, Công ty TNHH hai thành viên ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ, Công ty CP Nông sản Phú Gia - VietAvis; Các tập đoàn chăn nuôi lớn, như: Xuân Thiện, CP, Dabaco, Japfa, New Hope… Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy san. Giúp người sản xuất đạt được lợi nhuận cao nhất có thể trên 1 đơn vị diện tích.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, nếu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; chăn nuôi lợi nhuận bình quân đạt từ 500 đến 700 triệu đồng/ha/năm; thủy sản lợi nhuận đạt từ 2 đến 5 tỷ đồng/ha/năm. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ tạo ra nguồn hàng hóa bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn tạo điều kiện cho các ngành chức năng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, gắn với chế biến.
Kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm mới 2025
Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn nỗ lực hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Bước vào năm mới 2025, các doanh nghiệp đã chủ động các giải pháp, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Đồng thời, luôn kỳ vọng vào một năm mới với hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, tạo được tăng trưởng và bứt phá mới.
Năm 2025, mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 8 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế đang mở ra cơ hội lớn cho ngành rau quả Việt Nam trong năm 2025. Lợi thế này giúp ngành rau quả tự tin sẽ hoàn thành mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025.
Huyện Hoằng Hóa thuộc nhóm dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa về phát triển sản phẩm OCOP
Tính đến hết năm 2024, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có 45 sản phẩm được công nhận OCOP, thuộc nhóm các huyện dẫn đầu toàn tỉnh.
Thanh Hóa làm thủy lợi mùa khô đạt trên 107% kế hoạch
Sau hơn 1 tháng phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2024 - 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch.
Năm 2025 ngành da giày Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 29 tỷ USD
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD.
Nhiều đơn vị mở cửa kinh doanh đầu năm mới
Ngay trong những ngày đầu năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều siêu thị, đơn vị dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mở cửa kinh doanh trở lại để đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi của người dân.
Ngân hàng nới lỏng cho vay với khách hàng cá nhân
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2025, các ngân hàng dự kiến giữ ổn định các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp, nhưng nới lỏng hơn đối với khách hàng cá nhân.
Xuất khẩu gạo năm 2025 dự báo gặp khó
Báo cáo thị trường lúa gạo năm 2024 nhận định, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Bám sát các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tập trung rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó góp phần cùng cấp uỷ chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
Dự báo Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều dự báo, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á trong năm 2025
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.