Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới
Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới, từng bước hình thành Nông thôn mới thông minh, thời gian qua, các địa phương tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của cấp ủy, chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Là xã miền núi của huyện Như Thanh, nhưng Hải Long đã mạnh dạn chọn tiêu chí chuyển đổi số làm lĩnh vực đi đầu trong xây dựng tiêu chí Nông thôn mới. Đây cũng là tiêu chí giúp địa phương trở thành xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của huyện Như Thanh. Sau khi đạt xã Nông thôn mới kiểu mẫu, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống hằng ngày như giao dịch thương mại điện tử, thông qua mạng xã hội để phản ánh tình hình trong xã để bà con kịp thời nắm bắt. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn đã không ngừng "thay da đổi thịt", cơ sở hạ tầng phát triển, các trục đường, tuyến đường đều được thảm nhựa và mở rộng. Ngoài ra, việc sử dụng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để sản xuất chương trình phát thanh, chuyển đổi nội dung văn bản thành giọng nói đã làm thay đổi căn bản về nội dung, chương trình mang tính chuyên nghiệp, giảm thiểu thời gian, công sức của cán bộ vận hành đài truyền thanh xã.
Ông Trương Sỹ Long, Xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi đạt được thôn thông minh, phát triển hạ thầng số lắp đặt loa thông minh và người dân phấn khởi lắng nghe về tình hình phát triển của thôn, xã và tỉnh".
Ông Lục Đại Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Địa phương đã triển khai và đạt được nhiều kết quả, 100% người dân đã được tuyên truyền và ứng dụng vào hành chính công, tạo lập dịch vụ trực tuyến. Chúng tôi thấy người dân, đơn vị đồng tình và công tác này đã đi vào cuộc sống".
Với mục tiêu "lấy người dân làm trung tâm phục vụ", huyện Như Thanh đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, áp dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện cũng như tại các xã, thị trấn. Bên cạnh đó, Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang cung cấp dịch vụ internet cố định băng rộng và dịch vụ truy cập internet phủ sóng tới 100% các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn. Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại di động, truy cập Internet ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển internet băng rộng. Hệ thống hội nghị truyền hình, hệ thống phòng họp không giấy tờ hoạt động ổn định, hiệu quả. 100% văn bản được thực hiện trên môi trường mạng. Đến thời điểm này, huyện Như Thanh có 9/13 xã đạt xã Nông thôn mới. Trong đó, 1 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu; 3 xã Nông thôn mới nâng cao. Huyện đang phấn đấu trong năm 2024 có thêm 1 xã về đích Nông thôn mới nâng cao, 3 xã về đích Nông thôn mới.
Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi xác định hạ tầng số sẽ luôn đầy đủ và kịp thời, tiếp tục đầu tư khảo sát, đầu tư nguồn lực... và kêu gọi hỗ trợ của các đơn vị và ưu tiên các nguồn lực để thực hiện một cách đồng bộ và kịp thời".
Yên Định là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính "chính quyền số, kinh tế số, xã hội số". Thực tế cho thấy, nhiều xã đã có các chương trình, mô hình chuyển đổi số sáng tạo, phù hợp với thực tế, như: thôn thông minh, chữ ký số cá nhân; truyền thanh thông minh; chợ 4.0; ứng dụng mã QR để tra cứu thông tin giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa và trả kết quả... Bên cạnh đó, huyện Yên Định đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, mạng cáp quang băng thông rộng triển khai rộng khắp đến 100% trung tâm các xã, thị trấn, hơn 90% số người dân trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh và có tài khoản thanh toán điện tử; các thôn đã có hệ thống wifi miễn phí để người dân truy cập thông tin, hệ thống loa truyền thanh, hệ thống camera an ninh... Từ đó đã giúp đưa công nghệ số đến gần hơn với người dân, giúp người dân từng bước tiếp cận, sử dụng thành thạo và thụ hưởng những tiện ích mà công nghệ số mang lại. Với sự đồng lòng, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, đến nay toàn huyện đã có 11 xã nông thôn mới nâng cao, trong đó có 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 50% tổng số xã.
Ông Nguyễn Ngọc Thúy, Chủ tịch UBND xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Định Tân tập trung mọi nguồn lực để thực hiện mô hình như xây dựng hệ thống camera đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng tên đường, tên ngõ, số nhà... hướng tới xây dựng xã thông minh. Tới đây sẽ hoàn thiện sẽ quét được mã QR code tên đường, số hộ, phối hợp nhà mạng lắp Wifi ở các thôn".
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới, các địa phương đã phối hợp các đơn vị viễn thông mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư mở rộng mạng cáp quang, lắp đặt mạng Wifi tại các cơ quan, đơn vị, hệ thống truyền thanh thông minh, trang thông tin điện tử. Hiện nay các doanh nghiệp viễn thông đã cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng chất lượng cao tới 99,7% dân cư của tỉnh. Toàn tỉnh đã có trên 9.300 trạm BTS; 14 trạm chuyển mạch cố định và trên 1.800 thiết bị truy nhập Internet cáp quang. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các vùng quê ngày càng văn minh, hiện đại.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.