ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Những năm qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng con nuôi,đầu tư xây dựng chuồng trại, người chăn nuôi còn chú trọng áp dụng khoa học – công nghệ để bảo đảm vệ sinh môi trường. Từ đó hạn chế sự lây nhiễm của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, góp phần phát triển kinh bền vững.

Ngọc Yến - Xuân Tuấn

07/03/2023 10:00

Gia đình bà Hứa Thị Thuận là hộ chăn nuôi lâu năm tại thôn Vĩnh Lợi, xã Hải Long, huyện Như Thanh. Mặc dù chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng các phế thải chăn nuôi tích tụ lâu ngày đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân xung quanh. Nhận biết rõ điều đó nên gia đình thường xuyên dọn dẹp vệ sinh nhưng cũng không xử lý hết được mùi hôi từ phế thải chăn nuôi. Với mong muốn đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi, không gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh, ngay sau khi được cán bộ nông nghiệp xã, huyện đến tuyên truyền các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, gia đình bà Hứa Thị Thuận đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hầm Biogas. Sau 6 năm sử dụng, đến nay hầm biogas của gia đình bà Hứa Thị Thuận vẫn phát huy hiệu quả.

Ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi  - Ảnh 2.

Bà Hứa Thị Thuận, Thôn Vĩnh Lợi, xã Hải Long, huyện Như Thanh cho biết: "Gia đình tôi chăn nuôi được hơn chục năm nay rồi. 5,6 năm trở lại đây tôi sử dụng bình Biogas. Nói chung sử dụng bình biogas gia đình có thêm chất đốt, gia đình sử dụng nấu ăn hàng ngày; thứ hai là đỡ ô nhiễm môi trường, không có mùi hôi thối; thứ 3 là diệt ký sinh trùng, cho môi trường xanh, sạch, đẹp."

Tận dụng diện tích vườn nhà, anh Vi Văn Tuần, thôn Đồng Lớn, xã Hải Long, huyện Như Thanh đã xây dựng 250m2 chuồng trại để chăn nuôi gà. Mỗi năm gia đình anh xuất bán 4 lứa gà, mỗi lứa 1500 con. Xác định việc chăn nuôi sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ dân xung quanh, đặc biệt là vấn đề môi trường, nên anh Vi Văn Thuận đã tích cực học hỏi và ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi.

Ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi  - Ảnh 3.

Đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vì thế, bên cạnh việc khuyến khích các hộ dân phát triển kinh tế, các cấp ủy chính quyền tại huyện Như Thanh cũng quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Bởi trong chăn nuôi dễ gây ô nhiễm bởi các nguyên nhân như: chất thải rắn, chất thải lỏng, xác gia súc, gia cầm chết không được tiêu hủy đúng quy trình...

Ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi  - Ảnh 4.

Ông Lục Đại Trường, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Hải Long cho biết thêm: "Công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi được các cấp ủy đảng chính quyền quan tâm. Hàng năm triển khai các kế hoạch, các thông báo tuyên truyền đến bà con nhân dân để đảm bảo vệ sinh môi trường như sử dụng Biogas, sử dụng biện pháp sinh học trong chăn nuôi. Hiện nay các hộ đều áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường cho gia đình, cho địa phương."

Toàn tỉnh hiện có khoảng 92.000 hộ chăn nuôi lợn, 500.000 hộ chăn nuôi gia cầm và 128.000 hộ chăn nuôi trâu, bò. Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng đệm lót sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các hộ chăn nuôi còn sử dụng thức ăn hữu cơ phối trộn với men sinh học giảm thiểu quá trình hình thành các chất thải gây mùi như H2S, NH3. Thực tế cho thấy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường mà còn hỗ trợ vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.

Ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi  - Ảnh 5.

Anh Hoàng Văn Quý, thôn Nhật Quang, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc chia sẻ: "Gia đình tôi có 2500m2 chuồng trại, mỗi năm xuất bán hàng nghìn con lợn. Tôi nhận thấy việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi rất hiệu quả, đỡ dịch bệnh, giảm thiểu nhân công, giảm mùi hôi thối, cho hiệu quả kinh tế cao."

Những năm qua, ngành nông nghiệp, các đoàn thể, địa phương đã nỗ lực triển khai  các dự án, chương trình, khuyến khích, vận động người chăn nuôi xây dựng hệ thống hầm Bioga, xử lý chất thải bằng  phương pháp ủ sinh học, hố lắng sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học... Nhờ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các hộ chăn nuôi trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật... đã góp phần xóa bỏ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng an toàn sinh học. Từ đó, giúp quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kiểm soát và giảm tối đa việc sử dụng hóa chất, các thành phần vô cơ, các chất tăng trọng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi  - Ảnh 6.

Mặc dù việc áp dụng khoa học công nghệ góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa mới chỉ có khoảng 30% số hộ chăn nuôi áp dụng một trong số các biện pháp xử lý chất thải. Trong thời gian tới, để đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, Sở NN&PTNT tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm; mở các lớp tập huấn về an toàn sinh học trong chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở chăn nuôi chấp hành tốt việc bảo vệ môi trường, có ý thức trong việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải hiện đại, hiệu quả.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ 07/03/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Đẩy mạnh hợp tác về đảm bảo an toàn thông tin mạng khu vực Bắc Trung Bộ

Đẩy mạnh hợp tác về đảm bảo an toàn thông tin mạng khu vực Bắc Trung Bộ

11:47 , 27/05/2023

Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông các tỉnh Bắc Trung Bộ tổ chức Hội thảo “Thách thức bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời kỳ chuyển đổi số và giải pháp ứng phó của các tỉnh Bắc Trung Bộ”.

Chuyển đổi số tại các xã miền núi Thanh Hóa - thách thức và cơ hội

Chuyển đổi số tại các xã miền núi Thanh Hóa - thách thức và cơ hội

08:00 , 23/05/2023

Chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ở khu vực miền núi của tỉnh với những đặc thù riêng, việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi số đang đặt ra nhiều thách thức, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để làm thay đổi đời sống của người dân và tạo động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa ở địa phương.

Hơn 2,8 triệu thuê bao di động đã chuẩn hoá thông tin theo quy định

Hơn 2,8 triệu thuê bao di động đã chuẩn hoá thông tin theo quy định

19:34 , 20/05/2023

Tính đến ngày 15/5, trong tổng số 3,84 triệu thuê bao di động cần phải chuẩn hóa thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đã có hơn 2,8 triệu thuê bao (chiếm 74,2%) đã thực hiện chuẩn hóa theo quy định trong suốt 2 tháng vừa qua.

Thanh Hóa đoạt 2 Huy chương Bạc tại Cuộc thi - Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ thế giới (WYIE 2023)

Thanh Hóa đoạt 2 Huy chương Bạc tại Cuộc thi - Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ thế giới (WYIE 2023)

18:53 , 19/05/2023

Tại Cuộc thi - Triển lãm quốc tế dành cho các nhà sáng tạo trẻ thế giới (WYIE 2023) diễn ra tại Malaysia từ ngày 11/5 đến ngày 14/5/2023 với chủ đề: “Công nghệ đảo ngược biến đổi khí hậu”, đoàn Việt Nam đã đoạt được 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng và giải công trình xuất sắc nhất hạng mục khối học sinh THCS, 8 giải đặc biệt do các tổ chức quốc tế bình chọn và trao tặng. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa vinh dự có 2 đề tài đoạt Huy chương bạc.

Tập huấn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá

Tập huấn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá

18:45 , 19/05/2023

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển, thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

08:56 , 19/05/2023

Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, Thanh Hóa đã có 32 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đứng thứ ba cả nước về số lượng doanh nghiệp, sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

08:37 , 19/05/2023

Trong quá trình thực hiện sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị, nâng tầm các sản phẩm theo mục tiêu “Mỗi xã một sản phẩm”, các chủ thể đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đã chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, xem đây là giải pháp quan trọng để nâng sao và nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm.

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, động lực phát triển bền vững

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, động lực phát triển bền vững

00:03 , 19/05/2023

Cách đây tròn 60 năm, ngày 18/5/1963, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và phát biểu giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học, cán bộ quản lý Khoa học và công nghệ. Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), trong đó ghi rõ: “Ngày 18/5 hàng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam”. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Thanh Hoá quan tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thanh Hoá quan tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số

09:05 , 18/05/2023

Việc phát triển doanh nghiệp công nghệ số có vai trò quan trọng, là động lực để thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế xã hội của địa phương. Xác định rõ điều này, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025, có ít nhất 100 doanh nghiệp công nghệ số.

Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2023”

Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2023”

22:43 , 16/05/2023

Chiều ngày 16/5, Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2023” vừa được tổ chức.