ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vừa "nhen nhóm" lại có nguy cơ tạm dừng!

Với vị trí địa lí quan trọng, Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) khi hoàn thành sẽ giúp khơi thông cửa ngõ biên giới giáp Trung Quốc, mang lại lợi thế khác biệt cả về kinh tế và đời sống, nhưng vừa nhen nhóm dự này đã đối mặt với "kịch bản" xấu nhất là phải tạm dừng.

11/01/2019 16:48

Tiền đâu?

Hữu Nghị Quan là cửa khẩu quốc tế lớn nhất Việt Nam và quan trọng bậc nhất giữa Việt Nam với Trung Quốc, có tác động rất không nhỏ đến việc phát triển kinh tế phía Bắc. Trong khi đó, tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là huyết mạch của hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hải Phòng - Quảng Ninh. Việc rút ngắn thời gian giao thông tới cửa khẩu Hữu Nghị Quan sẽ mang lại lợi thế khác biệt cả về kinh tế lẫn đời sống.

Về mặt lý thuyết, dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng hội đủ mọi yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công như: Quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ và lời hứa trước Quốc hội; nhà đầu tư có kinh nghiệm, tốc độ triển khai dự án thần tốc và tiết kiệm nhất Việt Nam; sự khát khao tạo dấu ấn của lãnh đạo một tỉnh nhiều tiềm năng nhưng còn rất nghèo như Lạng Sơn; sự mong đợi của doanh nghiệp và người dân từ nhiều tỉnh thành lên cửa khẩu quốc tế lớn nhất đất nước - Hữu Nghị…

Tuy nhiên, những thông tin mới nhất lại cho thấy, dự án này đang gặp phải những vướng mắc không nhỏ từ cơ chế và sự vào cuộc của lãnh đạo địa phương chưa thật sự tích cực, dẫn tới kịch bản xấu nhất là dự án sẽ phải dừng lại.

Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đang có nguy cơ phải tạm dừng do khó khăn về cơ chế, vốn và sự  "thiếu " nỗ lực của chính quyền địa phương
Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đang có nguy cơ phải tạm dừng do khó khăn về cơ chế, vốn và sự "thiếu" nỗ lực của chính quyền địa phương

Hồi tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lạng Sơn. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ rất rõ ràng và chỉ định ngân hàng thu xếp vốn cho dự án, giải quyết các vướng mắc tín dụng của nhà đầu tư, đảm bảo một đầu mối thu xếp vốn để khẩn trương thực hiện đoạn cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (bao gồm 17,5 km đoạn kết nối đến các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam).

Trong tháng 11/2018, khi tiến độ thu xếp vốn chưa khả dĩ, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu phía ngân hàng phải khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, thu xếp tín dụng cho dự án trong tháng 12/2018, đảm bảo hoàn thành dự án này trong năm 2020 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trong giai đoạn 2019-2025.

Tuy nhiên, qua quá trình rà soát, phía ngân hàng đã chỉ ra một số bất cập khác về cơ chế, chính sách, ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của dự án.

Nguy cơ “lụt” 2 dự án trọng điểm

Theo phương án tài chính ban đầu, tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn sẽ được hoàn vốn bằng 2 trạm thu phí. Tuy nhiên, để phục vụ vấn đề an sinh xã hội, UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư đã thống nhất phương án giảm đi 1 trạm thu phí. Chưa hết, số đối tượng được miễn giảm phí cho người dân địa phương khi qua trạm duy nhất, cũng nhiều gấp 10 lần phương án ban đầu (thực tế có đến 5.000 xe được miễn giảm, trong khi phương án tài chính chỉ có 500 xe).

Sự điều chỉnh và phát sinh đó đã khiến cho cả hai dự án trọng điểm (cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng) với tổng mức đầu tư rất lớn, lại chỉ có nguồn thu duy nhất từ một trạm thu phí (Km93+160 trên quốc lộ 1).

Theo tính toán của phía ngân hàng, sự điều chỉnh này khiến ngân hàng bị thiếu hụt nguồn trả lãi vay gốc vay tới hàng trăm tỉ đồng (660 tỉ đồng cho 4 năm đầu dự án Bắc Giang – Lạng Sơn và 112 tỉ đồng cho hai năm đầu dự án Hữu Nghị - Chi Lăng) so với phương án tài chính ban đầu.

Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vừa “nhen nhóm” lại có nguy cơ tạm dừng! - Ảnh 2.

Việc hoàn thành các tuyến cao tốc liên thông sẽ rút ngắn đường tới cửa khẩu Hữu Nghị Quan - khu vực giao thương sầm uất nhất Việt Nam

Như vậy, nếu không giải quyết được bài toán nguồn thu, không những ngân hàng không thu xếp vốn cho cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng mà có thể còn dừng giải ngân cho dự án trọng điểm sắp hoàn thành là Bắc Giang - Lạng Sơn từ tháng 2/2018, trong khi dự án này đang được nhà đầu tư thi công thần tốc và phấn đấu tiết kiệm cho nhà nước khoản tiền không nhỏ. Nếu bài toán này không có đáp số nhanh và chính xác, cả hai dự án đều không thể hoàn thành.

Lo ngại cao tốc chỉ nằm trên… giấy!

Để thực hiện Dự án kéo dài sau 2 năm, chính quyền địa phương có tuyến cao tốc đi qua đã đề xuất Chính phủ giao làm cơ quan quản lý nhà nước của Dự án. Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đóng vai trò quyết định trong việc thành bại của cả hai dự án. Vì vậy, Lạng Sơn phải chính là đơn vị tiên phong trong việc tháo gỡ những vướng mắc của Dự án bằng các giải pháp thay thế cơ chế trong thẩm quyền, và đề xuất Chính phủ tháo gỡ những vướng mắc vượt thẩm quyền.

Đại diện nhà đầu tư dự án cho biết, trong trường hợp UBND tỉnh Lạng Sơn không thể thực hiện được các giải pháp kia, thì nhà đầu tư kiến nghị ưu tiên dùng nguồn thu từ trạm thu phí duy nhất (Km93+160 trên quốc lộ 1) hỗ trợ dòng tiền trả nợ cho dự án Bắc Giang - Lạng Sơn, để dự án về đúng tiến độ.

Nhà đầu tư cũng chấp nhận kịch bản xấu nhất là tạm dừng việc thực hiện dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có biện pháp tháo gỡ. Về phần mình, chúng tôi đang nỗ lực hết mức để kiến nghị, tìm giải pháp trong khả năng, để tháo gỡ thế bế tắc này.

Trước đó, Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn đã cam kết trách nhiệm người đứng đầu của mình với dự án: “Nhà đầu tư không phải lo sợ rủi ro về tư duy nhiệm kỳ do thay đổi chính sách. Bây giờ… cái gì xác định là điểm nghẽn phải tháo gỡ ngay mới mong Cao Bằng phát triển. Dự án này là khát vọng bao đời của nhân dân tỉnh Cao Bằng. Hiện nay, cả hệ thống chính trị của Cao Bằng đang vào cuộc quyết liệt để công trình triển khai sớm nhất.”.

Cần phải nói thêm rằng, một con đường trọng điểm không thể hoàn thành chỉ bằng ý chí trọng điểm, quyết tâm trọng điểm, nếu không biến quyết tâm thành “hành động trọng điểm”, chúng ta sẽ chỉ có một con đường nằm… trên giấy.

Châu Như Quỳnh/Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thành phố Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện

Thành phố Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện

19:58 , 06/05/2024

“Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” là một trong ba chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025. Qua quá trình thực hiện, đến nay diện mạo thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, sạch đẹp; con người thành phố hành xử thân thiện, lịch sự, văn minh, nhân ái và nghĩa tình.

Tích cực thi công cầu Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy

Tích cực thi công cầu Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy

19:52 , 06/05/2024

Đối với người dân hai bên bờ sông Mã thuộc các xã Cẩm Vân, Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy thì mong mỏi lớn nhất của họ chính là sớm có một cây cầu kiên cố để đi lại thuận lợi hơn. Chính vì vậy, sau khi được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng cầu Cẩm Vân, chủ đầu tư, chính quyền địa phương và nhà thầu đã tích cực thực hiện các phần việc theo nhiệm vụ, nhằm đảm bảo tiến độ dự án; góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập về giao thông đi lại của bà con Nhân dân trong vùng.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

18:05 , 06/05/2024

Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)" tại tỉnh Điện Biên.

Huyện Thường Xuân triển khai các biện pháp phòng, chống lụt bão

Huyện Thường Xuân triển khai các biện pháp phòng, chống lụt bão

18:04 , 06/05/2024

Để chủ động phòng chống lụt bão năm 2024, huyện Thường Xuân đã triển khai các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với phương châm "Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả; trong đó lấy phòng tránh là chính”.

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

17:01 , 06/05/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thăm  và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

Thăm và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

16:06 , 06/05/2024

Hưởng ứng tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi và tặng quà cho thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

16:05 , 06/05/2024

Sáng ngày 6/5, Sở Công thương Thanh Hoá đã phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn. Phiên chợ được tổ chức tại sân vận động trung tâm thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, thu hút đông đảo người dân đến tham quan mua sắm.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

16:00 , 06/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 6/5, ngày 7/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh đêm, chiều tối và sáng sớm có mưa, dông rải rác, ngày trời nắng.

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

14:59 , 06/05/2024

Quốc lộ 47 đoạn thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn là tuyến đường trọng điểm dẫn xuống khu du lịch biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, trên tuyến tình trạng người dân vi phạm quy định khi tham gia giao thông diễn ra khá nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Những đóng góp của Thanh Hóa trong  chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đóng góp của Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ

11:32 , 06/05/2024

Năm 1957, khi về thăm Thanh Hóa lần thứ 2, Bác Hồ đã khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Có được niềm vinh dự ấy là bởi Thanh Hóa đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm.