ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Đến với thị trấn cổ nơi con người sống hòa thuận cùng báo hoa mai

Bera là một thị trấn cổ kính thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ, nằm giữa hai điểm nóng du lịch là Udaipur và Jodhpur.

24/09/2020 08:17

Nằm gần đồi Aravalli, bao quanh là những cánh đồng ngô, Bera gây ấn tượng bởi vẻ đẹp hoang sơ.

Thị trấn nổi tiếng với những khu rừng lớn, có thảm thực vật, động vật đa dạng như các loại xương rồng, linh cẩu, cáo rừng. Nơi đây cũng là điểm đến lý tưởng dành cho các nhà điều học để nghiên cứu hơn 200 loài chim như bồ nông, ngỗng xám, sếu lông trắng.

 

Đến với thị trấn cổ nơi con người sống hòa thuận cùng báo hoa mai - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh: Báo hoa mai chung sống hoà thuận với người dân thị trấn Bera

Điều khiến Bera trở nên đặc biệt là môi trường tự nhiên duy nhất trên Trái Đất, nơi báo hoa mai chung sống hoà thuận với con người trong hơn một thế kỷ. Được biết, loài động vật này rất nguy hiểm, thường tấn công con người khi môi trường sống tự nhiên của chúng bị đe doạ.

Raman Tyagi, chuyên gia về động vật hoang dã cho biết hiện nay, vấn nạn săn bắt báo hoa mai tại Ấn Độ ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thành phố như Delhi, Bengalura và Mumbai.

Tuy nhiên Bera không có những cuộc xung đột như vậy. Được ví là “đất nước của loài báo”, Bera là một trong những khu vực có mật độ báo hoa mai cao nhất thế giới.

 

Đến với thị trấn cổ nơi con người sống hòa thuận cùng báo hoa mai - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh: Bera là một trong những khu vực có mật độ báo hoa mai cao nhất thế giới

Những ngọn đồi nhấp nhô, cánh đồng rộng lớn và hang động mát mẻ đã tạo nên môi trường sống thoải mái cho loài báo hoa mai. Chúng cũng thích nghi với sự hiện diện của con người, kiểm soát bản năng săn mồi để cùng chung sống với con người.

Báo hoa mai chung sống hòa bình với người bản địa Rabaris, nhóm chăn cừu di cư từ Iran đến Ấn Độ khoảng 1.000 năm trước. Họ là những người cao lớn, thường mặc áo dài trắng, đeo khăn trùm đầu màu đỏ và sở hữu bộ râu dài. Người Rabaris sống nhờ việc chăn bò, cừu.

Dilip Singh Deora, người đứng đầu Trại hoang dã Jawai, Bera, cho biết người Rabaris coi những con thú như thiên thần hộ mệnh và tôn thờ chúng.

“Nếu báo hoa mai giết gia súc của người Rabaris, họ không chống lại kẻ săn mồi. Việc gia súc bị giết là một hình thức hiến tế. Họ tin rằng thần linh sẽ ban tặng nhiều gia súc hơn nữa”, anh Deora nói.

Đến Bera, du khách có thể bắt gặp hình ảnh những con báo nằm nghỉ trên mỏm đá hoặc di chuyển quanh các ngôi đền của người dân địa phương.

“Nhiều người bị sốc khi thấy chúng di chuyển tự do, thậm chí ở gần những vị linh mục đang làm lễ. Nhưng đây là cách cuộc sống diễn ra ở Bera”, anh Deora miêu tả.

Khi số lượng báo hoa mai lớn mạnh, chính quyền đã tổ chức các gói đi săn, tham quan ở Bera. Vì vậy, ngày càng nhiều nhà động vật học, nhà thám hiểm hoặc khách du lịch đến đây trong những năm qua nhưng loài báo này chưa từng tấn công ai.

Người Rabaris rất hoan nghênh các hoạt động du lịch vì nó cung cấp thêm nguồn thu nhập cho họ, bên cạnh việc trồng trọt và chăn cừu. Đàn ông địa phương được các tổ chức du lịch thuê làm người canh gác, thông báo về sự xuất hiện của loài báo. Số khác làm hướng dẫn viên, nhà tự nhiên học vì họ hiểu rõ khu vực.

 

Đến với thị trấn cổ nơi con người sống hòa thuận cùng báo hoa mai - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh: Người dân địa phương quảng bá du lịch tới khách tham quan

“Những người phụ nữ ở nhà nấu món ăn truyền thống, quảng bá tới các khách du lịch. Nhiều người làm dọn phòng, đầu bếp tại các khách sạn, được trả lương xứng đáng”, anh Deora kể.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, thế hệ trẻ Rabaris dần tránh xa lối sống du mục. Nhiều người đã di cư đến các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Khi các vấn đề về biến đổi khí hậu, nạn phá rừng ngày càng phổ biến, câu chuyện về Bera gửi đi thông điệp mạnh mẽ về cuộc sống hoà bình giữa con người và các loài động vật.

Tú Anh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá

Hành trình số hoá di tích ở Thanh Hoá

08:53 , 17/09/2024

Ứng dụng công nghệ thông tin đang được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để lưu trữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, thời gian qua, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, góp phần đem đến những thay đổi tích cực trong quảng bá di tích, thúc đẩy du lịch phát triển.

Việt Nam lọt top 10 quốc gia hàng đầu thế giới dành cho khách du lịch

Việt Nam lọt top 10 quốc gia hàng đầu thế giới dành cho khách du lịch

07:56 , 17/09/2024

Theo một cuộc khảo sát mới của Công ty lữ hành toàn cầu Flight Centre, Việt Nam đã vinh dự lọt top 10 quốc gia hàng đầu thế giới dành cho khách du lịch.

Những ngọn núi kể chuyện

Những ngọn núi kể chuyện

10:00 , 16/09/2024

Nằm trên vùng đất Bất Quần xưa, nay là phường Quảng Thịnh (thành phố Thanh Hóa), danh thắng núi Voi mang vẻ đẹp thiên tạo đặc biệt: “Giữa nơi đất bằng đột nhiên mọc lên ngọn núi rất cao, vẻ đẹp lạ, trông tựa một con voi phục”. Dưới chân núi Voi là không gian văn hóa với quần thể các di tích, dấu tích lịch sử, văn hóa giàu giá trị, như chùa Voi, phủ Voi chứa đựng những câu chuyện lịch sử…

Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh 2024

Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh 2024

23:05 , 13/09/2024

Chiều 13/09, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chào mừng Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch) và Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh năm 2024.

Lung linh danh thắng hồ Bến Quân

Lung linh danh thắng hồ Bến Quân

06:25 , 13/09/2024

Xã Hà Long huyện Hà Trung nổi tiếng là vùng đất quý hương – nơi phát tích của vương triều Nguyễn với 9 đời chúa, 13 đời vua, hình thế núi non, sông hồ uốn lượn như rồng cuộn, hổ ngồi, cùng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di tích hồ Bến Quân, luôn là niềm tự hào của người dân Hà Long bao đời nay.

Hiệp hội Du lịch Thanh Hoá: Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng

Hiệp hội Du lịch Thanh Hoá: Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng

21:36 , 12/09/2024

Chiều ngày 12/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng; ra mắt tân chủ tịch và các ban của hiệp hội du lịch. Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các hội, chi hội trực thuộc hiệp hội du lịch tỉnh.

Việt Nam có thêm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Việt Nam có thêm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

08:55 , 12/09/2024

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ tám Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Cao Bằng, Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Thắng tích chùa Đầm Quảng Phúc

Thắng tích chùa Đầm Quảng Phúc

16:00 , 11/09/2024

Thuở dựng nước, Xuân Thiên thuộc vùng đất bộ cửu chân trong đất cổ của các Vua Hùng, đến đầu công nguyên, Xuân Thiên thuộc Vô Biên. Thời kỳ này dân cư quanh vùng đã xuất hiện những đơn vị cư trú tiền thân của làng xã, đó là những kẻ, những chiềng, những chợ: Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên), kẻ Mía (xã Thọ diên), Kẻ Cham (xã Xuân Lam), Kẻ Đầm tức phố Đầm ngày nay. Xã Xuân Thiên cũng giống như tất cả các làng xã khác trong nước, trong tỉnh có đủ chùa, đình, đền, điện, miếu, phủ... Trong đó có ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và thanh tịnh, đó là chùa Đầm Quảng Phúc tự.

Kỷ niệm 694 năm ngày mất Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Kỷ niệm 694 năm ngày mất Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

23:18 , 10/09/2024

Sáng ngày 10/9 (tức 8/8 âm lịch), xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tổ chức lễ giỗ lần thứ 694 Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tại Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền thờ Trần Nhật Duật.

Lễ hội Thành Tuyên được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu

Lễ hội Thành Tuyên được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu

09:43 , 10/09/2024

Lễ hội Thành Tuyên của tỉnh Tuyên Quang vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên Festival”.