ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa phát triển rừng trồng gỗ lớn

(TTV)- Phát huy tiềm năng lợi thế của huyện miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp lớn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Đề án trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030 , đồng thời chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động người dân tích cực t rồ ng rừng sản xuất, chú trọng tr ồ ng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng g ỗ nhỏ sang kinh doa n h rừng trồng gỗ lớn.

29/02/2020 08:46

 

Gia đình anh Lò Văn Quyết, ở thôn Ngoài, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân vừa hoàn thành 3 ha rừng trồng vụ xuân năm nay. Toàn bộ diện tích này, anh dự tính sẽ phát triển theo hướng rừng gỗ lớn.

Anh Lò Văn Quyết- Thôn Ngoài, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa:  "Trước đây trồng mía thấy không hiệu quả nay tôi trồng keo, cũng phải để 10-12 năm mới thu hoạch lợi nhuận mới cao, chứa 5 năm đã thu thì thấp quá "
Anh Lò Văn Quyết- Thôn Ngoài, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Trước đây trồng mía thấy không hiệu quả nay tôi trồng keo, cũng phải để 10-12 năm mới thu hoạch lợi nhuận mới cao, chứ 5 năm đã thu thì thấp quá"

Ông Lò Thanh Bình cũng là một trong những hộ trồng rừng của xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, cho biết: Nếu trồng 1 ha keo để chu kỳ 5 năm, người dân chỉ thu được khoảng 70 tấn gỗ, cho giá trị khoảng 60-80 triệu đồng.

Nhưng nếu để tầm 10-12 năm, sản lượng gỗ đạt được tới 300-350 tấn, giá trị của gỗ lớn bán cũng cao hơn, lại giảm được 1 lần mua giống nên thu nhập đạt tới trên 500 triệu đồng. Nhưng trồng rừng gỗ lớn phải tuân thủ các yếu tố kỹ thuật, như với trồng keo, trong khi  rừng gỗ nhỏ để mật độ dày khoảng 3600 cây/1 ha, thì rừng gỗ lớn chỉ nên trồng với mật độ 2500 cây/ha, đồng thời luôn phải chú trọng khâu chăm sóc.

Trên thực tế nhiều năm trước, đa số người trồng rừng trên địa bàn huyện Như Xuân vẫn có thói quen trồng rừng dày, thu hoạch sớm bán làm dăm gỗ. Lợi nhuận  thu được của rừng kinh doanh gỗ nhỏ mới chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống trước mắt mà chưa có khả năng tích lũy, làm giàu từ rừng.

Để nâng cao giá trị kinh tế từ phát triển rừng, huyện Như Xuân đã xây dựng Đề án trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu: mỗi năm trồng mới 1000 ha rừng, trong đó có trên 50 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn bình quân đạt 100 ha, phấn đấu đến năm 2025 có 1.600 ha rừng gỗ lớn.

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp động bộ, chú trọng xây dựng các mô hình mẫu tại các xã, sau 5 năm thực hiện đề án, đến nay, trong số trên 12 nghìn ha rừng trồng trên địa bàn huyện Như Xuân, đã có 1.500 ha rừng gỗ lớn. Đặc biệt,  năm 2020 này, huyện Như Xuân sẽ trồng mới 1.000 ha rừng, trong đó khoảng 800 ha được trồng và chăm sóc theo hướng phát triển rừng gỗ lớn.

Ông Đồng Văn Thanh- Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa  (2292: 0’03-0’43: Chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn về hiệu quả rừng gỗ lớn, hướng dẫn các HTX xây dựng vườn ươm nhân giống  cây để người dân mua giống có chất lượng,…để nhân dân yên tâm trồng rừng "
Ông Đồng Văn Thanh- Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa: "Chúng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức lớp tập huấn về hiệu quả rừng gỗ lớn, hướng dẫn các HTX xây dựng vườn ươm nhân giống cây để người dân mua giống có chất lượng,…để nhân dân yên tâm trồng rừng"

Mô hình trồng rừng gỗ lớn và mô hình chuyển hóa rừng trồng  trên địa bàn huyện Như Xuân bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế rừng, đáp ứng nhu cầu cung cấp gỗ cho các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh, đồng thời góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập từ phát triển kinh tế rừng cho người dân địa phương.

Theo THNM 29/2/2020


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

17:01 , 06/05/2024

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thăm  và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

Thăm và tặng quà nạn nhân bị tai nạn lao động

16:06 , 06/05/2024

Hưởng ứng tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi và tặng quà cho thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh.

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

Khai mạc phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

16:05 , 06/05/2024

Sáng ngày 6/5, Sở Công thương Thanh Hoá đã phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn. Phiên chợ được tổ chức tại sân vận động trung tâm thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, thu hút đông đảo người dân đến tham quan mua sắm.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 6/5, ngày 7/5/2024

16:00 , 06/05/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 6/5, ngày 7/5/2024, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh đêm, chiều tối và sáng sớm có mưa, dông rải rác, ngày trời nắng.

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

Mất an toàn giao thông trên quốc lộ 47 đoạn qua thành phố Thanh Hoá đi Sầm Sơn

14:59 , 06/05/2024

Quốc lộ 47 đoạn thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn là tuyến đường trọng điểm dẫn xuống khu du lịch biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, trên tuyến tình trạng người dân vi phạm quy định khi tham gia giao thông diễn ra khá nhiều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Những đóng góp của Thanh Hóa trong  chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đóng góp của Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ

11:32 , 06/05/2024

Năm 1957, khi về thăm Thanh Hóa lần thứ 2, Bác Hồ đã khen ngợi: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Có được niềm vinh dự ấy là bởi Thanh Hóa đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài 56 ngày đêm.

Bảo đảm cấp nước cho phát triển sản xuất công nghiệp

Bảo đảm cấp nước cho phát triển sản xuất công nghiệp

11:10 , 06/05/2024

Để bảo đảm nguồn nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, các ngành có liên quan và các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục phục vụ các khu công nghiệp.

Vĩnh Lộc phát huy dân chủ để huy động sức dân

Vĩnh Lộc phát huy dân chủ để huy động sức dân

09:49 , 06/05/2024

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc luôn quan tâm đẩy mạnh thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, qua đó khơi dậy sức mạnh toàn dân, tạo động lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng địa phương ngày càng phát triển.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng Nhân dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng Nhân dân

08:29 , 06/05/2024

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Mỗi khi nhắc đến chiến dịch này, mọi người dân Việt Nam đều nhắc đến ông với tất cả niềm tự hào, kính trọng.

Cần sớm khắc phục tình trạng cá chết tại các lồng, bè ở Bá Thước

Cần sớm khắc phục tình trạng cá chết tại các lồng, bè ở Bá Thước

08:28 , 06/05/2024

Thời gian qua, nhiều lồng, bè nuôi cá trên sông Mã - khu vực huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tổng số lồng bè nuôi cá bị ảnh hưởng là 168 lồng, khối lượng thiệt hại ước tính hơn 11,35 tấn của 122 hộ dân ở các xã: Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng, Hạ Trung, Lương Trung, Lương Ngoại và thị trấn Cành Nàng.