ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh phát huy nội lực, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, các ngành nghề, dịch vụ nông thôn có lợi thế. Trong đó, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững sản phẩm OCOP.

Trần Hà - Xuân Sơn

17/12/2023 17:41

Nem chua là mặt hàng chiếm số lượng khá lớn trong danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong tất cả các khâu sản xuất, các chủ thể đã xây dựng được quy trình kỹ thuật mới khá hoàn thiện, khác biệt cho sản phẩm, điểm nhấn là quy cách đóng gói, bao bì, nhãn mác. Để sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, ngoài chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm và chế biến, cơ sở sản xuất nem chua Tân Oanh, Phường Trường Thi, Thành phố Thanh Hóa  đã chú trọng đầu tư dây chuyền máy hiện đại vào quy trình sản xuất nem chua như: máy thái thịt, máy cắt bì, máy trộn thịt, máy đóng gói…. Nguyên liệu làm nem có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng hóa chất trong quá trình lên men. Nhận thấy việc tham gia Chương trình OCOP sẽ giúp ích trong xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ, cơ sở đã chủ động quảng bá giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng, kênh phân phối bán lẻ tại các tỉnh, thành trong cả nước. Trung bình mỗi tháng cơ sở cung ứng ra thị trường 400 nghìn quả nem, tạo việc làm cho 5 lao động. Năm 2023, sản phẩm nem chua Tân Oanh đã được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao.

Chị Nguyễn Thị Oanh, Chủ cơ sở sản xuất nem chua Tân Oanh, Phường Trường Thi, Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Được các ngành chức năng định hướng xây dựng OCOP, gia đình đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; từ khi đạt OCOP doanh số bán hàng tăng, tiếp cận thị trường tốt hơn".

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP- Ảnh 1.

Được đầu tư xây dựng năm 2017, trước đây, cơ sở sản xuất thực phẩm Quế Food, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa chủ yếu chế biến các loại thực phẩm nem, xúc xích, lạp xưởng bằng phương pháp thủ công, mọi công đoạn đều được làm bằng tay, nên số lượng sản xuất không nhiều, chất lượng cũng không đồng đều, mà giá thành lại cao do chi phí nhân công lớn. Năm 2023, cơ sở đã đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ khâu chọn nguyên liệu được cơ sở ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đã được chứng nhận Vietgap.

Anh Nguyễn Xuân Sơn, Phụ trách sản xuất thực phẩm Quế Food, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa cho biết: "Cơ sở đầu tư xây dựng được nhà xưởng có quy mô rộng rãi, trang bị đầy đủ hệ thống máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất; nguồn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đội ngũ công nhân có kiến thức đầy đủ về an toàn thực phẩm chế biến theo công thức gia truyền tạo nên đặc trưng riêng".

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP- Ảnh 2.

Chị Nguyễn Hồng Thắm, Nhân viên cơ sở chế biến thực phẩm Quế Food, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa cho biết thêm: "Sản phẩm của cơ sở đang được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm đến với người tiêu dùng qua mã QR, tem truy xuất nguồn gốc".

Hiện nay, cơ sở sản xuất thực phẩm Quế Food đã đầu tư trên 300 triệu đồng lắp đặt máy móc, trang thiết bị hiện đại như: máy xay giò công suất lớn, máy đùn xúc xích, lò xông, lò hấp, lò tuần hoàn, kho bảo quản; trên 90% công đoạn sản xuất, chế biến, đóng gói sản phẩm của cơ sở được thực hiện bằng máy. Sau khi các sản phẩm được hoàn thiện sẽ được đóng gói và bảo quản, cập nhật đầy đủ thông tin về quá trình sản xuất, dán tem QR code lên từng sản phẩm. Theo đó, các thông số về ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi chép đầy đủ trên nhãn mác, đảm bảo truy xuất được thông tin cụ thể trên từng sản phẩm. Hiện các sản phẩm Quế Food đã được cung ứng cho các nhà hàng, trường học trong tỉnh. Với sự đầu tư đồng bộ về dây chuyền sản xuất, trong năm 2024, cơ sở sản xuất thực phẩm Quế Food đăng ký tham gia chương trình OCOP 3 sao đối với sản phẩm nem thính.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP- Ảnh 3.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP- Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Quế, Chủ sơ sở chế biến thực phẩm Quế Food, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa

Chị Nguyễn Thị Quế, Chủ sơ sở chế biến thực phẩm Quế Food, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã nâng cao chất lượng của sản phẩm, được thị trường nhìn nhận, đánh giá cao".

Nhận thấy nghề nuôi chim yến lấy tổ mang lại giá trị kinh tế cao, chị Nguyễn Thị Mai, quản lý Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, hệ thống máy hiện đại từ Thái Lan để chế biến các sản phẩm từ tổ yến thô, yến sào tinh chế và yến đóng hũ, với quy trình sản xuất theo công nghệ tiên tiến. Toàn bộ yến chưng sẵn qua hệ thống máy tự động, nguồn nước sử dụng là nước sạch qua máy lọc RO để rửa và sản xuất nên sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quy định. Để mở rộng khách hàng trong nước và hướng tới xuất khẩu, công ty đã đầu tư xây dựng website quảng bá sản phẩm và thành lập riêng một bộ phận truyền thông, bán hàng online qua các kênh như: Facebook, Lazada, Tiktok; đồng thời triển khai xây dựng chuỗi sản xuất các sản phẩm yến mang thương hiệu Yến Thanh bảo đảm quy chuẩn, chất lượng và có đủ năng lực xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2023, công ty đã có 2 sản phẩm mang thương hiệu Yến Thanh là tổ yến sào và tổ yến chưng được chứng nhận OCOP 4 sao.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP- Ảnh 5.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP- Ảnh 6.

Ông Mai Văn Hùng, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến Sào Xứ Thanh

Ông Mai Văn Hùng, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến Sào Xứ Thanh cho biết: "Doanh nghiệp tận dụng nền tảng công nghệ số để tiếp cận người tiêu dùng trên các kênh tiêu thụ sản phẩm".

Chương trình OCOP được xác định là một giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, trong đó chủ thể là các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, tổ hợp tác. Tính đến tháng 11/2023, Thanh Hóa có 445 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; trên 180 doanh nghiệp, 11 Hợp tác xã và gần 150 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, sản phẩm OCOP, với trên 500 sản phẩm khác nhau. Thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời, giúp các chủ thể xây dựng ocop có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới ứng dụng đạt hiệu quả cao, xây dựng thương hiệu, từng bước khẳng định sản phẩm trên thị trường.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 15/12/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Kỳ vọng thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết 57

Kỳ vọng thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết 57

21:06 , 02/05/2025

Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một văn kiện chiến lược nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong đó, với chuyển đổi số - nhiệm vụ đang được triển khai sâu rộng, Nghị quyết 57 sẽ là định hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Thanh Hóa trong thời gian tới.

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước

16:06 , 01/05/2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% dân số khu vực đô thị, 65% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch tập trung. Do vậy, các đơn vị, doanh nghiệp vận hành nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống cấp nước; nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về nước sạch.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động

09:38 , 26/04/2025

Tuyến cáp quang biển ADC cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đưa vào vận hành. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

09:34 , 26/04/2025

Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật

20:52 , 25/04/2025

Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn

16:11 , 25/04/2025

Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam

16:08 , 25/04/2025

Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam

Bổ sung băng tần, tăng tốc độ Internet WiFi tại Việt Nam

16:06 , 25/04/2025

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt quy hoạch, bổ sung 500MHz phổ tần trong băng tần 6GHz cho các thiết bị mạng nội bộ không dây, thường được biết đến là WiFi, hoạt động theo hình thức miễn cấp phép.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã

16:03 , 25/04/2025

Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không

15:55 , 25/04/2025

Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.