ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Hội thảo "Công tác truyền thông về bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước": Truyền thông cần chỉnh sửa nội dung để phù hợp thực tiễn

"Thông tin giáo dục truyền thông về giới và Bình đẳng giới (BĐG) cần phải không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt về giới"- là chủ đề chính của cuộc Hội thảo.

01/04/2018 20:22

08 lĩnh vực được nêu trong Luật BĐG đã được truyền thông thực hiện như thế nào?

Tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các tổ chức khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Vụ BĐG (Bộ LĐ-TBXH), tổ chức Hội thảo “Công tác truyền thông về bình đẳng giới (BĐG) của các cơ quan nhà nước”. Với sự điều hành của các ông:  Phạm Ngọc Tiến- Vụ trưởng Vụ BĐG (Bộ LĐ-TBXH) và Đỗ Quý Doãn - Chuyên gia báo chí/truyền thông…

Các thảo luận, tham luận của các đại biểu được chú trọng xung quanh các vấn đề: Như 08 lĩnh vực được nêu trong Luật BĐG đã được cơ quan truyền thông thực hiện như thế nào? Các điều kiện cần để làm tốt công tác này là gì?

Tại Hội thảo, các ý kiến phát biểu, tham luận đều cho rằng: “Khái niệm BĐG ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi... Trong đó, yêu cầu thông tin giáo dục truyền thông về giới và BĐG cần phải không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt về giới."

 

Ông Phạm Ngọc Tiến,  cho rằng: Đây vẫn là vấn đề mới đối với nhiều cơ quan Nhà nước, mặc dù Luật BĐG và Nghị định 48/2009/NĐ-CP đã có quy định về lĩnh vực này, trong khi đó, một số tổ chức xã hội đã đi trước về nhận thức, hoạt động truyền thông, nghiên cứu. Thời gian qua, công tác truyền thông về BĐG đã được thực hiện tốt ở Tuyên Quang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bộ LĐ-TBXH đã tổ chức nhiều sự kiện truyền thông có hiệu ứng lan tỏa xã hội rộng lớn, Bộ TTTT đã tham gia xây dựng “Bộ chỉ số về Giới” trong sản phẩm của các cơ quan truyền thông nhà nước.... Tuy nhiên, một số mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020 chưa phù hợp và khó đánh giá định lượng, cần tiếp tục hoàn thiện. Công tác truyền thông vẫn tập trung vào đối tượng là phụ nữ, khuôn mẫu giới, định kiến giới vẫn tồn tại trong các sản phẩm truyền thông (80% đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, 83% phụ nữ xuất hiện với vai trò là làm nội trợ)... “

Phần tham luận của bà Trần Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và BĐG, Sở LĐ-TBXH TP.HCM lại nêu lên những khó khăn trong truyền thông về BĐG hiện nay: "Chủ đề về BĐG quá rộng, thiếu định hướng truyền thông có chiều sâu từ Bộ, ngành Trung ương; Nhân sự làm công tác BĐG các tỉnh thành chưa được đào tạo chuyên sâu ở 8 lĩnh vực được quy định trong Luật nên gặp nhiều khó khăn tư vấn, hỗ trợ chuyên môn khi phối hợp với các đơn vị; Nhiều phong trào dành cho nữ giới không còn phù hợp với thực tế và là biểu hiện phân biệt giới (quy định mặc áo dài tại công sở); và báo; đài và các cơ quan đơn vị chỉ tập trung truyền thông về BĐG vào ngày 8/3, 28/6, 20/10 và yêu cầu phối hợp thực hiện trong thời gian ngắn nên hiệu quả về nhận thức trong các tầng lớp xã hội còn hạn chế và chưa trở thành “nhận thức xã hội”.

 

 Truyền thông BĐG cho đối tượng đồng bào dân tộc ít người chưa có

Các ý kiến tại Hội thảo đã mang đến khá nhiều thông tin đáng chú ý. Như quan niệm về BĐG không chỉ là bênh vực quyền của người phụ nữ và chỉ hướng tới đối tượng là phụ nữ, nam giới cũng là đối tượng có quyền và nghĩa vụ trong khái niệm về BĐG (nam giới ở nhà trông con để phụ nữ làm trụ cột kinh tế gia đình?). Nhất và câu chuyện về Truyền thông BĐG cho đối tượng đồng bào dân tộc ít người chưa có. Hay các định kiến giới đã ăn sâu trong nhận thức bởi chi phối của văn hóa truyền thống, việc thay đổi cần giai đoạn lâu dài và công tác truyền thông phải liên tục, bền bỉ mà không phụ thuộc vào dự án, phong trào... Hiện truyền thông về một số lĩnh vực của BĐG đã ít nhiều có mô hình làm tốt nhưng chưa được nhân rộng, chia sẻ. Thậm chí, mục tiêu đạt được còn rất hạn chế nên vẫn cần công tác truyền thông làm nhận thức xã hội có sự thay đổi, cơ quan chức năng thực sự vào cuộc. Và ngay cả công tác truyền thông cũng cần được chỉnh sửa về nội dung phù hợp với thực tiễn và nhận thức của người làm truyền thông về BĐG…

 

Một vấn đề cần chú ý trong truyền thông BĐG chính là không chỉ báo chí, cán bộ truyền thông cơ sở và ngay trong cơ quan nhà nước cũng cần huy động ý thức trách nhiệm về BĐG, mạng xã hội cũng là kênh truyền thông quan trọng và hiệu quả trong thời đại ngày nay.

Nói về giải pháp, về các vấn đề cần thúc đẩy truyền thông cho BĐG trong thời gian tới, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng: “Công tác truyền thông BĐG không chỉ là nội dung của cơ quan chuyên trách của Bộ LĐ-TB&XH mà phải là nhận thức chung trong điều hành và hoạch định nội dung chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt ở cấp lãnh đạo đơn vị và cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông; Hoạt động truyền thông cần sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên trách với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và được thông qua mạng lưới nhân sự trong khắp các địa phương và các bộ; ngành...”

 

 Tại Hội thảo, cũng đã gửi ra khuyến nghị, cụ thể như:

-         Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, tạo sự đồng bộ; xây dựng “Bộ tiêu chí” về BĐG trong chính sách. Việc đánh giá mức độ BĐG nên giao cho một tổ chức độc lập thẩm định

-         Hình thành mạng lưới các cơ quan; tổ chức truyền thông về BĐG, mở rộng ra các tổ chức xã hội cùng tham gia. Thiết lập “Bản đồ” mức độ BĐG trong cả nước

-         Phải có thông điệp, mục tiêu cụ thể cho mỗi hoạt động truyền thông để nêu rõ mục tiêu, mục đích của hoạt động đó, hạn chế những phong trào truyền thông với mục đích chung chung, không có mục tiêu cụ thể.

-         Bổ sung cung cấp nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động truyền thông BĐG. Công tác thanh kiểm tra đi vào thực chất và cụ thể từng chính sách của nhà nước.

Hội thảo Công tác truyền thông về bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước” là hoạt động thuộc Dự án “Hợp tác truyền thông góp phần cải thiện chính sách kinh tế” do Bộ các vấn đề toàn cầu của chính phủ Canada (GAC) hỗ trợ.

P.V08 lĩnh vực được nêu trong Luật BĐG đã được truyền thông thực hiện như thế nào?

Tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các tổ chức khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Vụ BĐG (Bộ LĐ-TBXH), tổ chức Hội thảo “Công tác truyền thông về bình đẳng giới (BĐG) của các cơ quan nhà nước”. Với sự điều hành của các ông:  Phạm Ngọc Tiến- Vụ trưởng Vụ BĐG (Bộ LĐ-TBXH) và Đỗ Quý Doãn - Chuyên gia báo chí/truyền thông…

Các thảo luận, tham luận của các đại biểu được chú trọng xung quanh các vấn đề: Như 08 lĩnh vực được nêu trong Luật BĐG đã được cơ quan truyền thông thực hiện như thế nào? Các điều kiện cần để làm tốt công tác này là gì?

Tại Hội thảo, các ý kiến phát biểu, tham luận đều cho rằng: “Khái niệm BĐG ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi... Trong đó, yêu cầu thông tin giáo dục truyền thông về giới và BĐG cần phải không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt về giới.”

 

Ông Phạm Ngọc Tiến,  cho rằng: Đây vẫn là vấn đề mới đối với nhiều cơ quan Nhà nước, mặc dù Luật BĐG và Nghị định 48/2009/NĐ-CP đã có quy định về lĩnh vực này, trong khi đó, một số tổ chức xã hội đã đi trước về nhận thức, hoạt động truyền thông, nghiên cứu. Thời gian qua, công tác truyền thông về BĐG đã được thực hiện tốt ở Tuyên Quang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bộ LĐ-TBXH đã tổ chức nhiều sự kiện truyền thông có hiệu ứng lan tỏa xã hội rộng lớn, Bộ TTTT đã tham gia xây dựng “Bộ chỉ số về Giới” trong sản phẩm của các cơ quan truyền thông nhà nước.... Tuy nhiên, một số mục tiêu trong Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020 chưa phù hợp và khó đánh giá định lượng, cần tiếp tục hoàn thiện. Công tác truyền thông vẫn tập trung vào đối tượng là phụ nữ, khuôn mẫu giới, định kiến giới vẫn tồn tại trong các sản phẩm truyền thông (80% đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, 83% phụ nữ xuất hiện với vai trò là làm nội trợ)... “

Phần tham luận của bà Trần Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và BĐG, Sở LĐ-TBXH TP.HCM lại nêu lên những khó khăn trong truyền thông về BĐG hiện nay: "Chủ đề về BĐG quá rộng, thiếu định hướng truyền thông có chiều sâu từ Bộ, ngành Trung ương; Nhân sự làm công tác BĐG các tỉnh thành chưa được đào tạo chuyên sâu ở 8 lĩnh vực được quy định trong Luật nên gặp nhiều khó khăn tư vấn, hỗ trợ chuyên môn khi phối hợp với các đơn vị; Nhiều phong trào dành cho nữ giới không còn phù hợp với thực tế và là biểu hiện phân biệt giới (quy định mặc áo dài tại công sở); và báo; đài và các cơ quan đơn vị chỉ tập trung truyền thông về BĐG vào ngày 8/3, 28/6, 20/10 và yêu cầu phối hợp thực hiện trong thời gian ngắn nên hiệu quả về nhận thức trong các tầng lớp xã hội còn hạn chế và chưa trở thành “nhận thức xã hội”.

 

 Truyền thông BĐG cho đối tượng đồng bào dân tộc ít người chưa có

Các ý kiến tại Hội thảo đã mang đến khá nhiều thông tin đáng chú ý. Như quan niệm về BĐG không chỉ là bênh vực quyền của người phụ nữ và chỉ hướng tới đối tượng là phụ nữ, nam giới cũng là đối tượng có quyền và nghĩa vụ trong khái niệm về BĐG (nam giới ở nhà trông con để phụ nữ làm trụ cột kinh tế gia đình?). Nhất và câu chuyện về Truyền thông BĐG cho đối tượng đồng bào dân tộc ít người chưa có. Hay các định kiến giới đã ăn sâu trong nhận thức bởi chi phối của văn hóa truyền thống, việc thay đổi cần giai đoạn lâu dài và công tác truyền thông phải liên tục, bền bỉ mà không phụ thuộc vào dự án, phong trào... Hiện truyền thông về một số lĩnh vực của BĐG đã ít nhiều có mô hình làm tốt nhưng chưa được nhân rộng, chia sẻ. Thậm chí, mục tiêu đạt được còn rất hạn chế nên vẫn cần công tác truyền thông làm nhận thức xã hội có sự thay đổi, cơ quan chức năng thực sự vào cuộc. Và ngay cả công tác truyền thông cũng cần được chỉnh sửa về nội dung phù hợp với thực tiễn và nhận thức của người làm truyền thông về BĐG…

 

Một vấn đề cần chú ý trong truyền thông BĐG chính là không chỉ báo chí, cán bộ truyền thông cơ sở và ngay trong cơ quan nhà nước cũng cần huy động ý thức trách nhiệm về BĐG, mạng xã hội cũng là kênh truyền thông quan trọng và hiệu quả trong thời đại ngày nay.

Nói về giải pháp, về các vấn đề cần thúc đẩy truyền thông cho BĐG trong thời gian tới, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng: “Công tác truyền thông BĐG không chỉ là nội dung của cơ quan chuyên trách của Bộ LĐ-TB&XH mà phải là nhận thức chung trong điều hành và hoạch định nội dung chính sách của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt ở cấp lãnh đạo đơn vị và cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông; Hoạt động truyền thông cần sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên trách với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và được thông qua mạng lưới nhân sự trong khắp các địa phương và các bộ; ngành...”

 

 Tại Hội thảo, cũng đã gửi ra khuyến nghị, cụ thể như:

-         Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, tạo sự đồng bộ; xây dựng “Bộ tiêu chí” về BĐG trong chính sách. Việc đánh giá mức độ BĐG nên giao cho một tổ chức độc lập thẩm định.

-         Hình thành mạng lưới các cơ quan; tổ chức truyền thông về BĐG, mở rộng ra các tổ chức xã hội cùng tham gia. Thiết lập “Bản đồ” mức độ BĐG trong cả nước

-         Phải có thông điệp, mục tiêu cụ thể cho mỗi hoạt động truyền thông để nêu rõ mục tiêu, mục đích của hoạt động đó, hạn chế những phong trào truyền thông với mục đích chung chung, không có mục tiêu cụ thể.

-         Bổ sung cung cấp nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động truyền thông BĐG. Công tác thanh kiểm tra đi vào thực chất và cụ thể từng chính sách của nhà nước.

Hội thảo Công tác truyền thông về bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước” là hoạt động thuộc Dự án “Hợp tác truyền thông góp phần cải thiện chính sách kinh tế” do Bộ các vấn đề toàn cầu của chính phủ Canada (GAC) hỗ trợ.

P.V


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hoá chung tay xây dựng nhà đại đoàn kết

Thanh Hoá chung tay xây dựng nhà đại đoàn kết

09:27 , 04/05/2024

Mặc dù đã có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự sẻ chia của cộng đồng, doanh nghiệp trong xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhưng với một tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp, đời sống của một bộ phận Nhân dân còn nhiều khó khăn như Thanh Hoá thì vẫn còn nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn về nhà ở, cần được hỗ trợ để ổn định cuộc sống.

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

09:17 , 04/05/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công điện về việc khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nội dung như sau:

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

Nỗ lực tìm thị trường, giữ nhịp tăng trưởng sản xuất công nghiệp

08:37 , 04/05/2024

4 tháng năm 2024 hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục khởi sắc với chỉ sản xuất toàn ngành tăng thêm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đối diện nhiều khó khăn thách thức, bước sang quý 2/2024, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đang nỗ lực ổn định sản xuất, tìm kiếm khai thác thêm các đơn hàng, thị trường mới, giữ vững đà tăng trưởng sản xuất.

Giá gas trong nước tiếp tục giảm

Giá gas trong nước tiếp tục giảm

08:34 , 04/05/2024

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5/2024 tiếp tục giảm. Đây là tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay giá bán lẻ gas được điều chỉnh giảm.

Dự báo thời tiết 4/5/2024: Thanh Hóa chuẩn bị nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 4/5/2024: Thanh Hóa chuẩn bị nắng nóng diện rộng

08:33 , 04/05/2024

Dự báo thời tiết ngày 4/5/2024, khu vực Thanh Hóa trời nhiều mây, phía Bắc sáng có mưa rào và giông vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía Nam có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to.

5 sân bay lớn thu phí không dừng từ 5/5

5 sân bay lớn thu phí không dừng từ 5/5

08:21 , 04/05/2024

Đại diện Ban công nghệ môi trường của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4/2024

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4/2024

08:17 , 04/05/2024

Tổng cục Thống kê cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 4/2024 đạt 170.000 tấn, với kim ngạch hơn 644 triệu USD, tăng 3,9% về lượng và tăng mạnh 61,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cam kết trong các FTA

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cam kết trong các FTA

08:14 , 04/05/2024

Theo Bộ Công thương, hiện nay Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó, có 16 FTA đã ký kết với hơn 60 đối tác ở các châu lục, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn.

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn

Khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn

21:07 , 03/05/2024

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, kết hợp với dòng xiết gió Tây trên cao, từ tối ngày 02/5 đến chiều nay, ngày 03/5, trên địa bàn tỉnh đã có mưa, có nơi mưa rất to và dông, gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện gửi các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan về việc khẩn trương khắc phục hậu quả do giông lốc và mưa lớn.