ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

[Emagazine] Điện Biên Phủ: Huyền thoại và chân lý

Đánh giá về chiến thắng Điện Biên Phủ, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: " Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc". Còn Yvone Pagniez một học giả Pháp thì than thở: "Than ôi! Máy bay của ta lại thua đôi bồ dân công của Việt Minh". Chúng tôi- những phóng viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã mang những tâm tư ấy trở về vùng đất Điện Biên sau 65 năm chiến thắng anh hùng và đã hiểu: Chân lý thật giản đơn. Nhưng khi có chân lý và làm theo chân lý thì sức mạnh của trí tuệ, ý chí kiên cường của những con người Việt Nam thuần phác, đôn hậu đã làm nên huyền thoại khi mà Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm cho hai tiếng Việt Nam vang xa trên khắp thế giới và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

06/05/2019 10:17

 

 

 

ánh giá về chiến thắng Điện Biên Phủ, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. Còn Yvone Pagniez một học giả Pháp thì than thở: "Than ôi! Máy bay của ta lại thua đôi bồ dân công của Việt Minh". 

Chúng tôi- những phóng viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã mang những tâm tư ấy trở về vùng đất Điện Biên sau 65 năm chiến thắng anh hùng và đã hiểu: Chân lý thật giản đơn. Nhưng khi có chân lý và làm theo chân lý thì sức mạnh của trí tuệ, ý chí kiên cường của những con người Việt Nam thuần phác, đôn hậu đã làm nên huyền thoại khi mà Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm cho hai tiếng Việt Nam vang xa trên khắp thế giới và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

[video(264354)]

 

Chúng tôi khi thực hiện một loạt kí sự Đường lên Điện Biên vào dịp này đã đi theo con đường tải lương phục vụ chiến dịch- con đường từ Thanh Hóa lên Điện Biên. Lần theo tư liệu lịch sử, đoàn chúng tôi đã đến Kho Lược- trước kia là nơi tập trung lương thực để vận chuyển lên Điện Biên nay thuộc thôn Yên Lược, xã Thọ Minh huyện Thọ Xuân. Từ năm 1951, theo yêu cầu của các mặt trận Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào,  Điện Biên Phủ, hai làng Long Thịnh và Yên Lược của xã Thọ Minh đã trở thành kho trung chuyển của tiền phương. Đình làng Yên Lược là một trong những địa điểm cất giấu lương thực, vũ khí. 


Hàng chục gia đình của xã Thọ Minh đã tình nguyện nhường các gian nhà cho nhà nước làm kho chứa. Để đảm bảo bí mật, an toàn về người và tài sản của nhà nước, nhân dân trong xã đã thực hiện ba không: không nói, không biết, không chỉ. Nhờ đó trong 4 năm từ 1951 đến 1954, hệ thống kho Lược đã được bảo vệ an toàn, không bị máy bay ném bom bắn phá. Ông Nguyễn Bá Điền ở xã Thọ Minh từng là dân công tải lương thực lên Điện Biên phủ. Năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng ký ức về những năm tháng gian khổ hào hùng ấy vẫn còn in đậm trong tâm trí cụ.

Theo tài liệu lịch sử và lời kể của các nhân chứng, để tải lương lên Điện Biên Phủ, dân công và thanh niên xung phong Thanh Hóa phải đi nhiều hướng khác nhau để tránh sự phát hiện và đánh lạc hướng mật thám, máy bay địch. Con đường tải lương được chia như sau:  Lương thực chuyển ra từ Liên khu III, Liên khu IV và vùng đồng bằng Thanh Hóa được tập trung ở hai kho lớn: Kho Lược tại huyện Thọ Xuân và Cẩm Thủy. Từ đây, lương thực tiếp tục được chuyển bằng nhiều hướng với nhiều cung đường khác nhau. Đường thứ nhất, từ Thọ Xuân lên Lang Chánh rồi đến Hồi Xuân ( Quan Hóa) . Đường thứ hai từ Thọ Xuân qua Cẩm Thủy, lên Cành Nàng ( Bá Thước) qua Eo Mân, Na Sài rồi đưa về Hồi Xuân. Chặng xa hơn, hàng từ Hồi Xuân đi Phú Lệ, qua đường 15 ngày nay, ra quốc lộ 6, đến Suối Rút ( Mai Châu- Hòa Bình) . Từ đây, hàng tiếp tục được chuyển qua ngã ba Cò Nòi ( Sơn La) rồi qua đèo Pha Đin, đến huyện Tuần Giáo của tỉnh Điện Biên. Sâu hơn, hàng tiếp tục được chuyển vào kho lớn tại khu rừng Nà Tấu, cách trận địa khoảng 40km. Một hướng khác đi từ Phú Lệ, xuyên rừng qua huyện Mường Lát, sang Thượng Lào rồi vòng về Điện Biên...

Tại huyện Quan Hóa, phóng viên chúng tôi rất may mắn khi gặp được vợ chồng ông Lương Văn Nhặm và bà Hà Thị Đe là những người dân bản đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, tải gùi lương thực và vũ khí tiếp vận cho bộ đội. Trong kí ức hằn sâu của họ, dù thiếu ăn nhưng tinh thần tiếp vận luôn đầy ắp; khi được giao nhiệm vụ thậm chí còn giấu bệnh tật để khỏi ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung.


 

Câu chuyện của ông Lương Văn Nhặm và bà Hà Thị Đe như một mạch nguồn suối mát để thế hệ trẻ phóng viên chúng tôi thêm yêu và vững tin trên chặng hành trình thăm lại vùng đất anh hùng Điện Biên. Một tấm lòng son sắt, thủy chung với Đảng, với Bác Hồ dành cho đất nước đến tận giờ vẫn vẹn nguyên. Kí ức thanh xuân vì những điều tốt đẹp luôn ấm nóng trong trái tim họ- dù ở tuổi gần đất xa trời. Có thể hơi quá lời, nhưng chính chúng tôi- những người đang sống trong hòa bình, tự do cần phải học rất nhiều từ tấm lòng vì nước quên thân của những ông bà như ông Nhặm bà Đe. Học bắt đầu từ thái độ và trách nhiệm với cộng đồng, với tập thể và với chính quê hương, Tổ quốc của mình. Ý nghĩ ấy cứ miên man hòa quyện trên con đường ra trận năm nào, giờ đã là cung đường uốn lượn mượt mà, chính kiến bao đổi thay khởi sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao dọc tuyến đường lịch sử của dân tộc. Đường lên Điện Biên với chúng tôi chưa bao giờ xanh và đẹp đến vậy.

 

Tháng 12 năm 1953, Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đập tan âm mưu của thực dân Pháp chiếm đóng lâu dài Miền Tây của Tổ Quốc. Tiếp thu chủ trương của Trung ương, Thanh Hóa bước vào chiến dịch với khí thế khẩn trương. Trung ương và khu ủy liên quân khu IV coi Thanh Hóa là hậu phương quan trọng cung cấp hậu cần của chiến dịch. Với quyết tâm “ tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng”, trung ương yêu cầu Thanh Hóa phát huy hơn nữa khả năng cung cấp phục vụ. Ngày 15 tháng 4 năm 1954, đồng chí Văn Tiến Dũng thay mặt Tổng quân ủy Trung ương vào sở chỉ huy tiền phương của Liên khu ở Cẩm Thủy, giao nhiệm vụ cho Thanh Hóa trong vòng 20 ngày phải huy động thêm 2000 tấn gạo, 147 tấn thực phẩm và muối để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Tối ngày 16 tháng 4 năm 1954, đồng chí Hoàng Anh bí thư Liên khu ủy đã ra Thanh Hóa họp với Tỉnh ủy thực hiện triển khai nhiệm vụ trung ương giao. Để có đủ lương thực thực phẩm Trung ương giao, nhân dân Thanh Hóa đã phải ăn ngô, khoai non, dành gạo cho chiến sỹ ngoài mặt trận. Những tấn lương thực, thực phẩm cuối cùng lại được dân công Thanh Hóa vận chuyển qua hai chặng: Thanh Hóa- Suối Rút, Suối Rút- Điện Biên dài 600km. Dân công Thanh Hóa chiếm 80% tổng số dân công trên toàn tuyến với số kỷ lục là 120.000 người, trong đó có 25.000 dân công nữ. 

 

Cũng chính từ phương tiện được làm thủ công, thô sơ và với lòng yêu nước nồng nàn, dân công Trịnh Đình Bầm đã luôn chở vuợt gấp đôi số lương thực so với quy định; góp phần nâng mức trọng tải của xe từ 100 lên 180kg.  Cứ 3 ngày một chuyến, trong thời gian 4 tháng, ông đã vận chuyển được gần 12.000 kg lương thực phục vụ cho chiến dịch. Kết thúc chiến dịch vận chuyển, dân công Trịnh Đình Bầm đã được tuyên dương và được hội đồng cung cấp quân khu 4 tặng bằng khen. Nhiều dân công Thanh Hóa đã trở thành những kiện tướng vận chuyển như Ma Văn Kháng đã thồ 352kg một chuyến xe, Cao Văn Tỵ thồ 320 kg một chuyến.

 


Trong hàng ngũ dân công Thanh Hóa có những lái đò quen sông nước. Hơn 1000 tay lái dọc theo sông Mã qua Lào lên phía Nam Điện Biên Phủ. Dân công Thanh Hóa còn mang ra tiền tuyến gần 3000 bức thư của nhân dân hậu phương gửi cho người thân vào cán bộ, chiến sỹ báo tin vui của hậu phương về cuộc đấu tranh chống phong kiến, có tác dụng động viên, cổ vũ quân ta thêm phần khí thế. Tại bảo tàng lịch sử Điện Biên Phủ, phóng viên chúng tôi đã dừng lại tìm hiểu về chiếc xe cút kít của dân công Trịnh Đình Bầm xã Định Liên huyện Yên Định, Thanh Hoá. Chiếc xe cút kít hình chữ A, càng xe được làm bằng gỗ, có hai chân chống, bánh xe có đường kính 75cm được ghép bằng 3 mảnh gỗ khác nhau, trong đó có mảnh gỗ sơn son thếp vàng. Đây chính là tấm gỗ của bàn thờ tổ tiên mà ông Trịnh Đình Bầm tháo gỡ để làm phương tiện tải lương phục vụ kháng chiến.

Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, việc tăng cường lực lượng quân sự rất quan trọng, nhưng để đảm bảo chiến thắng quân thù thì việc huy động, tiếp tế kịp thời, đầy đủ yêu cầu về lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược cho bộ đội quan trọng và khẩn thiết hơn rất nhiều. Đảng ủy và Bộ tư lệnh mặt trận Điện Biên nhấn mạnh: “ Đánh cách nào cũng phải đảm bảo khả năng tiếp tế. Nhiều khi gạo là tư lệnh, là yếu tố quyết định”. Ở thị trấn Thọ Xuân có một đội xe đạp thồ ra trận. Hàng vạn người đạp xe đạp đến các trạm Lược ( Thọ Xuân), Cẩm Thủy nhận hàng rồi thẳng đường ra mặt trận. Câu hỏi đặt ra là: xe đạp lấy đâu ra? Trong nhân dân mà ra. Người có xe cho xe đi thay người. Người có sức khỏe nhận xe đi thay chủ xe. Lúc đi cái xe còn tốt, lúc về xe chỉ còn cái khung, đôi vành. Thế mà không ai thắc mắc băn khoăn gì. Hơn 1000 cây số rừng núi khe suối còn gì là xe? Thanh Hóa còn có sáng kiến đưa hàng nghìn thợ sửa xe đạp lành nghề theo đoàn dân công. Ở Thọ Xuân, có ông Ngô Quý mấy đời làm nghề sửa xe được cử làm y tá xe, với công việc thường xuyên là đi lên phía trước rồi lại lùi về sau đón xe hư để sửa...

 

 

Trong điều kiện đường xá từ Thanh Hóa ra mặt trận Điện Biên khá xa xôi từ 500 đến 700km mà phần lớn đều là đường mới mở còn nhiều nhỏ hẹp, gập ghềnh, khúc khuỷu và các phương tiện vận chuyển, phương tiện bằng xe đạp thồ là quan trọng và hữu hiệu hơn cả. Một chiếc xe đạp thồ chuyên chở bình quân từ 200 đến 300 kg hàng hóa đã bằng số lượng của 5 đến 6 người gánh bộ và 7 đến 8 người gùi hàng cộng lại. Và với hơn 11.000 xe đạp thồ thì sẽ có tổng lượng vận chuyển bằng 50 đến 60 ngàn người gánh bộ và 70 đến 80 ngàn người gùi hàng. Còn trên thực tế, số lượng hàng hóa chuyển ra mặt trận ngày ấy của lực lượng xe thồ là rất lớn và đáng kể hơn so với các phương tiện vận chuyển thô sơ khác. Trong suốt các cuộc hành trình vận chuyển hàng hóa từ các kho hàng ở Thanh Hóa, hay các kho trên trục đường đến mặt trận Điện Biên Phủ dài xa hàng mấy trăm cây số, các đoàn xe thồ Thanh Hóa cứ như những con chiến mã nối đuôi nhau để làm nên những chuyện thần kỳ mà đối phương sau cuộc chiến cũng phải trầm trồ thán phục.Ngay cả với những sĩ quan Pháp- những người từng tham chiến ở Điện Biên Phủ cũng đã thấy rõ được vai trò lợi hại và độc đáo của xe đạp thồ trong việc vận chuyển hàng hóa ra mặt trận, và đó cũng là một nguyên nhân làm nên chiến thắng của Việt Nam. Cựu đại tá không quân Pháp Gi- uyn- roa nói: “ Mặc dù nhiều tấn bom đã trút xuống các trục lộ giao thông nhưng tuyến tiếp tế của Việt Nam không bao giờ dứt. Không phải vì viện trợ của Trung Quốc giúp Việt Minh thắng tướng Na- va mà chính những chiếc xe đạp nhãn hiệu Pơ- giô thồ được từ 200-300 kg hàng, được điều khiển bởi những dân công ăn không đủ no, ngủ ngay trên nền đất, dưới những tấm vải ni lông. Tướng Na- va bị đánh bại không phải bởi các phương tiện chiến tranh mà là do trí thông minh và ý chí quyết tâm của đối phương”.

Các dân công xe thồ Thanh Hóa khi nhận nhiệm vụ đã quả cảm, quyết tâm, dũng khí như những người chiến sĩ. Những địa danh như: Đồng Lượt, Vạn Mai, Suối Rút, Mộc Châu, Cò Nòi, Sơn La, rồi dốc Pha Đin, đèo Lũng Lô đã gắn chặt với năm tháng thanh xuân của những con người luôn kiên định tinh thần "Tất cả để Điện Biên chiến thắng” mà hăng hái thi đua lao động, lập công và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà không hề có sự toan tính vị kỉ nào. Theo hồi ức của nhà nghiên cứu lịch sử Lê Xuân Kỳ, khi chiến dịch chuyển sang giai đoạn kết thúc, trung ương giao Thanh Hóa huy động đợt 3 với chỉ tiêu 2000 tấn gạo, 292 tấn thực phẩm và hoàn thành vào ngày 31/5. Thời điểm này, Thanh Hóa gặp vụ giáp hạt. Để đáp ứng nhiệm vụ chi viện cho chiến trường, lãnh đạo Thanh Hóa từ tỉnh đến cơ sở đã huy động nhân dân ra đồng tỉa từng dẻ, từng bông lúa đã chín để kịp cung cấp cho bộ đội. Năm 1954 là năm kinh tế của Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn. Nhân dân bụng đói đi gặt lúa mới hoe vàng, gặt được 3 thúng để ở nhà 1 thúng và gửi ra chiến trường 2 thúng. Huyền thoại dân công và xe thồ với tinh thần quả cảm, sáng tạo, kiên cường của những người dân Thanh Hóa được coi là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Huyền thoại ấy khiến đối phương phải e ngại và khâm phục. Cội rễ của huyền thoại ấy chính là lòng yêu nước nồng nàn, là khát khao cháy bỏng vì nền hòa bình, độc lập, tự do cho dân tộc mình cho đất nước mình.

"Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó". Sự khen ngợi và đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Thanh Hóa trong chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm vinh dự, tự hào của mỗi người dân Thanh Hóa hôm nay và mai sau.

Hơn ai hết, mỗi người dân tỉnh Thanh đều hiểu rằng mình đang sống trên vùng đất “ người đông, đất rộng, của nhiều”- một tỉnh có những lợi thế căn bản, cạnh tranh trong cả nước. Và thực tiễn chiều dài lịch sử đã chứng minh trong bất cứ giai đoạn nào, triều đại nào, đất và người quê Thanh đều đóng vị trí cốt yếu trong sự phát triển chung của dân tộc, đất nước.

Nhớ lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đối với tỉnh Thanh khi Người lần đầu về thăm Thanh Hóa sau ngày toàn quốc kháng chiến: “ tỉnh Thanh Hóa theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ có thiếu điều khiển sắp đặt”. Và mục tiêu tổng quát mà Người đã đề ra cho Thanh Hóa đó là: “ Làm cho người nghèo đủ ăn; người đủ ăn thì khá giàu; người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đoàn kết yêu nước.”

 

Theo PGS. TS Đoàn Minh Huấn- Giám đốc học viện chính trị- hành chính khu vực I “ Bất cứ một chính trị gia nào muốn đảm bảo cho sự nghiệp chính trị của mình đi tới được mục tiêu cuối cùng đều phải có tư duy tổ chức không gian và quản trị lãnh thổ mà hoạt động chính trị của họ diễn ra để huy động, sử dụng và phân phối nguồn lực một cách hợp lý. Bản chất của nó là tổ chức nguồn lực theo lãnh thổ; là sự phân công chức năng lãnh thổ gắn với các điều kiện địa lý, dân cư, nhân khẩu, văn hóa; là sự chủ quan hóa các điều kiện khách quan của chủ thể lãnh đạo để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi” Và trong điều kiện hòa bình theo gợi ý của PGS. TS Đoàn Minh Huấn thì lãnh thổ đó có thể phân khúc thành khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi, khu vực động lực chính và khu vực trợ động lực, khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Phát huy quan điểm này, bằng việc mỗi công dân “ xắn tay áo làm”, cán bộ cách mạng thực hiện tác phong dân chủ, tinh thần tận tụy, tận tâm với từng công việc thì chắc chắn một ngày không xa “ tỉnh Thanh Hóa kiểu mẫu” sẽ xứng đáng với sự kỳ vọng và mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho quê Thanh yêu dấu.

Bởi trong điều kiện còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn của những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhưng Thanh Hóa đã khẳng định được vị trí đi đầu là hậu phương góp phần to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Cũng là bởi khi ấy, tinh thần yêu nước và cách mạng đã phát huy cao độ, tập trung thể hiện quy mô và mức độ huy động sức người sức của cho chiến trường. Vì vậy, không có lý do gì để hiện tại và mai sau, mỗi người dân quê Thanh không tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang ấy để mãi xứng đáng với niềm tin tưởng của Người.

“ Tỉnh Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Mỗi người trong chúng ta- người con yêu dấu quê Thanh đã trở thành người kiểu mẫu hay chưa? Đã có quyết tâm chưa? Và đã “ xắn tay áo” làm chưa?

Tròn 50 năm thực hiện di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, kỉ niệm 65 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, và trong không khí toàn quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh đang náo nức kỉ niệm 990 năm Thanh Hóa, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng rằng: trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, phát huy tinh thần tự lực tự cường, với bản tính cần cù trong lao động, đột phá trong sáng tạo và với niềm khát khao mãnh liệt về một tỉnh văn minh, thịnh vượng, những người con quê Thanh sẽ cùng hòa nhịp xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu như lời mong mỏi của Bác Hồ kính yêu.

 

 

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

[Longform] Nâng bước em tới trường

[Longform] Nâng bước em tới trường

12:06 , 02/03/2024

Trong những năm qua, với chương trình "Nâng bước em tới trường", cán bộ chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã hỗ trợ, chia sẻ và tiếp thêm động lực cho hàng trăm học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Từ đó, hình ảnh người chiến sĩ mang quân hàm xanh càng sâu đậm trong lòng dân, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân anh hùng.

Về Như Thanh – ăn nem ống tre

Về Như Thanh – ăn nem ống tre

09:42 , 29/02/2024

Nem gì mà lại tròn tròn nằm gọn trong ống tre? Đó là một loại nem rất đặc biệt và cũng nổi tiếng của miền núi xứ Thanh. Nem ống tre – nem lợn mán – hay nem lợn cắp nách là những tên gọi khác nhau của món nem đặc sản này.

"Hương xuân vị Tết" của đồng bào Thái

"Hương xuân vị Tết" của đồng bào Thái

15:10 , 11/02/2024

Đối với đồng bào Thái ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, vào những ngày hội, ngày Tết hay khi đón khách quý đến thăm nhà, trên mâm cỗ bao giờ cũng có các món bánh truyền thống, như bánh chưng xanh, bánh ít trắng, bánh ít mật, và đặc biệt không thể thiếu món "kháu túm lém" (bánh chưng nhọn), "kháu túm nọi" (bánh chưng nhỏ). Đây là những loại bánh truyền thống của người Thái, nó không chỉ mang đậm hương vị bản xứ,mà còn gói cả đất trời và tình người sâu nặng nơi vùng cao xứ Thanh.

Làng hương Đông Khê – Nơi lưu giữ những mùa xuân

Làng hương Đông Khê – Nơi lưu giữ những mùa xuân

09:09 , 05/02/2024

Xuân đã gần chạm ngõ, Đông Khê - ngôi làng nhỏ yên bình ở xã Hoằng Quỳ, Huyện Hoằng Hóa dường như cũng rộn ràng, náo nức hơn. Ở đây có một làng nghề đã hơn trăm năm tuổi, là nơi gìn giữ nét đẹp văn hóa tâm linh của dân tộc Việt, đó là làng nghề làm hương truyền thống.

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC

12:11 , 20/01/2024

Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, phụ cận vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ, Nông Cống có những tiềm năng, lợi thế riêng khó có vùng đất nào có được. Nông Cống đang đứng trước thời cơ rất lớn để khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hương Bưởi gọi xuân về

Hương Bưởi gọi xuân về

08:09 , 14/01/2024

Với người Việt Nam, Tết nhất định phải có trái bưởi trên mâm ngũ quả. Vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, hương thơm của trái bưởi cùng cam, phật thủ, hương hoa, hương trầm hòa quyện chính là mùi hương báo hiệu mùa xuân chính thức đã về. Những ngày cuối đông này, dạo chơi trong vườn bưởi, Thanh Thư như cảm nhận thật rõ tiếng xôn xao của thời gian đang chầm chậm lướt qua….

Thanh Hóa nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc

Thanh Hóa nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu sớm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc

12:33 , 26/12/2023

3 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy hiệu quả nhiều tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp, đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, từng bước hiện thực hóa “khát vọng thịnh vượng” xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, về những bước phát triển đột phá, tầm nhìn chiến lược nhằm biến cơ chế đặc thù thành cơ chế vượt trội, đưa Thanh Hóa phát triển lên tầm cao mới...

Vị của biển

Vị của biển

09:45 , 25/12/2023

Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa, được thiên nhiên ưu ái ban tặng 12 km đường bờ biển trải dài khắp 5 xã của huyện. Nơi đây không chỉ có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên lý tưởng để phát triển du lịch biển, mà còn được biết đến với nguồn lợi hải sản dồi dào, phong phú. Người dân nơi này vẫn quanh năm vươn khơi, bám biển, nương tựa vào biển. Lộc biển đã nuôi sống họ tự bao đời nay.

Kim Sơn – Vĩnh Lộc: Chốn bồng lai tiên cảnh

Kim Sơn – Vĩnh Lộc: Chốn bồng lai tiên cảnh

08:57 , 11/12/2023

Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, chưa hề bị bê tông hóa, cùng hệ thống miếu chùa, hang động, bờ suối thơ mộng... , chính vì thế mà danh thắng Kim Sơn được du khách thập phương ví von là chốn bồng lai tiên cảnh giữa nhân gian.

Những nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh

Những nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh

10:21 , 19/11/2023

Những con đường ở vùng cao thường gập ghềnh, nhiều trở ngại. Thế nhưng, trong suốt nhiều thập kỷ qua, những giáo viên vùng cao đã vượt qua để đến từng bản làng vận động trẻ em đến trường, đến với từng điểm trường lẻ chon von trên đỉnh núi để dạy học với mong muốn thế hệ trẻ, đặc biệt là nhữnghọc sinh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có tương lai tươi sáng hơn.