ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

[Emagazine] Sáng mãi tên anh - Người chiến sỹ Lê Đình Chinh

Vào những ngày tháng 2 lịch sử, phóng viên Đài PTTH Thanh Hóa có dịp đến thăm bà Khương Thị Chu, mẹ của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, năm nay đã tròn 85 tuổi, tai mẹ đã không còn nghe rõ, mắt cũng đã mờ đi rất nhiều và ngay cả trí nhớ cũng không còn được như xưa, chỉ duy có ký ức về người con trai Lê Đình Chinh thì vẫn còn vẹn nguyên.

16/02/2019 17:17

 

 

Vào những ngày tháng 2 lịch sử, phóng viên Đài PTTH Thanh Hóa có dịp đến thăm bà Khương Thị Chu, mẹ của anh hùng liệt sĩ Lê Đình Chinh, năm nay đã tròn 85 tuổi, tai mẹ đã không còn nghe rõ, mắt cũng đã mờ đi rất nhiều và ngay cả trí nhớ cũng không còn được như xưa, chỉ duy có ký ức về người con trai Lê Đình Chinh thì vẫn còn vẹn nguyên.

 

 

Trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm ở đường Trịnh Thị Ngọc Trúc (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa), bà Khương Thị Chu bồi hồi kể lại những kỷ niệm về người con trai cả đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới.

 

 

Lê Đình Chinh là con cả trong nhà, nên ngoài việc đi học, anh còn phải giúp bố mẹ chăm sóc các em. Trước Tết Nguyên đán 1975, khi mới tròn 15 tuổi và đang là một học sinh giỏi toàn diện của Trường cấp 2 xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), Lê  Đình Chinh đã xin phép bố mẹ xung phong đi bộ đội. Thương con còn nhỏ nhưng trước nguyện vọng được phụng sự cho Tổ quốc của anh, bà Chu đã chấp nhận để con vào bộ đội.

 

 

Sau thời gian huấn luyện, Lê Đình Chinh được biên chế vào đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội biên phòng). Đơn vị của Lê Đình Chinh được điều động vào chiến trường Tây Nam chiến đấu chống quân Pol Pot xâm phạm biên giới. Tại đây, anh cùng với đồng đội đã tham gia nhiều trận chiến đánh, lập nhiều chiến công xuất sắc. Trong một trận đánh, anh đã bị thương và được đưa ra Bắc điều trị. Lành vết thương, Lê Đình Chinh xin trở lại đơn vị cũ tiếp tục tham gia chiến đấu. Năm 1978, đơn vị của anh Lê Đình Chinh được bí mật điều động lên Lạng Sơn, bảo vệ biên giới phía Bắc, 3 tháng sau thì anh hy sinh…

 

 

18h chiều ngày 25/8/1978, đài tiếng nói phát bản tin chiến sĩ tên Lê Đình Chinh đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ đồng bào. Trong ký ức của người mẹ, cái ngày nghe tin con mình đã hy sinh dường như không có thật, bởi anh còn quá trẻ, bởi đất nước đã thống nhất được mấy năm rồi.

 

Chan-dung-me-cua-Le-Dinh-Chinh.jpg
 

"Tôi vẫn nhớ như in vào ngày 25/8/1978, tôi mở đài, bất ngờ nghe đọc tên Lê Đình Chinh hy sinh ở Lạng Sơn, khi đó tôi như người chết lặng, thế nhưng vẫn còn chút hy vọng, tôi bảo với ông nhà tôi, liệu có ai trùng tên Lê Đình Chinh không, chứ con mình vừa mới về nghỉ phép mà. Ông nhà tôi sau đó đi khắp các nơi hỏi xem có ai trùng tên đó không nhưng rồi không có ai cả”. Bà Chu ngậm ngùi kể về những thời khắc đau đớn nhất của đời mình.

 
 
Câu chuyện hy sinh của con trai được đồng đội anh kể lại, cho đến giờ bà vẫn còn nhớ rất rành rọt.
 

 
Đó là những năm tháng tình hình biên giới Việt - Trung ngày càng trở nên phức tạp. Trong đoàn quân tiến lên biên giới bảo vệ Tổ quốc năm ấy có những chàng trai của Trung đoàn 12 (còn gọi là Đoàn Thanh Xuyên), đơn vị tiền thân của Trung đoàn 692, Sư đoàn 301 được tăng cường lực lượng đến đồi Pù Tèo Hào để bảo vệ đoàn liên ngành của tỉnh Cao Lạng tới động viên bà con người Việt gốc Hoa trở về nơi ở cũ, rời khỏi khu vực biên giới. Trong khi đoàn liên ngành đang làm nhiệm vụ thì bọn côn đồ từ bên kia biên giới tràn sang hành hung cán bộ của ta. Trước hành động bạo ngược đó, Lê Đình Chinh cùng đồng đội đã anh dũng chống trả, bảo vệ đồng bào mình. Dù bị thương nhưng với tinh thần tiến công, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, anh quyết đánh đuổi kẻ xâm lược về bên kia biên giới. Nhưng do bị tập kích bất ngờ, anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù. 10h30’ ngày 25/8/1978, Lê Đình Chinh đã anh dũng hy sinh nơi địa đầu Tổ quốc. Năm ấy, anh vừa 18 tuổi...

 

 

40 năm đã trôi qua, nhưng bà Khương Thị Chu vẫn không thể nào quên được từng lời nói, cử chỉ và cả ước vọng của người con trai khi lên đường nhập ngũ. Có lẽ, với bà, Lê Đình Chinh vẫn mãi sống ở cái tuổi 15, ở những ngày viết đơn xin đi bộ đội. Người mẹ ấy vẫn ngày ngày gìn giữ những kỷ vật ít ỏi còn lại của liệt sỹ, những kỷ vật như một minh chứng cho những chiến công, cho lời thề quyết tử bảo vệ chủ quyền đất nước và cho những mất mát trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc trong những năm 70 của thế kỷ trước.

 

 

 

Đây là những lời sau cuối của liệt sĩ Lê Đình Chinh trong bức thư viết chỉ vài ngày trước đó. Anh đã nằm lại mãi mãi ở cái tuổi 18 – người chiến sĩ đầu tiên hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc.

 

35 năm nằm tại xứ Lạng trong tình yêu thương và sự kính trọng của đồng bào các dân tộc nơi đây, ngày 5/1/2013, hài cốt của anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh được cất bốc, đưa về Thanh Hóa… Ngày đón anh trở về quê, giọt nước mắt của người mẹ già nhỏ trên linh cữu của người con anh hùng liệt sỹ. Tâm nguyện cuối đời được đón hài cốt con về quê hương đã trở thành hiện thực.

 

 

Có một câu chuyện ngỡ như một giai thoại, là khi cất bốc hài cốt anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh, người dân Lạng Sơn vẫn để lại ngôi mộ và bia khắc tên anh tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Cao Lộc. Họ bảo, để anh vẫn có chỗ đi về thăm lại bà con, thăm lại vùng đất đã từng chiến đấu và vì nó mà hy sinh. Chỉ còn là một ngôi mộ gió, nhưng ẩn trong đó, là cả một niềm tin của nhân dân về anh linh vẫn còn sống mãi của con người đã hiến trọn đời mình cho Tổ quốc.

 

 

Đó là một trong những bài hát được viết ngay sau khi cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra năm 1979. Sự hy sinh anh dũng của Lê Đình Chinh đã trở thành một trong những biểu tượng anh hùng của thế hệ thanh niên Việt Nam trưởng thành trong khói lửa chiến tranh vệ quốc. “Bấy giờ cả nước đều hướng về biên giới phía bắc, thanh niên cả nước đều học tập tấm gương anh dũng của Lê Đình Chinh” (Ông Cao Việt Bắc, Phó ban liên lạc đoàn Thanh Xuyên, nguyên Trưởng ban chính sách Trung đoàn 12 vào những năm 1978 -1979, nhớ lại).

 

[video(264201)]

 

Không chỉ Thanh Hóa, nhiều địa phương đã lấy tên người anh hùng Lê Đình Chinh để đặt tên đường, trường học như một sự tri ân, một lời nhắc nhở tới những thế hệ sau này về thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

 

 

Tròn 40 năm sau cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, giờ đây, “mẹ không còn khóc nữa, chỉ nhớ và tự hào về Chinh thôi” - Bà Chu nói, trong lòng đã thôi khóc thương, lo lắng khi liệt sỹ Lê Đình Chinh còn nằm lại ở quê xa. Những ký ức về anh giờ là niềm tự hào, bình yên trong tâm tưởng người mẹ già.
40 năm đã trôi qua, mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc vẫn còn nhiều những dấu tích chiến tranh. Cho đến nay, vẫn chưa có con số thống kê chính xác những tổn thất về người và của của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chống lấn chiếm ở biên giới phía Bắc. Dẫu vậy, người dân các tỉnh biên giới phía Bắc, những người lính đã từng chiến đấu tại đây, kể cả những người may mắn được sống sót trở về cùng những người đã nằm lại, hòa mình vào lòng đất biên cương của Tổ quốc vẫn có quyền tự hào, bởi họ là những người viết nên khúc tráng ca bất tử trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.

 

(Tỉnh đoàn Thanh Hóa dâng hương liệt sỹ Lê Đình Chinh và thăm hỏi mẹ liệt sỹ)
(Tỉnh đoàn Thanh Hóa dâng hương liệt sỹ Lê Đình Chinh và thăm hỏi mẹ liệt sỹ)

 

Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc, chúng tôi, những thế hệ trẻ muốn gửi tới các anh, các chị - những người đã sống và chiến đấu vì sự bình yên của Tổ quốc sự tri ân và lòng biết ơn sâu sắc. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên!




 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tập kết ra Bắc - những năm tháng không quên

Tập kết ra Bắc - những năm tháng không quên

08:16 , 27/10/2024

Thanh Hóa là một trong số các tỉnh miền Bắc được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ đón tiếp và chăm sóc cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết. Trong suốt 9 năm trường kì kháng chiến chống Pháp, hậu phương lớn Thanh Hóa đã phải dốc toàn bộ sức người, sức của cho chiến trường nên cuộc sống của người dân lúc đó hết sức khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Nhưng với tình cảm ruột thịt "Bắc - Nam chung một nhà", Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhu yếu phẩm cần thiết, tốt nhất để đón tiếp đoàn cán bộ, chiến sĩ; thương, bệnh binh, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn.

Tập kết ra Bắc - Những năm tháng không quên

Tập kết ra Bắc - Những năm tháng không quên

17:06 , 25/10/2024

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất toàn dân tộc. Nhưng trước dự cảm về một nền hòa bình mong manh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Ðảng. Đây được xem là cuộc chuyển quân, chuyển cư lớn nhất trong lịch sửđất nước. Những cuộc chia ly vì nghĩa lớn đầy lưu luyến, nhiều nhớ thương nhưng cũng chứa chan niềm tin, hi vọng về một ngày mai tươi sáng, Bắc - Nam xum họp một nhà. Và hành trình tập kết ra Bắc là hành trình sâu nặng, son sắt nghĩa tình của 2 miền Nam - Bắc và của dân tộc Việt Nam.

[e-Magazine] Bình minh sau cổng trời

[e-Magazine] Bình minh sau cổng trời

08:29 , 22/10/2024

Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tạo nên luồng gió mới để Mường Lát phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Những hủ tục dần bị loại bỏ, tệ nạn xã hội dần được dẹp trừ, người dân chăm lo lao động, sản xuất với những mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao. Và điều quan trọng nhất, Nghị quyết số 11 đã nhân lên niềm tin, khát vọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát vượt khó, nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ân tình xứ Thanh

Ân tình xứ Thanh

09:43 , 04/10/2024

Bão số 3 Yagi mang đến vô vàn đau thương và mất mát cho đồng bào miền Bắc, nhưng cũng chính cơn bão lịch sử này đã khẳng định khối đại đoàn kết vững vàng, bền chặt của dân tộc Việt Nam; là minh chứng hùng hồn cho nghĩa đồng bào yêu thương gắn kết.

995 năm Thanh Hóa: Tự hào quá khứ - Rạng rỡ tương lai

995 năm Thanh Hóa: Tự hào quá khứ - Rạng rỡ tương lai

13:54 , 08/06/2024

Thanh Hóa - vùng đất địa linh nhân kiệt- nơi chứa đựng những trầm tích lịch sử, văn hóa dày sâu; nơi tên đất tạc vào sử sách, hồn người kết tụ tinh hoa. Người xứ Thanh, qua biến thiên thời gian và thăng trầm lịch sử, đã kiến tạo nên những giá trị lớn lao, kỳ vĩ; góp phần làm nên bề dày truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

[Longform] Trở lại Trường Sơn huyền thoại

[Longform] Trở lại Trường Sơn huyền thoại

09:26 , 17/05/2024

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp hàng vạn thanh niên xung phong tham gia phục vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Ở những vùng trọng điểm ác liệt, kẻ thù đã trút hàng vạn tấn bom, đạn xuống mỗi cung đường Trường Sơn, song với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, lực lượng thanh niên xung phong Thanh Hóa đã cùng với quân và dân ta lập nên nhiều kỳ tích, góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2024), những cựu thanh niên xung phong Trường Sơn năm xưa lại có dịp trở lại thăm chiến trường xưa nhằm ôn lại những ký ức hào hùng của một thời hoa lửa.

[Longform] Những người đi ngược

[Longform] Những người đi ngược

09:55 , 10/04/2024

Đã có những làn sóng di cư tự phát nhiều năm qua. Nhiều bạn trẻ từ quê nghèo đến chốn phồn hoa với ước vọng mưu sinh và đổi đời. Thế nhưng lại có những người dám từ bỏ đô thị, nơi họ có nhiều cơ hội việc làm và mức sống cao, sự thăng tiến, để trở về miền quê nghèo khó, làm lại từ đầu. Dưới con mắt nhiều người, họ từng bị xem là dở hơi, điên rồ.

Một ngày ở làng biển Ngư Lộc

Một ngày ở làng biển Ngư Lộc

08:48 , 04/04/2024

Có một làng biển xứ Thanh nhỏ bé với mật độ cư dân sinh sống đông nhất cả nước. Từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn chủ yếu nương tựa vào biển, kiên trì bám biển để mưu sinh. Và đó chính là làng biển Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa!

ĐỘC ĐÁO PHIÊN CHỢ VÙNG CAO

ĐỘC ĐÁO PHIÊN CHỢ VÙNG CAO

09:27 , 28/03/2024

Trên hành trình khám phá Pù Luông xanh, nếu đi vào thứ 5 hoặc chủ nhật, du khách sẽ bắt gặp phiên chợ Phố Đoàn, xã Lũng Niêm huyện Bá Thước. Phiên chợ mang đậm nét văn hóa, đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng cao phía tây Thanh Hóa, vì vậy, du khách không chỉ được mua sắm, mà còn được tìm hiểu về nét văn hóa truyền thống độc đáo và thú vị của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

[Longform] Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam - Góc khuất của niềm tin ảo

[Longform] Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam - Góc khuất của niềm tin ảo

08:35 , 20/03/2024

Người xưa có câu nói “Có bệnh thì vái tứ phương”. Vài năm trở lại đây, nhiều người bệnh, đặc biệt là người già, mắc các bệnh nan y, mãn tính đã không tìm đến các bác sĩ hay y học chính thống với các phương thuốc và phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, mà tìm đến phương thức chữa bệnh bằng niềm tin và tâm linh. Thậm chí, là tìm đến phương trời của năng lượng từ vũ trụ không gian với tên gọi “Năng lượng gốc”, thông qua nhóm “Năng lượng gốc Trống Đồng Việt Nam” hay “Năng lượng gốc linh quang vũ trụ kỷ nguyên mới”. Câu hỏi đặt ra là: Liệu phương pháp này có thật sự kỳ diệu như lời đồn?